Solution architect là gì? Vai trò, tầm quan trọng, kỹ năng cần thiết

Đinh Thao

Sự thành công của một dự án công nghệ phụ thuộc vào mục tiêu cùng cùng kiến trúc xây dựng. Nghề Solution Architect ra đời với mục tiêu đáp ứng việc xây dựng kiến trúc giải pháp ngay cả khi dự án chưa triển khai. Vậy Solution Architect là gì? Tầm quan trọng và những kỹ năng cần có? Tất cả sẽ được Testerpro.vn giải đáp trong bài viết dưới đây.

Solution Architect là gì

 

Solution architect – Kiến trúc sư giải pháp là gì?

Kiến trúc sư giải pháp (Solution architect) là một chuyên gia có vai trò quan trọng nhất và hướng tới khách hàng trong ngành công nghệ thông tin. Người mà tầm quan trọng của họ vẫn thường bị các công ty ở cả hai đầu bỏ qua hoặc quan tâm đến.

Solution Architect là gì

 

Để một giải pháp phần mềm hoạt động hiệu quả, có quy mô và đáp ứng các nhu cầu kinh doanh đặt ra. Nó cần phải có một kiến trúc được suy nghĩ kỹ lưỡng, phù hợp với nhiều khách hàng và các kỹ thuật khác nhau. Nói một cách đơn giản, thành công lâu dài của bất kỳ dự án CNTT nào đều dựa vào đầu vào từ kiến trúc sư giải pháp, người cần phải có:

  • Chuyên môn kỹ thuật rộng
  • Kỹ năng phân tích kinh doanh
  • Kỹ năng quản lý dự án.

Vai trò của kiến trúc sư giải pháp

  • Kiến trúc sư giải pháp chịu trách nhiệm tạo ra một kiến trúc toàn diện cho một giải pháp phần mềm. Đưa ra định hướng chiến lược trong suốt quá trình phát triển. Người này cần đảm bảo rằng giải pháp mới phù hợp với kiến trúc doanh nghiệp hiện có. Từ khía cạnh kỹ thuật, kinh doanh, người dùng và các khía cạnh khác.
  • Họ hợp tác với tất cả các nhóm tham gia vào quá trình phát triển và cần biết mọi sản phẩm dịch vụ hoạt động như thế nào trong kiến trúc. Một kiến trúc sư giải pháp cần có các kiến thức để giám sát việc phân phối thành công sản phẩm cuối cùng chất lượng cho người dùng cuối.

Vai trò của Solution architect

Kiến trúc sư giải pháp làm gì?

  • Sau khi bạn đã hiểu về quan trọng của người kiến trúc sư giải pháp thì bạn cần biết solution architect là làm gì. Nói cách khác thì công việc của kiến trúc sư giải pháp là gì? Là một Solution architect thì cần có tầm nhìn rõ ràng cho dự án và hiểu rõ nhu cầu kinh doanh của khách hàng. Kiến trúc sư giải pháp vạch ra các phần sẽ cấu thành giải pháp phần mềm và cách chúng sẽ hoạt động cùng nhau.
  • Một kiến trúc sư giải pháp bắt đầu từ rất sớm trong dự án, đặt ra những gì sắp xảy ra. Nhiệm vụ của họ thường bắt đầu từ việc lựa chọn công nghệ phù hợp cho các vấn đề kinh doanh. Cùng quản lý các mối quan tâm về kiến trúc để đảm bảo các kết quả năng suất và hiệu quả.
  • Kiến trúc sư giải pháp chịu trách nhiệm chuyển đổi tầm nhìn của dự án cho nhóm phát triển và đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ vòng đời phát triển hệ thống. Họ cũng tham gia vào các bản cập nhật giải pháp trong tương lai.

solution architect là làm gì?

Trách nhiệm của kiến trúc sư giải pháp

Như tên gọi, một kiến trúc sư giải pháp chủ yếu tập trung vào các quyết định cấp giải pháp và đánh giá tác động của chúng đối với các mục tiêu kinh doanh tổng thể của khách hàng và kết quả của họ.

Trong hầu hết các trường hợp, trách nhiệm của kiến trúc sư giải pháp xoay quanh việc đảm bảo rằng các giải pháp phần mềm phù hợp với các nguồn lực, xác định rủi ro và lập kế hoạch của công ty khách hàng. Đây là một số trách nhiệm chính của kiến trúc sư giải pháp:

  • Tạo và dẫn dắt quá trình tích hợp các hệ thống CNTT để chúng đáp ứng các yêu cầu của tổ chức.
  • Tiến hành đánh giá kiến trúc hệ thống và cộng tác với các nhóm quản lý dự án.
  • Đánh giá các ràng buộc của dự án để tìm ra các giải pháp thay thế, giảm thiểu rủi ro và thực hiện tái thiết kế quy trình nếu được yêu cầu.
  • Cập nhật cho các bên liên quan về trạng thái của quy trình phát triển sản phẩm và ngân sách.
  • Thông báo cho các bên liên quan về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến kiến trúc.
  • Khắc phục các sự cố kỹ thuật khi chúng phát sinh.
  • Phân tích tác động kinh doanh mà các lựa chọn kỹ thuật nhất định có thể có đối với quy trình kinh doanh của khách hàng.
  • Giám sát và hướng dẫn các nhóm phát triển.
  • Liên tục nghiên cứu các công nghệ mới nổi và đề xuất những thay đổi với kiến trúc hiện có.

Trách nhiệm của solution architect

Kỹ năng của kiến trúc sư giải pháp

Để thiết kế, tạo và dẫn dắt thành công sự phát triển của một giải pháp phần mềm, một kiến trúc sư giải pháp cần phải có một bộ kỹ năng nhất định. Hãy cùng xem xét kỹ hơn các kỹ năng quan trọng nhất của một kiến trúc sư giải pháp dưới đây:

Giao tiếp

  • Khả năng giao tiếp hiệu quả tuyệt vời với các bên liên quan, người quản lý dự án, nhà phát triển và cung cấp phần mềm tham gia vào quá trình phát triển phần mềm là điều cần thiết đối với một kiến trúc sư giải pháp.
  • Vì kiến trúc sư có vai trò trung tâm trong bất kỳ dự án nào và dẫn dắt mọi nhóm trên đó, giao tiếp không hiệu quả có thể dẫn đến tắc nghẽn lớn. Vì vậy mỗi kiến trúc sư giải pháp phải có khả năng giải thích rõ ràng, hiểu quan điểm của mọi người, lắng nghe, tư vấn và tạo ảnh hưởng.

solution architect cần có kỹ năng giao tiếp

Quản lý dự án và nguồn lực

Mặc dù kiến trúc sư giải pháp không trực tiếp tham gia phát triển dự án, họ vẫn cần đảm bảo rằng các nguồn lực của dự án được sử dụng một cách có hiệu quả và có tác động.

Họ phải là những người có đầu óc kinh doanh, có khả năng xác định giải pháp hiệu quả nhất ở mọi góc độ, cho mọi phần của kiến trúc. Họ có trách nhiệm tập trung vào các mục tiêu kinh doanh, bao gồm cả việc thuê người mới. Đồng thời hiểu được cách đạt được chúng trong khung thời gian đã định và trong phạm vị ngân sách nhất định.

Phân tích chuyên sâu

  • Kiến trúc phần mềm và hệ thống được tích hợp vào đó là rất nhiều chi tiết hoạt động cùng nhau. Một kiến trúc sư giải pháp cần phải rất chú ý đến những chi tiết đó. Vì việc bỏ sót một thứ gì đó có thể cản trở quá trình phát triển, dẫn đến sự cố hoặc làm cho giải pháp phần mềm không hiệu quả.
  • Họ cũng phải hiểu các thông số kỹ thuật của nhiều giải pháp phần mềm và phần cứng khác nhau và thực hiện phân tích các lớp nghiệp vụ khác nhau. Kiến trúc sư giải pháp cũng chịu trách nhiệm về bối cảnh dự án từ khi bắt đầu cho đến thời điểm hiện tại. Người đó cần phải nhớ tất cả các chi tiết của các dự án và ý tưởng để xác nhận và phê duyệt chúng đúng thời hạn.

solution architect cần có kỹ năng phân tích chuyên sâu

Nhận dạng và quản lý rủi ro

Một kiến trúc sư giải pháp cần có khả năng phân tích và xác định các rủi ro tiềm ẩn trong ngắn hạn và dài hạn. Để có phương án phòng ngừa các vấn đề kỹ thuật cản trở hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Kỹ năng công nghệ

Dự kiến, vai trò của một kiến trúc sư giải pháp yêu cầu giáo dục kỹ thuật và kinh nghiệm thực hành trên tất cả các lĩnh vực chính của quá trình phát triển phần mềm. Cũng như kiến thức chuyên môn về kỹ thuật phần cứng ( đối với các dự án phần mềm dựa trên phần cứng). Một kiến trúc sư giải pháp cần có ít nhất 6 đến 8 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực sau:

  • Phân tích kinh doanh.
  • Cơ sở hạ tầng CNTT.
  • Thiết kế kiến trúc phần mềm.
  • Phát triển đám mây.
  • DevOps

solution architect cần có kỹ năng công nghệ

Mức lương của Solution architect

Dựa trên những yêu cầu và kỹ năng cần có thì mức thu nhập của kiến trúc sư giải pháp được đánh giá khá cao. Theo khảo sát thực tế của Testerpro.vn thì mức lương trung bình khoảng 40 triệu đồng/tháng. Mức lương này còn cao hơn nữa khi Solution architect có nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Với kiến trúc sư giải pháp có 10 năm kinh nghiệm thì mức lương có thể lên đến 5000 – 6000 USD/tháng.

Những chứng chỉ quan trọng của Solution architect

Chứng chỉ quan trọng của Solution architect

  • Là một Solution architect, bạn cần có chứng nhận về các kỹ năng hoặc công nghệ liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực. Tùy thuộc vào vai trò mà những kiến thức, kỹ năng bạn cần sẽ có sự khác biệt. Dù vậy bạn phải tham gia các khóa học và đạt được chứng chỉ kỹ năng cá nhân cần thiết để phục vụ cho công việc.
  • Bao gồm các chứng chỉ về: Java, AWS Certified Solutions Architect, Azure hoặc Apache Kafka. Ngoài ra các kiến trúc sư CNTT cần có thêm các chứng chỉ: The Open Group Certified Architect (Open CA), Google Professional Cloud Architect

Sự khác biệt giữa Solution Architect và Software Architect

Sự khác biệt giữa Solution Architect và Software Architect

Solution architectSoftware architect
Tập trung trả lời cho câu hỏi “What?”Tập trung trả lời cho câu hỏi “How?”
Không trực tiếp thiết kế phần mềm mà tập trung vào làm việc trên tính năng lớn với các giải pháp công nghệ và đề xuất thiết kế.Thực hiện thiết kế kiến trúc hệ thống.

Là người sử dụng công nghệ để giải quyết bài toán kinh doanh của khách hàng.

Am hiểu về mảng kiến thức nhiệm vụ của khách hàng, các giải pháp công nghệ có trên thị trường. Cùng giới hạn của mỗi công nghệ, xu hướng phát triển nền tảng công nghệ và khả năng phát triển giải pháp thành hiện thực bằng phần mềm.

Biết được các giới hạn của giới hạn của giải pháp, khả năng mở rộng cùng bảo trì trong tương lai.

Là người tìm hiểu hết các tính năng được đề xuất trong giải pháp và thiết kế ra kiến trúc phần mềm thực tế.
Đưa ra cách tiếp cận toàn diện để hiểu được ràng buộc trong kinh doanh và vấn đề của khách hàng. Để đưa ra giải pháp tổng thể giúp loại bỏ các ràng buộc.Đưa ra cách tiếp cận về mặt kỹ thuật để phát triển phần mềm giải quyết các tính năng nghiệp vụ. Viết các tài liệu kiến trúc tổng quan, convention. Cùng hướng dẫn các developer phát triển bản thiết kế chi tiết cho từng chức năng.
Có trách nhiệm đưa ra độ ưu tiên cho các giải pháp cần được triển khai.Chịu trách nhiệm đánh giá các công nghệ, components, kỹ thuật phát triển, phương thức phát triển, tích hợp hệ thống. Đồng thời hướng dẫn các developer triển khai công việc hàng ngày một cách hiệu quả.

Công việc ở vai trò này được đảm nhận một phần bởi Product Manager hoặc Senior Business Analyst dựa theo khu vực địa lý.

Tùy theo ngành công nghiệp đặc thù mà Solution Architect có sự đòi hỏi riêng. Kết quả thể hiện ở việc sản phẩm phần mềm thực tế giải quyết triệt để nhu cầu của khách hàng. 

Công việc của Software Architect luôn đầy thách thức và ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhóm phát triển. 

Qua những thông tin chi tiết đã chia sẻ ở trên thì bạn đọc hiểu rõ hơn về Solution architect là gì. Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc thì bạn hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone