Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Tester mới nhất 2024 và cách trả lời

Đinh Thao

Tester là một vị trí quen thuộc trong phòng IT, nó đi kèm với các lập trình viên trong doanh nghiệp. Do vậy quá trình tuyển dụng Tester cũng diễn ra nghiêm ngặt như các lập trình viên.

Với những bộ câu hỏi phỏng vấn Tester sau chắc chắn sẽ giúp bạn vượt qua “ải tuyển dụng” một cách dễ dàng hơn và có được mức lương ưng ý.

cau hoi phong van tester

Những yêu cầu cơ bản đối với Tester bạn cần biết

Tester là người phụ trách việc chạy thử phần mềm, kiểm tra chất lượng phần mềm sau giai đoạn hoàn thành sơ khai từ những chi tiết nhỏ nhất. Từ đó sẽ giúp các đội ngũ lập trình viên mang đến các sản phẩm chất lượng.

Do đó, các yêu cầu cơ bản đối với Tester bao gồm:

Có sự tìm hiểu về kiến thức sản phẩm của công ty tuyển dụng: người làm Tester cần có kiến thức về sản phẩm để có thẻ tiến hành kiểm tra và phát hiện lỗi sai của phần mềm

Sự chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ: Với công việc Tester, chi tiết nhỏ nếu bỏ qua sẽ phải test lại từ đầu, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Do đó sự cẩn thận là rất quan trọng.

Kỹ năng làm việc nhóm: Sản phẩm phần mềm là một sự kết hợp của nhiều bộ phận và ngôn ngữ lập trình, do đó nếu Tester không phối hợp tốt với đồng đội sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất cả nhóm.

Dưới đây sẽ là chi tiết bộ câu hỏi phỏng vấn Tester và cách trả lời cho bạn tham khảo nhé!

Câu hỏi phỏng vấn Tester liên quan đến cá nhân

Câu 1: Câu hỏi giới thiệu về bản thân

Với câu hỏi về bản thân này, bạn nên trả lời ngắn gọn về Tên, Tuổi, Học vấn. Ngoài ra, tóm tắt một cách ngắn gọn về kinh nghiệm mà bạn có được liên quan đến vị trí Tester này.

Câu hỏi này bạn chỉ nên trả lời trong 2 – 3 phút. Không nên trả lời lan man và dài dòng bởi đây là thông tin giới thiệu, không phải là thông tin quá quan trọng mà nhà tuyển dụng quan tâm.

Câu 2: Tại sao bạn lại chọn công việc Tester?

Những câu hỏi như này, nhà tuyển dụng muốn biết rõ hơn về định hướng nghề nghiệp của bạn cũng như biết bạn có nghiêm túc với nghề hay không.

Nếu bạn tốt nghiệp chuyên ngành CNTT

Do khả năng code của em chưa thực sự tốt và em có thiên hướng muốn theo nghề tester vì em cảm thấy mình có những tố chất … phù hợp

Nếu bạn làm trái ngành

Em có đam mê với CNTT nhưng do một số nguyên nhân không thể theo học được ngành mình mong muốn. Sau khi ra trường em vẫn ấp ủ được làm việc trong ngành này. Sau thời gian tìm hiểu em đã biết đến tester và cảm thấy rất vui khi tìm được một nghề phù hợp với mong muốn của bản thân

Các câu hỏi phỏng vấn Tester kiểm tra kiến thức

Câu 1: Tố chất để trở thành Tester? Tự đánh giá bạn đáp ứng được bao nhiêu %

Một trong những tố chất quan trọng của một Tester chính là sự cẩn thận và chăm chỉ. Bên cạnh đó cũng có thể thêm một số yếu tố như là người có trách nhiệm với công việc, có khả năng phân tích và xử lý vấn đề, xử lý được các vấn đề hoặc lỗi lập trình cơ bản.

Về đánh giá bản thân, bạn có thể đánh giá bản thân dựa trên một thang điểm mẫu để đánh giá phù hợp. Ví dụ như bạn có thể cho bản thân từ 7/10,8/10 hay 9/10…

Bên cạnh những câu hỏi cơ bản trên thì nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi nhiều về những câu hỏi liên quan đến trình độ chuyên môn của bạn. Các câu hỏi có thể đi từ dễ đến khó, tham khảo ngay những câu hỏi tiếp dưới đây.

Câu 2: Bạn hiểu kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử cơ bản có những bước nào?

Với những câu hỏi phỏng vấn về trình độ này, bạn nên trả lời một cách đúng trọng tâm với câu hỏi, tránh trường hợp trả lời lan man hay sai ý và làm mất thời gian phỏng vấn của cả hai bên. 

Bạn cũng có thể trả lời câu hỏi theo gợi ý sau đây:

Kiểm thử phần mềm là hoạt động để kiểm tra một phần mềm bất kỳ, tìm ra các lỗi và vấn đề trong phần mềm. Ngoài ra, kiểm thử phần mềm cũng sẽ bao gồm thêm cả hoạt động đánh giá lại phần mềm, để xem nhu cầu và tiêu chí đã phù hợp với mong muốn của khách hàng hay chưa.

Quy trình kiểm thử phần mềm cơ bản sẽ gồm 5 bước:

  • Bước 1: Lập kế hoạch
  • Bước 2: Phân tích yêu cầu và viết testcase
  • Bước 3: Thực hiện test
  • Bước 4: Đánh giá tiêu chí dừng test và tạo test report
  • Bước 5: Close test

Câu 3: Nêu sự khác nhau giữa Bug, Defect và Error?

Bug: là một lỗi trong phần mềm được phát hiện trong thời gian thử nghiệm

Đây là dạng lỗi quan trọng có thể chặn chức năng phần mềm, nó dẫn đến sự cố hoặc tắc nghẽn hiệu suất phần mềm.

Defect: Chỉ sự sai sót giữ kết quả mong đợi và thực tế. Lỗi này được phát hiện sau khi sản phẩm đã đi vào sản xuất

Error: Lỗi do hiểu sai thông tin giữa các bên tham gia thiết kế phần mềm:kỹ sư phần mềm, nhà phân tích, lập trình viên và Tester. 

Câu 4: Lỗi thường xuất hiện ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển phần mềm

Lỗi sẽ thường xuất hiện nhiều nhất ở giai đoạn sau khi code xong và bàn giao sang cho tester để bắt đầu giai đoạn kiểm thử. Một bên test và 1 bên fix bug.

Cau hoi phong van Tester ve trinh do

Câu 5: Kiểm thử bao gồm mấy phương pháp?

Đây là một dạng câu hỏi phỏng vấn Tester cơ bản thường được các nhà tuyển dụng hỏi nhiều. Bạn có thể nêu ra hiện nay có 2 phương pháp kiểm thử phổ biến là:

Black Box Testing (Kiểm thử hộp đen): Là phương pháp kiểm tra về chức năng bên ngoài của phần mềm dựa trên dữ liệu yêu cầu của khách hàng.

White Box Testing (Kiểm thử hộp trắng): Là phương pháp kiểm thử các yếu tố bên trong của dự án phần mềm như kiểm tra về cấu trúc mã, code, hệ thống các thuật toán, các lệnh đã sử dụng….

Mỗi công ty sẽ có những tiêu chuẩn code khác nhau và buộc nhân viên tuân theo. Khi code đã hoạt động ổn định, chạy lệnh tốt và không phát sinh lỗi đồng thời các trường hợp kiểm thử đã kết thúc thành công sẽ cho thấy code đã đáp ứng yêu cầu.

Câu 6: Mẫu test case sẽ có những nội dung nào?

Mẫu test case thường gồm 5 thành phần chính như sau:

  • ID Test case
  • Mục đích kiểm thử ( Summary)
  • Các bước thực hiện
  • Kết quả mong muốn – Expected Result
  • Kết quả thực tế (Pass/ Fail)

Câu 7: Lợi ích chính của việc kiểm thử sớm là gì?

Kiểm thử sớm, phát hiện và sửa lỗi sớm sẽ đảm bảo được dự án hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Chi phí dự án sẽ trong ngân sách dự kiến và không có phát sinh.

Lỗi được phát hiện muộn và đặc biệt ở giai đoạn cuối dự án sẽ dẫn đến chất lượng không được đảm bảo, tiến độ không được hoàn thành, tăng chi phí dự án

Câu 8: Hãy liệt kê một vài dự án và vai trò mà bạn đã tham gia.

Ở câu hỏi này bạn có thể trình bày các thông tin cơ bản của dự án mà mình đã tham gia, cũng như vai trò, mục đích, chủ đề, ý nghĩa và kết quả của dự án đó. Đặc biệt chú ý là những dự án bạn đã ghi trong CV phải kiểm soát được để khi bị hỏi đến bạn có thể trả lời một cách dễ dàng.

Câu 9: Khi nào nên áp dụng kiểm thử thủ công thay vì kiểm thử tự động?

Áp dụng kiểm tra tự động trong những tình huống sau sẽ có nhiều lợi ích hơn:

Các dự án có thời gian ngắn: Việc này giúp tiết kiệm thời gian và không phải duy trì các công cụ, lệnh và phần mềm hỗ trợ.

Áp dụng với kiểm tra mang tính chất đặc biệt: Các cuộc kiểm tra này sẽ không có định hướng kiểm tra cụ thể, nên người phụ trách phải dựa hoàn toàn vào năng lực và kinh nghiệm của mình.

Các kiểm tra khả năng sử dụng: Đối với kiểm tra này, hệ thống sẽ đo lường được tính hiệu quả của dự án, kiểm tra tự động cũng không tính toán được mức độ thuận lợi mà khách sẽ cảm nhận, do đó cần áp dụng kiểm tra thủ công.

Câu 10: Bạn biết những quy trình phát triển phần mềm nào

  • Waterfall – Mô hình thác nước
  • V Model – Mô hình chữ V
  •  Mô hình Agile/ Scrum

Câu 11: Test API là gì?

Việc thực hiện test API sẽ không thực hiện test trên giao diện và phải dùng tool để gửi request tới API và nhận response trả về để so sánh kết quả mà website mình lấy về để hiển thị trên web có đúng không?

Câu 12: Regression test khác gì re-test?

Regression là test chức năng liên quan có bị ảnh hưởng bởi lỗi sau khi được sửa hay không còn re-test là test chức năng mình đã log bug đã được fix hay chưa

Câu hỏi tình huống trong phỏng vấn Tester

Câu 1: Bạn sẽ xử lý thế nào khi đã Test cẩn thận nhưng khách hàng vẫn phàn nàn về chất lượng?

Gợi ý cho bạn là: Trước hết sẽ hỏi khách hàng của mình xem họ không hài lòng về điều gì ở sản phẩm đó.

Sau khi biết được vấn đề sẽ giải quyết, đồng thời có thể hỏi thêm xem khách hàng có muốn thay đổi điều gì ở sản phẩm không.

Câu 2: Bạn sẽ giải quyết như thế nào khi Dev không công nhận bug?

Em sẽ thực hiện tái hiện lại lỗi cho họ xem, nếu họ vẫn không công nhận thì em sẽ xác nhận lại với leader hoặc BA xem đấy có đúng là lỗi không

Câu 3: Bạn sẽ làm gì khi dự án đã kiểm thử rồi lại phát sinh lỗi?

Công việc kiểm thử được kiểm tra xem hệ thống đã đạt yêu cầu hay chưa, và tiến hành sửa chữa nếu phát sinh lỗi. Sau kiểm thử, nếu dự án không có vấn đề gì thì coi như hoàn thành.

Tuy nhiên, khi đã kiểm thử và bàn giao mà dự án vẫn còn lỗi thì bạn hãy thật bình tình và xác định chính xác xem đó là lỗi gì.

Nếu phần lỗi thuộc về bạn thì hãy nhận trách nhiệm và khắc phục nhanh chóng, nếu do khách hàng thực hiện sai thao tác thì bạn hãy hướng dẫn từ từ để có thể hoàn thành quy trình.

Câu 4: Nếu trong nhóm có thành viên không hài lòng về cách mà bạn làm việc, bạn sẽ xử lý thế nào? 

Trước hết, bạn nên tìm hiểu xem nguyên nhân đồng nghiệp có thái độ như vậy, đồng thời xem xét xem bản thân có thực sự đang có cách làm việc gây mâu thuẫn không?

Từ đó sẽ có những sự sửa đổi, khắc phục vấn đề nếu lỗi ở bản thân bạn. Bởi dù là nguyên nhân gì, cũng hãy cho là tuyển dụng thấy được bạn sẽ không để mâu thuẫn nhỏ ảnh hưởng chung đến công việc.

Câu 5: Khi nào chúng ta dừng test

Dừng test có thể theo yêu cầu của quản lý dự án vì lý do nào đấy. Dừng test khi tất cả các chức năng đã được test xong, không còn tồn tại lỗi phần mềm nữa. Đảm bảo tất cả các chức năng đã chạy đúng theo Đặc tả yêu cầu phần mềm và toàn bộ lỗi đã được test và sửa xong hết.

Câu hỏi phỏng vấn Tester kiểm tra mức độ phù hợp của ứng viên

Cau hoi kiem tra muc do phu hop

Câu 1: Bạn đã có gia đình chưa? Kế hoạch trong 1 đến 2 năm tới của bạn là gì?

Câu hỏi này có thể đánh giá sự phù hợp của bạn với công việc và thường được dành cho các ứng viên nữ nhiều hơn.

Bởi đa phần các công ty luôn muốn tìm kiếm những ứng viên với mong muốn làm việc ổn định và lâu dài. Do đó nếu ứng viên chưa có kế hoạch kết hôn trong vòng 6-1 năm tới thì sẽ luôn được ưu tiên.

Cùng với đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ có phần dè chừng với những ứng viên có kế hoạch kết hôn, sinh con trong thời gian tới, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất công việc, từ đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Các câu hỏi liên quan đến gia đình, hôn nhân hoặc kế hoạch trong 1 năm tới của ứng viên sẽ không bao giờ thừa bởi nó giúp nhà tuyển dụng  nắm bắt được kế hoạch và lộ trình trong tương lai gần của ứng viên. Từ đó tìm ra được ứng viên phù hợp nhất với công ty. 

Câu 2: Bạn đã sẵn sàng đi làm chưa? Bao giờ bạn có thể đi làm?

Với câu hỏi này, bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được bạn cần công việc này và có thể đi làm ngay khi có yêu cầu.

Hoặc nếu như bạn đang trong thời gian bàn giao công việc ở công ty cũ thì bạn cũng có thể trả lời một cách khéo léo như sau: “Hiện tại em đang trong thời gian bàn giao lại các dự án với công ty cũ, vì thế sau khi công việc này kết thúc, em luôn sẵn sàng làm việc tại công ty”. Đồng thời nêu ra thời gian cụ thể mà bạn có thể bắt đầu tiếp nhận công việc mới nhé!

Những câu hỏi ứng viên Tester nên hỏi nhà tuyển dụng

Sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn thì bạn cũng nên hỏi lại nhà tuyển dụng để hiểu rõ hơn về công việc cũng như môi trường mình chuẩn bị làm việc.

Một vài mẫu câu hỏi gợi ý cho bạn:

  • Tôi cần các kỹ năng gì khi ứng tuyển vào vị trí này?
  • Định hướng cụ thể cho vị trí Tester khi làm việc tại doanh nghiệp này là gì?
  • Có thể mô tả chi tiết giúp tôi những công việc mà Tester thực hiện khi làm tại doanh nghiệp?
  •  Doanh nghiệp đang cần tuyển dụng vị trí Tester mới hay đang cần bổ sung nhân sự để bù đắp cho công ty?

Trên đây là một số những câu hỏi phỏng vấn tester cơ bản cũng như cách trả lời dành cho bạn. Mong rằng đã giúp cho bạn có được những thông tin tổng quan đến chi tiết nhất và có được công việc Tester ưng ý. Nếu bạn đang muốn bắt đầu với công việc Tester và có thêm những câu hỏi phỏng vấn ở mức độ nâng cao hơn thì đừng quên đăng ký tham gia Khóa học Tester.

4.5/5 - (53 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone