QA và QC là hai lĩnh vực nghề nghiệp mà nhiều người nghĩ chúng có thể hoán đổi cho nhau nhưng điều này là không đúng, nó liên kết chặt chẽ với nhau và đôi khi bạn sẽ khó có thể xác định được sự khác biệt.
Nhưng sự thật cả hai có liên quan đến nhau nhưng khác nhau về nguồn gốc, QA và QC đều là một phần mềm giúp quản lý chất lượng tuy nhiên QA tập chung vào việc ngăn ngừa các khuyết điểm trong khi QC tập chung xác định khuyết điểm. Vậy QA và QC khác nhau như thế nào? Hãy cùng trung tâm testerpro phân biệt QA và QC qua bài viết dưới đây
QA là gì?
QA là viết tắt của Quality Assurance là một quá trình có tính hệ thống trong đó việc xác định, thực hiện, lập kế hoạch và xem xét lại các quy trình quản lý của công ty với mục đích giúp đảm bảo sản phẩm do công ty sản xuất ra phù hợp theo đúng yêu cầu chung.
QA là dạng mang tính vĩ mô, cho thấy hệ thống quản lý chất lượng của một công ty giúp ngăn chặn rủi ro xảy ra đối với các sản phẩm trong công ty. Nhiều công ty xem QA của họ như một lời hứa với các bên liên quan và khách hàng rằng công ty sẽ cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng
Vai trò của QA
- Giúp hỗ trợ, đề xuất các quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm của công ty theo đúng chuẩn mực chất lượng áp dụng tại nơi như các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 22000,…
- Quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng cho từng khâu cụ thể từ việc nghiên cứu thị trường, sản xuất, bán hàng,…
- Xây dựng các biểu mẫu, các quy trình, tài liệu về hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với từng mặt hàng
- Đánh giá được chất lượng của sản phẩm với các đối tác, nhà cung cấp
- Tổ chức các buổi training, đào tạo các phòng ban thực hiện các quy trình chất lượng phù hợp với từng mặt hàng
- Đánh giá các quy trình nội bộ về quản lý hệ thống chất lượng thường xuyên và thay đổi nếu chưa phù hợp
Nhiệm vụ của QA
- Đưa ra những đề xuất, những quy trình phát triển sản phẩm để phù hợp với những yêu cầu cụ thể của mỗi dự án. Những quy trình phát triền này dựa trên sự phát triển V – model hay agile hoặc thông qua các quy trình có sẵn
- Đưa ra các tài liệu, các biểu mẫu hay những hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển của sản phẩm
- Kiểm tra, audit thực thi các quy trình của các bộ phận trong nhóm làm sản phẩm đúng quy trình QA đã được đề ra hay không
- Nhắc nhở các đội ngũ phát triển sản phẩmtuân thủ theo các quy trình làm việc đề ra
- Thay đổi các quy trình phù hợp với từng sản phẩm mà các team thực hiện
QC là gì?
QC được viết tắt của Quality Control có nghĩa là kiểm soát chất lượng, đây là một vị trí đảm nhiệm vai trò trực tiếp trong việc kiểm tra chất lượng của sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất phần mềm.
QC thường chú trọng vào các việc thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng, chịu trách nhiệm kiểm soát các quy trình tạo ra các sản phẩm bằng cách quản lý chặt chẽ các yếu tố như máy móc, nguyên vật liệu, nhân sự, phương pháp sản xuất,…để đảm nhiệm tốt vai trò QC bạn cần phải có kiến thức sâu rộng về sản phẩm, các đặc tính kỹ thuật sản phẩm cũng như quy trình sản xuất.
QC có vai trò
- Lập các kế hoạch kiểm tra.
- Lưu trữ các hồ sơ các hạng mục kiểm tra.
- Lập các báo cáo không phù hợp trong quá trình kiểm tra.
- Báo cáo khắc phục và phòng ngừa quá trình sản xuất, kiểm tra.
- Các kênh thông tin và giám sát khách hàng về tình hình chất lượng của sản phẩm.
Nhiệm vụ của QC
- Tìm hiểu về các hệ thống, phân tích tài liệu yêu cầu và mô tả về hệ thống và các test case thực hiện việc test phần mềm trước khi giao đến tay khách hàng
- Lên các kế hoạch thử nghiệm( Do QC leader thực hiện)
- Viết các Script automation test( với trường hợp kiểm thử tự động)
- Sử dụng các tool để tạo và thực hiện các test case/test script một cách chi tiết
- Phối hợp với nhóm lập trình vào việc fix bug và các báo cáo chi tiết cho các project manager hay các bên liên quan khác tùy vào các dự án.
Phân biệt QA và QC
Điểm giống nhau
Tuy nó là 2 ngành nghề lĩnh vực khác nhau nhưng nó lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một điểm giống nhau ở QA và QC đó là 2 lĩnh vực này đều thuộc hệ thống quản lý chất lượng và hướng đến tạo nên những sản phẩm có chất lượng.
Sự khác nhau
QA | QC |
Cần phải thiết lập tiêu chuẩn cũng như các phương pháp cần phải tuân theo để sản phẩm hay dịch vụ đạt các yêu cầu của khách hàng | Giúp đảm bảo những gì đã được thiết lập trước bởi QA phải được thực thi. |
Nhóm QA hoạt động chủ động. Họ tìm cách khám phá và giải quyết nguồn gốc của các vấn đề về chất lượng | Nhóm QC là phản ứng, kiểm tra sản phẩm để tìm lỗi hoặc các thành phần không được xây dựng theo thông số kỹ thuật. |
QA không liên quan đến các vấn đề thực hiện của chương trình | QC luôn quan đến việc thực hiện các chương trình . |
QA định hướng các quá trình liên quan trực tiếp đối với các hoạt động có hệ thống cũng như có kế hoạch liên quan để tạo ra các sản phẩm | QC giúp định hướng sản phẩm đến các hoạt động vận hành cũng như các kỹ năng kỹ thuật được sử dụng để kiểm tra. |
QA có trách nhiệm của tất cả các cá nhân liên quan đến việc phát triển sản phẩm hoặc các dịch vụ | QC có trách nhiệm của một nhóm cụ thể kiểm tra sản phẩm hay các dịch vụ kiểm tra lỗi và sửa chữa chúng |
QA không được xem là một công cụ giúp thực hiện việc đảm bảo chất lượng phần mềm | QC được xem là một công cụ giúp thực hiện việc đảm bảo chất lượng phần mềm |
QA có trách nhiệm của tất cả các cá nhân liên quan đến việc phát triển sản phẩm hoặc các dịch vụ | QC có trách nhiệm của một nhóm cụ thể kiểm tra sản phẩm hay các dịch vụ kiểm tra lỗi và sửa chữa chúng |
QA chỉ tập chung vào quy trình | QC chỉ tập chung vào chính nó |
QA tập chung vào các công việc đảm bảo quy trình chất lượng được thực hiện đúng | QC chỉ tập chung chú trọng vào công việc đo lượng sản phẩm để có thể kiểm soát chất lượng |
Do đó QA và QC là những thành phần không thể thiếu được của hệ thống quản lý chất lượng, cả 2 lĩnh vực này có quan hệ mật thiết với nhau và đều là dùng để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm . Tuy QA và QC là 2 lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau và không có việc chỉ cần QA mà bỏ QC hay ngược lại.