Những điều cần biết về performance testing? Phân biệt các loại kiểm thử hiệu năng

Admin1

Kiểm thử hiệu năng được xem như một công đoạn không thể thiếu trong việc test các phần mềm ứng dụng. Có rất nhiều kiểu, thông số và các hoạt động cần phải được kiểm tra trong quá trình này. Vậy Performance Testing có những kiểu nào và quy trình thực hiện như thế nào? Cùng so sánh các loại kiểm thử bên trong performance testing nhé.

performance testing llà gì
Performance testing là gì? So sánh các loại kiểm thử hiệu năng.

Performance testing là gì?

Performance testing hay còn gọi là kiểm thử hiệu năng là công đoạn quan trọng trong quá trình kiểm thử phần mềm. Phương pháp test này dùng để kiểm tra nhiều khía cạnh của phần mềm bao gồm những yếu tố:

  • Tốc độ tải dữ liệu
  • Thời gian phần mềm phản hồi các truy cập
  • Độ ổn định và độ tin cậy
  • Có thể sử dụng các tài nguyên để nâng cao hiệu suất thực tế cho công việc hay không?

Những vai trò chính của quá trình kiểm thử hiệu năng phần mềm:

  • Đáng giá tốc độ hoạt động của phần mềm xem ứng dụng có phản hồi nhanh chóng hay không
  • Xác định lượng users tối đa mà phần mềm có thể tải được
  • Xác định xem tối đa phần mềm có thể tải được bao nhiêu người dùng

Tại sao phải thực hiện kiểm thử Performance testing

Bất kỳ một hệ thống, một phần mềm nào để hoạt động tốt không thể chỉ dựa trên tính năng và còn phải phụ thuộc vào hiệu suất hoạt động sản phẩm. Để đảm bảo phần mềm luôn hoạt động tốt ở bất kỳ thời điểm nào Performance testing đảm nhiệm vai trò giúp phát hiện và loại bỏ các vấn đề về hiệu suất chính xác nhất.

Quá trình kiểm thử hiệu năng sẽ xác định sự phù hợp các tính năng của ứng dụng với các yêu cầu khác nhau trong công việc và đảm bảo sự chính xác về thời gian hoạt động của các ứng dụng công nghệ trong thực tế.

Các loại kiểm thử hiệu năng

Phân loại performance testing
Các loại kiểm thử performance testing
  • Load testing: Là cách kiểm tra giúp xác định mức độ tắc nghẽn hiệu suất của ứng dụng trước khi được sử dụng ngoài thực tế
  • Stress test: Là phương pháp kiểm tra giúp xác định giới hạn của ứng dụng về hiệu suất xử lý lưu lượng truy cập thông qua thử nghiệm công việc.
  • Endurance test có nhiệm vụ đảm bảo cho ứng dụng có thể xử lý tải dự kiến tại một thời điểm cụ thể.
  • Spike test cho phép kiểm tra phản ứng của phần mềm về các mức tăng đột biến trong quá trình tải.
  • Volume test là cách kiểm thử hiệu năng của phần mềm về các khối lượng cơ sở dữ liệu khác nhau.
  • Scalability test được dùng để kiểm tra xem ứng dụng hỗ trợ tăng tải có thể đạt được mức hiệu quả cao hơn không. Đồng thời cũng sẽ lên kế hoạch để cung cấp thêm dung lượng nếu cần thiết.

Quy trình kiểm thử hiệu năng và Ví dụ

Nói đến hiệu năng của phần mềm, các kiểm thử viên có rất nhiều những phương pháp khác nhau để thực hiện Performance testing với các yêu cầu được đặt ra hoặc hỗ trợ so sánh hiệu suất của hai phần mềm khác nhau.

Quy trình kiểm thử hiệu năng phổ biến bao gồm:

performance testing hoạt động như thế nào?
Quy trình kiểm thử performance testing

Xác định môi trường thử nghiệm bao gồm các môi trường vật lý, môi trường sản xuất hoặc các công cụ kiểm tra để xác định cấu hình phần cứng, phần mềm và mạng được sử dụng bằng bộ testcase. Đồng thời giúp xác định các khó khăn có thể xảy ra trong quá trình kiểm thử hiệu năng.

Thành lập các tiêu chí hiệu suất có thể chấp nhận bao gồm những yêu cầu, kết quả và sự liên hệ với thông lượng, khả năng phản hồi nhanh chậm và phân bổ tài nguyên của hệ thống. Dựa trên các tiêu chí và mục tiêu tối thiểu

Lên kế hoạch, checklist các bài kiểm thử hiệu năng nhằm xác định mức độ sử dụng giữa người dùng cuối hoặc một số tình huống giúp kiểm tra các trường hợp có thể sử dụng.

Thiết lập các môi trường kiểm thử, công cụ và một số tài nguyên khác.

Triển khai thử nghiệm bao gồm các bài kiểm thử hiệu năng theo tiêu chuẩn của tester

Thực hiện thử nghiệm và theo dõi các kết quả của quá trình.

Phân tích, điều chỉnh và kiểm tra lại các kết quả thu thập được.

