Bug là gì? Những thông tin chi tiết về Bug, cách fix bug.

Đinh Thao

Đối với dân lập trình thì thuật ngữ Bug đã quá đỗi quen thuộc. Tuy nhiên thuật ngữ này còn khá mới và mơ hồ đối với những người không theo ngành it. Và câu hỏi thường hiện lên đầu mỗi chuyên viên kiểm thử là tại sao phần mềm có quá nhiều bug? Làm thế nào để tìm ra bug? Hãy cùng trung tâm Testerpro tìm hiểu bug là gì qua bài viết dưới đây.

Bug là gì?

Bug là gì?

Dành cho những ai chưa biết Bug nghĩa là gì thì đây là những lỗi phần mềm, ứng dụng hay hệ thống trong chương trình của máy tính. Những lỗi này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của phần mềm. Khiến cho các chương trình xảy ra lỗi không mong muốn cho người dùng trong quá trình trải nghiệm. Một phần mềm có lỗi là phần mềm chưa đạt tiêu chuẩn. Bởi vậy nên chúng ta sẽ phải tìm ra bug và fix trước khi đưa đến tay người dùng.

Bug là gì?

Bug là một điều mà các developer không bao giờ thích. Đơn giản là vì việc phát hiện cũng như sửa chữa lỗi của một phần mềm đòi hỏi rất nhiều công đoạn khác nhau.

Debug là một thuật ngữ dùng để chỉ các quá trình tìm kiếm, phát hiện lỗi của phần mềm, ứng dụng hay của hệ thống. Các đoạn code sau khi kết nối với nhau sẽ trở thành một phần mềm hoàn chỉnh. Nó được thực hiện song song với việc viết code. Điều đó có thể giúp cho việc khi gặp các lỗi sai có thể chỉnh sửa ngay lập tức. Giúp nâng cao chất lượng của phần mềm và hệ thống 

Nguyên nhân gây ra bug trong quá trình phát triển phần mềm

Bug sẽ khiến các lập trình viên phải vò đầu bứt tai mỗi khi được tester réo tên. Vậy nguyên nhân gây ra bug trong lập trình là gì?

Nguyên nhân gây ra bug trong quá trình phát triển phần mềm

Yếu tố con người

Con người tạo nên các sản phẩm mà con người không ai có thể hoàn hảo. Bởi vậy nên việc xảy ra sai xót trong quá trình viết code là điều khó tránh khỏi. Đây là nguyên nhân xuất hiện bug.

Trao đổi thông tin thất bại

Lý do dẫn đến việc gặp các bug đó là việc trao đổi thông tin như việc hiểu sai ý, thiếu sự giao tiếp,… có thể gặp phải trong quá trình phát triển phần mềm như thu thập yêu cầu, tổng hợp – giải thích yêu cầu cũng như hiểu các yêu cầu để thực hiện implement,.. trong trường hợp quá mơ hồ, không rõ ràng. Do đó dẫn đến các bug. Có trường hợp khi developer cố gắng sửa một đoạn code của một người khác và thiếu đi sự trao đổi giữa hai bên.

Khung thời gian phát triển không thực tế

Sản phẩm thường được phát triển theo một lịch trình gấp gáp, dồn dập cũng như hạn chế nguồn nhân lực. Do đó, việc đáp ứng kịp thời hạn release sẽ không có đủ thời gian để thiết kế, code và kiểm thử một cách cẩn thận. Chính sự thay đổi nhỏ vào thời gian cuối sẽ dẫn đến sự thay đổi về code và gây nên các bug.

Logic design kém

Việc phát triển hệ thống phần mềm phức tạp đòi hỏi nhiều sự nghiên cứu, phát triển và tìm ra một giải pháp đáng tin cậy. Sự thiếu kiên nhẫn và mong muốn hoàn thành nhanh chón có thể dẫn đến sự sai sót. Cũng như áp dụng các công nghệ sai, hoặc thiếu hiểu biết đúng đắn về tính khả thi của kỹ thuật trước khi thuật kiến trúc để gây ra các lỗi

Một số loại bug thường gặp phải

Một số loại bug thường gặp phải 

Bug tí hon

Đây là một loại bug là những lỗi phần mềm từ hệ thống. Nó là một loại lỗi rất nhỏ đến từ những đoạn code khiến cho các lập trình viên hay các debug tìm rất kỹ mới có thể thấy được. Tuy nhiên để đối phó và sửa chữa loại bug này là một điều không phải là dễ. 

Để loại bỏ các bug tí hon, bạn phải chấp nhận được các loại compile error. Không dừng ở đó, bạn còn phải rà soát lại các đoạn code. Nó tiêu tốn của bạn khá nhiều thời gian, có thể đến 1, 2 ngày tìm kiếm đoạn code có vấn đề mà hầu như các lỗi này thường sai sót khi bạn quên mất dấu phẩy hay dấu hai ngoặc,….

Đối với những chương trình viết bằng các ngôn ngữ lập trình như python; PHP; Node JS; Java,… bạn có thể gặp lại các vấn đề không ngờ đến như việc thụt lề sai,… Tuy nhiên các lỗi nhỏ này có thể phát hiện được khi sử dụng đến các IDE phù hợp.

Như dân công nghệ thông tin chuyên nghiệp đối với các loại bug tí hon này cũng dễ khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian để xác định vị trí của chúng.

Bug khủng

Đây là một loại lỗi phần mềm, hệ thống. Nguyên nhân là do coder dùng sai cú pháp cũng như lỗi chính tả. Khi lập trình viên vấp phải lỗi thuật toán hay lỗi các tài nguyên cũng gây ra các bug khủng.

Tùy từng trường hợp khác nhau mà các lập trình viên phải giải quyết khác nhau. Để fix những lỗi khủng này, các lập trình viên sử dụng trình biên dịch tốt để phát hiện lỗi nhanh chóng. Để từ đó cho phép người dùng sửa chữa lại lỗi và giúp hoàn thiện phần mềm.

Bug ẩn thân

Đây là một trong những loại bug sẽ không hiển thị lên trong quá trình bạn đang biên dịch. Nó chỉ làm được sau khi các phần mềm của bạn đã được cài đặt một cách hoàn tất. Trong trường hợp các bug ẩn nằm trên dạng là một lỗ hổng sẽ khiến cho các phần mềm trở nên không an toàn và dễ dàng bị hack.

Bug bất ngờ

Đúng như tên gọi của nó, đây là loại bug xuất hiện một cách đầy bất ngờ từ hư không. Khi code của bạn đang chạy được một cách hoàn hảo trong hôm nay nhưng hôm sau nó lại chạy không hoàn hảo nữa. Lúc này, nhiều người sẽ có có câu hỏi tự đặt ra là có ai động vào code của mình hay không. Số lượng dòng code càng nhiều thì bạn lại càng dễ dàng hơn trong việc debug.

Có lỗi bạn chỉ cần vài phút để sửa và cũng có những loại code bạn phải mất rất nhiều thời gian điều chỉnh lại. Thậm chí còn có loại bug bạn không thể sửa chữa được. Với các dòng code đang hoạt động tốt, bạn không nên chạm vào để tránh phát sinh thêm lỗi khác.

Vòng đời của bug

Mục tiêu chính của các Tester không phải là tìm ra bug là gì mà họ sẽ phải theo đuổi lỗi đó cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Bởi vậy, vòng đời của bug cũng được hiểu là từ lúc tester tìm thấy cho đến khi đóng bug. Cụ thể:

Vòng đời của bug

New

Tester thực thi test case và tìm thấy bug, họ sẽ phải log lỗi lên cho Team lead. Vậy là vòng đời của một bug sẽ bắt đầu. Bởi vậy nên trạng thái này được gọi là trạng thái New (Mới).

Open

Khi lỗi được log lên, Team lead sẽ xác minh lại xem có đúng là bug hay không. Trạng thái này được gọi là Open. Khi đã phân tích rõ ràng, bug sẽ được chuyển sang các trạng thái tiếp theo: Rejected; Duplicate; Deferred; Assigned; Fix.

Rejected (Từ chối)

Rejected là trạng thái từ chối khi Team lead xác định là bug không hợp lệ. Trường hợp này xảy ra khi tester hiểu sai chức năng nên đánh dấu nhầm là lỗi.

Duplicate (Trùng lặp)

Nếu kiểm tra thấy lỗi là hợp lệ thì Team Lead sẽ tiếp tục kiểm tra xem lỗi đó đã được log bởi ai khác hay chưa. Trong trường hợp đã có người log trước, lỗi sẽ được đánh dấu là Duplicate hay trùng lặp. Nếu chưa có ai phát hiện ra trước đó thì lỗi sẽ được tìm kiếm trong scope để tiếp tục đến với những trạng thái tiếp theo.

Deferred (Hoãn lại)

Deferred là trạng thái hoãn lại khi tester tìm ra lỗi nhưng thuộc một phần của bản release tương lai. Lỗi này sẽ được đánh dấu để fix trong thời gian gần. Để dễ hiểu hơn, hãy theo dõi ví dụ sau. Giả sử bạn đang kiểm thử mô hình agile và yêu cầu dự án chia thành 5 sprint. Hiện tại đang trong giai đoạn sprint 1 nhưng bạn lại tìm thấy bug ở sprint 2. Như vậy lỗi này sẽ được đánh dấu là Deferred để sửa chữa trong giai đoạn sprint 2.

Assigned (Gán Bug)

Trạng thái này xuất hiện khi bug trải qua giai đoạn Deferred và thuộc bản release hiện tại. Như vậy, Team lead sẽ gán bug đó cho developer để sửa.

Fix

Ở trạng thái fix, developer nhận được yêu cầu sửa lỗi sẽ tiến hành điều chỉnh theo yêu cầu. Sau đó chuyển qua cho tester kiểm tra lại lỗi đó.

Re-testing

Quá trình Tester thực hiện kiểm tra lại được gọi là Re-testing. Nó sẽ diễn ra khi các developer fix bug xong và sẵn sàng để kiểm thử.

Closed

Closed là trạng thái đóng khi bug đã được sửa chữa thành công. Vì không còn xuất hiện trong hệ thống nữa nên Team lead sẽ loại bỏ lỗi này.

Re-opened

Re-opened sẽ xảy ra khi bug đã sửa chữa nhưng vẫn còn tồn tại hoặc sửa chưa đúng với mong muốn. Khi ấy, lỗi sẽ lại tiếp tục một vòng đời mới với các giai đoạn cụ thể như trên. Chúng chỉ kết thúc khi đã loại bỏ lỗi và phần mềm đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Cách ghi lại Bug

Mỗi người sẽ có một cách trình bày khác nhau nhưng cơ bản bug report sẽ bao gồm những nội dung cơ bản dưới đây.

  • Tiêu đề Bug: Hãy viết ngắn gọn, xúc tích và đủ ý. Có thể tham khảo mẫu {ScreenID} – {Function Description} – {UTCaseID_Index}.
  •  Mô tả lỗi: Viết dễ hiểu và nên kèm theo ảnh chụp màn hình để Dev có cái nhìn trực quan.
  • Môi trường: Nên viết rõ hiện tượng xảy ra trong môi trường nào để quá trình xác minh bug diễn ra nhanh hơn.
  • Các bước tái hiện: Mô tả các bước tái hiện theo một trình tự nhất định. Bạn nên đánh số thứ tự các bước kèm theo ảnh trực quan.
  • Trạng thái bug: Điền tùy theo trạng thái hiện tại của bug trong từng giai đoạn. (New/Open/Resolved – Bug đã được fix/ Done – Bug đã được Tester test/Reopen – Sau khi Dev fix…)
  • Mức độ ưu tiên: Đánh giá từ P1-P5 theo thứ tự tăng dần để xử lý.
  • Assign: Có thể gắn tên Dev vào nếu tester đề xuất người sửa lỗi phù hợp.
  • Ngày bắt đầu và ngày hết hạn: Viết rõ để đảm bảo tiến độ bàn giao dự án.

Fix bug là gì? Fix bug mang lại lợi ích gì?

Đây không phải là một khái niệm quá xa lạ, tuy nhiên với những người mới thì lại là một câu chuyện khác. Hiểu một cách đơn giản thì fix bug là hành động sữa lỗi của một chương trình, phần mềm nào đó. Mục đích chính là để đảm bảo hệ thống không xảy ra bất cứ sai xót nào khi chuyển giao đến tay khách hàng.

Fix bug là gì? Fix bug mang lại lợi ích gì?

Fix bug mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho lập trình viên như:

  • Nâng cao kiến thức lập trình: Mỗi lần fix bug, các lập trình viên sẽ có thêm những bài học kinh nghiệm mới. Đây là cơ hội để họ có thể ôn lại kiến thức, đồng thời thực hành nhiều hơn.
  • Code dễ debug hơn: Việc sửa bug thường xuyên sẽ giúp dev biết các lỗi nào hay gặp phải. Từ đó viết chương trình hoàn hảo hơn.
  • Nhận được sự tin tưởng từ khách hàng: Đây là lợi ích về mặt tinh thần. Việc fix bug thành công sẽ giúp cho lập trình viên được khách hàng đánh giá cao về chuyên môn. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ có những niềm vui nhất định khi được công nhận thành quả lao động của mình.

Lợi ích của việc gặp phải bug và fix bug là gì?

Việc gặp phải lỗi trong quá trình lập trình không chỉ là điều đen đủi mà còn là cơ hội quý báu để học hỏi. Việc sửa lỗi không chỉ giúp bạn tích luỹ kinh nghiệm mà còn nâng cao kiến thức của bạn trong lĩnh vực lập trình.

Mỗi lỗi sẽ mang đến những bài học riêng biệt, mở ra cửa cho việc ôn lại kiến thức cũ và thực hành trong môi trường thực tế. Điều này không chỉ giúp bạn nắm vững hơn về lý thuyết mà còn là cơ hội để hiểu rõ hơn về cách debug code một cách hiệu quả.

Nếu bạn tự mình sửa lỗi, bạn sẽ có cơ hội xây dựng code dễ dàng debug hơn. Điều này giúp việc xử lý các tình huống phát sinh trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn, từ đó, nâng cao chất lượng của code mà bạn viết.

Những thông tin bên trên chắc chắn đã giúp bạn hiểu được bug là gì cũng như cách ghi lại bug. Nếu thấy hữu ích thì đừng quên chia sẻ cho bạn bè cùng theo dõi nhé. Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết mới nhất của Testerpro.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone