Regression Testing – Kiểm thử hồi quy là phương pháp kiểm thử quan trọng không thể thiếu trong khi phát triển phần mềm. Không những vậy chúng còn giúp lập trình viên nhanh chóng xác định tính ổn định và loại bỏ những lỗi đang tồn tại làm ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động chung cho toàn bộ phần mềm đó. Vậy khi nào nên sử dụng Regression Testing? Quy trình thực hiện ra sao? Hãy cùng theo dõi những thông tin tổng hợp trong bài chia sẻ dưới đây của Testerpro nhé!
Tìm hiểu các thông tin liên quan tới kiểm thử hồi quy – Regression Testing
Khái niệm về Regression Testing
Regression Testing – Kiểm thử hồi quy là phương pháp kiểm thử giúp lập trình viên xác định lại sự ổn định các chức năng của phần mềm ngay cả khi chương trình mã bị thay đổi.
Là một trong những kỹ thuật kiểm thử hộp đen, phương pháp này sẽ đảm bảo hiệu suất phần mềm khi có sự thay đổi hoặc thêm mới các tính năng, đặc biệt sau mỗi lần cập nhật phiên bản mới thì hệ thống vẫn hoạt động bền vững giống với mong đợi ban đầu. Ví dụ: khi ứng dụng phần mềm có sự thay đổi fix, sửa lỗi bug, hoặc sự thay đổi của máy chủ khi cần nâng cấp thiết bị thì phương pháp kiểm thử Regression Testing luôn được ưu tiên nhằm đảm bảo toàn bộ các chức năng của phần mềm không bị ảnh hưởng.
Phạm vi của Regression Testing phụ thuộc từng dự án, mỗi dự án sẽ có yêu cầu riêng khi này kiểm thử hồi quy sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như độ lớn của phần mềm, mức độ rủi ro……
Khi nào nên sử dụng Regression Testing?
Thông thường kiểm thử hồi quy sẽ được thực hiện ngay khi quá trình kiểm thử xác nhận kết thúc hoặc khi cần sửa chữa, thay đổi đoạn mã bất kỳ trong chương trình phần mềm.
Bên cạnh đó, thời gian của dự án sẽ quyết định tới phạm vi kiểm thử nhưng để đạt được kết quả kiểm thử cao nhất thì bạn nên thực hiện công việc kiểm thử ngay khi chức năng bị thay đổi đặc biệt là đối với các modun có cùng tính năng.
Ví dụ: Trong ứng dụng bất kỳ khi có sự thay đổi về chức năng liên quan tới phần thông tin người dùng thì khi này cần thực hiện Regression Testing để kiểm tra chế độ hiển thị thông tin người dùng hoặc tạo form thông tin mới.
Ngoài các yếu tố trên thì bạn cũng cần thực hiện phương pháp kiểm thử Regression Testing ngay khi:
- Có yêu cầu mới được thêm vào chức năng hiện có.
- Thêm mới các chức năng.
- Đoạn mã được tối ưu hóa nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động của phần mềm.
- Thêm mới các bản sửa lỗi
- Cấu hình bị thay đổi.
- Khi thay đổi môi trường dữ liệu. Ví dụ sự thay đổi từ dữ liệu MySQL sang Oracle.
Vì sao nên thực hiện Regression Testing
Không chỉ là một trong những phương pháp kiểm thử quan trọng không thể thiếu trong quy trình phát triển phần mềm giúp thu thập được nhiều thông tin phản hồi nhanh mà kiểm thử hồi quy còn mang lại 1 số lợi ích sau:
- Nhanh chóng phát hiện ra lỗi hiệu suất ngay trong chu kỳ phát triển phần mềm, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, không cần đầu tư vào việc bảo trì các lỗi tích hợp trong các giai đoạn phát triển sau này.
- Các bài kiểm thử chức năng sẽ giúp kiểm thử về hiệu suất, tính năng nhưng chúng lại bỏ qua các vấn đề về sự tương thích của các tính năng hiện có và khi này kiểm thử hồi quy không được thực hiện sẽ gây khó khăn trong việc tìm nguyên nhân lỗi và khó để tái cấu trúc sản phẩm.
- Giúp theo dõi chất lượng đầu ra của các sản phẩm.
Hay hiểu đơn giản thì Regression Testing là phương pháp kiểm thử nên được sử dụng nếu muốn kiểm thử tính chính xác của phần mềm và theo dõi kết quả đầu ra thường xuyên và đều đặn hơn.
Cách thực thực hiện Regression Testing hiệu quả
Để thực hiện phương pháp Regression Testing đạt hiệu quả cao nhất thì quy trình thực hiện bạn cần tuân thủ theo 3 bước cơ bản sau:
- Xác định rõ phạm vi của kiểm thử
- Liên tục cập nhật các testcase có liên quan tới phần mềm.
- Kiểm thử và đánh giá lại phạm vi kiểm thử
Xác định phạm vi kiểm thử hồi quy
Đầu tiên để kiểm thử Regression Testing có hiệu quả thì phạm vi kiểm thử đúng sẽ giúp xác định đúng khu vực cần kiểm thử từ đó sẽ giúp rút ngắn thời gian và chi phí về nhân lực.
Cập nhật mới bộ testcase
Tiếp theo, sau khi phạm vi được xác định, bộ phận phát triển dự án cần thảo luận để đưa ra các vùng dữ liệu đang có sự thay đổi về code bằng cách thực hiện các công việc như:
- Kiểm thử phạm vi dữ liệu có cùng modun.
- Kiểm thử phạm vi dữ liệu có cùng màn hình.
- Thực hiện kiểm thử toàn bộ hệ thống.
- Kiểm thử các chức năng có liên quan khác.
Bên cạnh đó, nên xem lại bộ testcase cần được thực hiện khi này có thể thêm mới các testcase hoặc bổ sung các testcase khác. Bạn cũng cần cập nhật lại bộ testcase trước khi thực hiện kiểm thử hồi quy.
Kiểm thử và đánh giá lại phạm vi kiểm thử
Quá trình kiểm thử hồi quy hoàn tất với kết quả đạt được bạn nên đánh giá lại phạm vi hoạt động để việc kiểm thử đạt kết quả tốt hơn cho những dự án sau này. Đặc biệt sau quá trình nâng cấp và hoàn thiện hệ thống bạn nên kiểm thử lại để xác minh chức năng trong phần mềm vẫn luôn hoạt động ổn định đúng với mong đợi ban đầu.
Top 5 công cụ hữu ích trong việc thực hiện kiểm thử hồi quy
Katalon Studio
Katalon Studio là công cụ kiểm thử tự động hóa hoạt động dưới dạng end-to-end hỗ trợ kiểm thử chức năng trong phần mềm. Bên cạnh đó quá trình sử dụng katalon studio sẽ giúp cho công việc kiểm thử trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn.
Hiện nay, bạn có thể sử dụng Katalon Studio đối với bất kỳ trang web, ứng dụng di động hoặc với bất kỳ dịch vụ nào. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ người dùng chạy dữ liệu trong các tệp lệnh trên nhiều môi trường, thiết bị và ứng dụng khác nhau.
Selen
Selen công cụ hữu ích mang tới nhiều tính năng hữu ích giúp tự động hóa các website, ứng dụng trên các nền tảng thiết bị khác nhau. Đây cũng chính là công cụ hàng đầu được sử dụng nhiều nhất trong phương pháp kiểm thử Regression Testing dựa vào trình duyệt đa nền tảng.
Công cụ đem tới kịch bản kiểm thử dựa trên bộ dữ liệu cho trước, đặc biệt selen chính là giải pháp hữu ích dành cho các dự án có quy mô lớn.
Watir
Công cụ với hệ thống dữ liệu khủng, nó cũng là một trong mã nguồn mở tương thích với ngôn ngữ Ruby. Với giao diện thân thiện Watir sẽ đem tới cho người dùng những bài kiểm thử linh hoạt và dễ dàng nhất. Watir giúp tương tác với người dùng thông qua nhiều cách khác nhau như click vào link liên kết, điền thông tin vào biểu mẫu, xác thực tính chính xác của văn bản bất kỳ……
IBM Rational Functional Tester
Rational Functional Tester là công cụ kiểm thử tự động hóa được phát triển bởi IBM. Chúng có thể được sử dụng với 1 loạt các tác vụ khác nhau như kiểm thử phần mềm (kiểm thử Regression Testing, kiểm thử chức năng, GUI), kiểm thử dữ liệu trên web với ngôn ngữ lập trình đa dạng như .NET, Siebel, Java, SAP….
Apache JMeter
Là công cụ kiểm thử tự động hóa dựa trên mã nguồn mở, thông thường Apache JMeter được sử dụng để kiểm thử chức năng và đo lường hiệu suất hoạt động của phần mềm. Thêm vào đó, công cụ này cũng hỗ trợ kiểm thử về tính năng, hiệu suất với các ứng dụng hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau.
Kỹ thuật kiểm thử với Regression Testing
Để thực hiện Regression Testing thành công, người ta thường dựa vào 3 phương pháp triển khai chính bao gồm kiểm thử Re-testing, lựa chọn trường hợp kiểm thử và áp dụng các trường hợp kiểm thử ưu tiên.
Kiểm thử Re-Testing
Là phương pháp kiểm thử an toàn được áp dụng cho toàn bộ quá trình kiểm thử hồi quy nhưng nhược điểm của phương pháp này là gây tốn thời gian và công sức thực hiện. Đây cũng chính là nguyên nhân khi thực hiện Re-Testing trong quá trình kiểm thử Regression Testing chỉ phù hợp với 1 vài trường hợp nhất định.
Ví dụ: Khi phần mềm cần có sự điều chỉnh về ngôn ngữ mới hoặc khi có sự điều chỉnh về phiên bản hệ điều hành.
Lựa chọn trường hợp kiểm thử Regression Testing
Áp dụng để chọn các tính năng bị thay đổi và chỉ thực hiện Regression Testing đối với các tính năng này. Hơn nữa, bạn cũng có thể lựa chọn các khu vực kiểm thử có liên quan để áp dụng vào trường hợp kiểm thử bị hạn chế từ đó giúp giảm công sức và thời gian vào việc kiểm thử hồi quy.
Các trường hợp kiểm thử được ưu tiên
Các trường hợp kiểm thử ưu tiên nên được thực hiện trước trong quy trình kiểm thử hồi quy. Tiêu chí để lựa chọn ra các trường hợp kiểm thử ưu tiên này có thể được dựa vào: tác động từ môi trường kinh doanh, tỷ lệ kiểm thử thất bại, các chức năng đang được sử dụng…..
Bên cạnh đó, các yếu tố từ phía khách hàng hoặc các chức năng mới được thêm vào sản phẩm phần mềm cũng được ưu tiên lựa chọn cao.
Sự khác biệt giữa Re-testing and Regression Testing
Re-testing | Regression Testing |
Thực hiện nhằm kiểm thử lại tính năng hoặc mã ngay sau khi được khắc phục. | Giúp xác nhận lại chức năng hoặc đoạn mã bị thay đổi trong phần mềm không làm ảnh hưởng tới các tính năng hiện tại. |
Thực hiện dựa trên toàn bộ các bản sửa lỗi cơ sở. | Mục đích thực hiện nhằm thay đổi mã mới nhưng không gây tác dụng phụ đối với chức năng hiện có. |
Re-testing bao gồm quá trình xác minh lỗi trong phần mềm | Xác minh lỗi không nằm trong công việc cần thực hiện của kiểm thử hồi quy |
Trong một phần mềm bất kỳ, Re-testing sẽ có vai trò quan trọng hơn cũng như có mức độ ưu tiên cần thực hiện cao hơn. Chính vì thế chúng được thực hiện trước khi kiểm thử hồi quy xảy ra. | Regression Testing có thể được thực hiện song song với Re-Testing. |
Re-testing sẽ không thể thực hiện với phương pháp tự động hóa. | Sử dụng các công cụ tự động để kiểm thử hồi quy sẽ tiết kiệm chi phí hơn khi thực hiện phương pháp kiểm thử truyền thống. |
Kiểm thử Re-Testing là phương pháp kiểm thử chung | Regression Testing là phương pháp kiểm thử theo kế hoạch. |
Chỉ thực hiện đối với những trường hợp kiểm thử thất bại. | Thực hiện khi các trường hợp kiểm thử đã thành công. |
Thực hiện để đảm bảo rằng các lỗi trong phần mềm đã được xử lý và giải quyết. | Regression Testing thực hiện để kiểm thử các trường hợp lỗi xảy ra không như mong đợi. |
Ưu và nhược điểm của Regression Testing
Để có thể áp dụng được Regression Testing đối với dự án phần mềm thực tế thì bạn nên nắm rõ các ưu điểm và nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm
- Sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau đem tới sự chắc chắn về chức năng, giúp đảm bảo tính năng không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi bên trong phần mềm.
- Nhanh chóng tìm ra các lỗi không mong muốn đang tồn tại trong phần mềm khi chúng được nâng cấp lên phiên bản mới. Từ đó mang tới phần mềm với chất lượng cao hơn, giao diện thân thiện với người dùng, hơn nữa còn giúp giảm thiểu tối đa các lỗi cho người dùng cuối.
Nhược điểm
- Thực hiện Regression Testing có thể gây ra các chi phí không thực sự cần thiết, gây mất thời gian và công sức bởi vòng đời phát triển của phần mềm rất ngắn. Mặt khác các yêu về chức năng có thể bị thay đổi thường xuyên dẫn tới sự khan hiếm về tài nguyên.
- Là kỹ thuật kiểm thử hộp đen do đó môi trường phát triển thường dựa vào bên thứ 3, nếu môi trường có sự thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống phần mềm.
Regression Testing chính là chìa khóa giúp cải thiện chất lượng sản phẩm giúp đem tới trải nghiệm tốt cho người dùng. Do đó việc thực hiện và lên kế hoạch kiểm thử hồi quy là điều cần thiết giúp nâng cao hiệu quả phần mềm. Hy vọng những chia sẻ trên là hữu ích tới bạn giúp bạn thêm hiểu biết về phương pháp kiểm thử này. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và bổ ích hơn nữa nhé!
>>> Bạn có thể quan tâm: Functional Testing là gì? Tìm hiểu chi tiết về kiểm thử chức năng