So sánh performance testing, stress testing và load testing

Stress testing và load testing đều là các loại kiểm thử hiệu năng, tuy nhiên so với phương pháp kiểm thử hiệu năng tổng thể performance testing thì các phương pháp trên còn khác nhau những điểm sau:

Nội dung so sánhPerformance testingLoad testingStress testing
Miền testBao gồm các bài test như: stress test và load testLà một bài tes bên trong Performance testingLà một bài tes bên trong Performance testing
Phạm vi testBao gồm: – Kiểm tra tải, Kiểm tra căng thẳng, kiểm tra năng lực, kiểm tra khối lượng, kiểm tra độ bền, kiểm tra tăng đột biến, kiểm tra khả năng mở rộng và kiểm tra độ tin cậy, …Chỉ kiểm tra khối lượng và độ bền của phần mềmXác định cách hệ thống hoạt động dưới tải trọng lớn và cách nó phục hồi từ thất bại. Về cơ bản, để chuẩn bị ứng dụng của bạn cho lưu lượng truy cập tăng đột biến.
Mục đích chính bài testThiết lập điểm chuẩn và tiêu chuẩn cho ứng dụngĐể xác định giới hạn trên của hệ thống, hãy đặt SLA của ứng dụng và xem cách hệ thống xử lý khối lượng tải nặng.Để xác định cách hệ thống hoạt động dưới tải trọng lớn và cách nó phục hồi từ thất bại. Về cơ bản, để chuẩn bị ứng dụng của bạn cho lưu lượng truy cập tăng đột biến.
Giới hạn của bài testXác định ngưỡng trên, ngưỡng dưới và điểm vượt qua giới hạn của phần mềmXác định giới hạn cao nhất, thời gian đáp ứng dưới các mức tải khác nhau (dưới ngưỡng ngắt), tính thỏa đáng của môi trường H/W, số lượng ứng dụng người dùng có thể xử lý, yêu cầu cân bằng tải, …Trên điểm vượt ngưỡng
Những thuộc tính được thực thiDùng tài nguyên, độ tin cậy, khả năng mở rộng, thời gian đáp ứng, thông lượng và tốc độ…phần mềmHiệu suất cao nhất, thông lượng máy chủ, thời gian đáp ứng dưới các mức tải khác nhau (dưới ngưỡng ngắt), tính thỏa đáng của môi trường H/W, số lượng ứng dụng người dùng có thể xử lý, yêu cầu cân bằng tải, …Tính ổn định vượt quá dung lượng băng thông, thời gian đáp ứng (trên ngưỡng ngắt), …
Những vấn đề được chỉ ra sau bài test nàyTất cả các lỗi về hiệu năng bao gồm thời gian chạy, phạm vi để tối ưu hóa, các vấn đề liên quan đến tốc độ, độ trễ, thông lượng, … Về cơ bản – mọi thứ liên quan đến hiệu năng!Vấn đề cân bằng tải, vấn đề băng thông, vấn đề dung lượng hệ thống, thời gian đáp ứng kém, vấn đề thông lượng, …Các lỗ hổng bảo mật với tình trạng quá tải, vấn đề dò ghỉ dữ liệu ở tình trạng quá tải, chậm, rò rỉ bộ nhớ, …
So sánh phương pháp kiểm thử performance testing, load testing và stress testing.

Các câu hỏi thường gặp về kiểm thử hiệu năng

performance testing vai trò

Performance testing, Load testing và Stress testing là những bài test có chức năng khá giống nhau chúng ta hãy xem xét một số câu hỏi thường gặp liên quan mà một tester luôn tìm kiếm câu trả lời.

Quá trình kiểm tra tải và kiểm tra hiệu năng có giống nhau không?

Kiểm tra tải là Load testing trong khi đó kiểm tra hiệu năng là Performance testing, chúng là hai phương pháp kiểm thử khác nhau. Nếu như Load testing có nhiệm vụ xác định giới hạn trên của hệ thống, hãy đặt SLA của ứng dụng và xem cách hệ thống xử lý khối lượng tải nặng. Thì Performance lại thiết lập điểm chuẩn và tiêu chuẩn chung cho cả phần mềm.

Sẽ ra sao nếu phần mềm được kiểm thử Load testing và Stress testing cùng lúc?

Việc thực hiện song song load testing và stress testing không phải là không hợp lý khi thực hiện stress testing cùng một lúc khi bạn đang thực hiện kiểm tra tải.

Không có bài kiểm tra nào là thừa. Là một tester, công việc của bạn là tìm ra những vấn đề. Tuy nhiên, thực tế của việc test phần mềm có thể được áp dụng và mọi vấn đề mà bạn phát hiện trong tình huống này có thể không được khắc phục.

Việc thực hiện Performance testing có yêu cầu kiểm thử viên biết kỹ năng lập trình hay không?

Quá trình kiểm thử hiệu năng không đòi hỏi kỹ năng lập trình quá cao của các Tester thực hiện. Thế nhưng việc có các kiến thức lập trình cũng bổ trợ rất lớn cho quá trình kiểm thử.

Đặc biệt nếu như muốn tiết kiệm thời gian test bằng các công cụ tools, đặc biệt là Jmeter thì tốt nhất là bạn nên biết các nguyên tắc cơ bản của Java. Nó có thể giúp bạn gỡ lỗi một số thứ và bạn cũng có thể viết kịch bản của riêng mình nếu cần.

>>> Xem thêm: Jmeter là gì? Quy trinh kiểm thử hiệu năng sử dụng Jmeter.

Tạm Kết

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp các thông tin chi tiết về công cụ Performance Testing dành cho phần mềm ứng dụng. Hy vọng qua đây bạn có thể lựa chọn được một loại công cụ kiểm thử hiệu năng phù hợp và hiệu quả nhất với hệ thống ứng dụng của mình.

3.5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone