Cơ sở dữ liệu là gì? Hiểu rõ vai trò của CSDL với phần mềm.

Admin1

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển như hiện nay, cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, quản lý và truy xuất thông tin. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu còn là nền tảng của thông tin hiện đại bởi khả năng lưu trữ và truy cập nhanh chóng. Vậy cơ sở dữ liệu là gì? Tầm quan trọng ra sao? Hãy cùng theo dõi những thông tin có trong bài dưới dưới đây của chúng tôi nhé!

Cơ sở dữ liệu là gì?
Cở sở dữ liệu database là gì?

Một vài khái niệm liên quan tới cơ sở dữ liệu là gì? 

Dữ liệu là gì? 

Dữ liệu là tập hợp của các thông tin đơn lẻ, nó có thể tồn tại dưới dạng văn bản, số, byte, hình ảnh… Tất cả những dữ liệu đó đều có thể lưu trữ trong bộ nhớ hoặc bằng giấy. 

Hoặc hiểu đơn giản thì dữ liệu chính là tài liệu có liên quan trực tiếp tới vấn đề nào đó mà bạn đang quan tâm như tên, tuổi, địa chỉ, chiều cao, cân nặng…. 

Cơ sở dữ liệu là gì?

Sau khi tìm hiểu khái niệm về dữ liệu như ở trên chắc hẳn bạn đang thắc mắc về cơ sở dữ liệu là gì? Liệu chúng có giống với dữ liệu hay không? 

Thực tế, cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu được tổ chức theo hệ thống để người dùng có thể truy cập và quản lý dễ dàng hơn. Tại đây bạn có thể sắp xếp và lưu trữ chúng dưới dạng hàng, bảng, cột giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm sau này. 

Có nhiều loại cơ sở dữ liệu có sẵn như MySQL, Sybase, Oracle, MongoDB, Informix, PostgreSQL, SQL Server…. Và tất cả chúng đều được quản lý bởi hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu DBMS.  

Cơ sở dữ liệu có tác động như thế nào trong quá trình phát triển phần mềm?

Hiện nay, cơ sở dữ liệu được sử dụng rất nhiều trong mọi lĩnh vực. Với tính ứng dụng cao, cơ sở dữ liệu thường được sử dụng với một vài mục đích phổ biến sau: 

  • Cải tiến quy trình kinh doanh: Giúp thu thập các dữ liệu có liên quan tới việc xử lý đơn hàng, bán hàng, chăm sóc khách hàng… Việc này sẽ giúp cải thiện quy trình bán hàng, mở rộng quy mô kinh doanh và tăng doanh thu…..
  • Theo dõi khách hàng: Lưu trữ thông tin người dùng chẳng hạn địa chỉ, tên, tuổi, hành vi. Từ đó chủ doanh nghiệp có thể sử dụng để cải thiện trải nghiệm người dùng với tệp nội dung đa dạng hơn. 
  • Bảo mật dữ liệu về sức khỏe: Tại bệnh viện lớn hoặc phòng khám tư nhân có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu sức khỏe của người bệnh với mục đích theo dõi và nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. 
  • Lưu trữ dữ liệu có liên quan tới cá nhân: Bạn có thể sử dụng nó để lưu lại những thông tin về hình ảnh, lưu trữ phương tiện khác…… 
co so du lieu de lam gi
Cơ sở dữ liệu có tác động như thế nào đến quá trình phát triển phần mềm?

Các loại cơ sở dữ liệu được sử dụng trong phát triển phần mềm nhiều nhất

Vì những tác động tích cực của mình đến quá trình phát triển phần mềm, rất nhiều loại cơ sở dữ liệu đã được phát triển và mỗi loại đều để lại những tín hiệu tích cực đến quá trình code và test của đội ngũ phát triển:

  • Cơ sở dữ liệu phân tán: Là loại cơ sở dữ liệu được thu thập từ hệ thống máy tính cục bộ, nhưng đối với lại cơ sở dữ liệu này thông tin sẽ không tập trung tại 1 nơi mà sẽ bị phân tán dưới nhiều dạng. 
  • Cơ sở dữ liệu quan hệ: tồn tại dưới dạng văn bản, nó còn được gọi là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu DBMS. Đây là loại dữ liệu phổ biến nhất trên thị trường tương thích với nhiều ngôn ngữ như MySQL, Oracle và Microsoft SQL Server.
  • Cơ sở dữ liệu Object-oriented: Loại này hỗ trợ người dùng lưu toàn bộ cơ sở dữ liệu khác nhau. Dữ liệu tồn tại ở dạng đối tượng, trong đó mỗi đối tượng sẽ được lưu trong 1 thuộc tính riêng biệt. PostgreSQL là ví điển hình cho tệp dữ liệu hướng đối tượng Object-oriented
  • Cơ sở dữ liệu tập trung: Tồn tại ở vị trí duy nhất, người dùng có thể truy cập vào tệp dữ liệu này từ nhiều nền tảng khác nhau.
  • Cơ sở dữ liệu mã nguồn mở: Giúp lưu trữ mọi thông tin có liên quan tới hoạt động. Thường được sử dụng trong các lĩnh vực tiếp thị, cơ sở dữ liệu, dịch vụ khách hàng…. 
  • Cơ sở dữ liệu đám mây:cơ sở dữ liệu được tối ưu hóa hoặc được xây dựng dựa trên nền tảng ảo hóa. Ngoài ra, nó cung cấp tới người dùng khả năng mở rộng dữ liệu cao với độ an toàn tuyệt đối. 
  • Kho dữ liệu: Kho dữ liệu là một hệ thống thông tin chứa dữ liệu lịch sử giao dịch từ nhiều nguồn, giúp đưa ra quyết định và khai báo thông tin nhanh chóng và đơn giản nhất. 
  • Cơ sở dữ liệu NoSQL: Dùng cho các tệp dữ liệu phân tán lớn. Đặc biệt chúng có tác dụng rất lớn trong việc phân tích dữ liệu phi cấu trúc với dung lượng lớn. 

>>> Xem thêm: Cách phân biệt NoSQL và SQL? Khi nào nên sử dụng NoSQL và SQL

  • Cơ sở dữ liệu đồ thị: Loại cơ sở dữ liệu sử dụng đồ thị để lưu trữ dữ liệu, bên cạnh đó chúng còn được sử dụng để lập bản đồ và lưu trữ các mối quan hệ. 
  • Cơ sở dữ liệu OLTP: Truy cập dữ liệu truy cấp với tốc độ nhanh, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu trong môi trường đa truy cập. 
  • Cơ sở dữ liệu cá nhân: phân chia dữ liệu cá nhân trên máy tính thành nhiều tệp nhỏ hơn từ đó việc quản lý cũng đơn giản hơn. 
  • Cơ sở dữ liệu đa phương thức: là nền tảng xử lý dữ liệu với mô hình dữ liệu được xác định trước. Trong đó thông tin và kiến thức được sắp xếp theo môi trường nhất định. 
  • Cơ sở dữ liệu JSON: Dữ liệu được lưu thành bộ sưu tập dưới dạng XML, BSON, JSON…. Đây là loại dữ liệu hỗ trợ người dùng lưu trữ dữ liệu tùy thích dưới bất cứ dạng nào. 
  • Cơ sở dữ liệu mạng: Là loại cơ sở dữ liệu được lưu trữ dưới dạng many to many. Thường xuất hiện dưới dạng cấu trúc phức tạp. 
co so du lieu mang

Những thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu 

Với những đóng góp tích cực của mình trong việc phát triển phần mềm, các bộ phận bên trong cấu trúc Cơ sở dữ liệu đều được bóc tách với những đóng góp chung vào hoạt động của cơ sở dữ liệu: 

  • Phần cứng: Gồm các thiết bị có liên quan như thiết bị vật lý, thiết bị I/O, thiết bị điện tử, thiết bị lưu trữ, thiết bị máy tính…. Hơn nữa, phần cứng chính là nơi cung cấp giao diện giữa máy tính với người dùng. 
  • Phần mềm: là chương trình cơ bản được dùng để điều khiển và quản lý cơ sở dữ liệu tổng. Phần mềm gồm có phần mềm cơ sở dữ liệu, phần mềm mạng, hệ điều hành. Trong đó phần mềm mạng được sử dụng để chia sẻ dữ liệu giữa người dùng với chương trình ứng dụng để việc truy cập trở nên nhanh chóng hơn.
  • Dữ liệu: Dữ liệu thực tế bao gồm các sự kiện, nhận thức, quan sát, ký hiệu hoặc hình ảnh. 
  • Thủ tục: tổng hợp toàn bộ quy tắc và hướng dẫn người dùng cách sử dụng DBMS. Bằng phương pháp thiết kế và ghi lại thông tin liên quan tới cơ sở dữ liệu từ đó cho phép người dùng vận hành và quản lý nó. 
  • Ngôn ngữ truy cập: Cho phép bạn cập nhật cơ sở dữ liệu đến, cập nhật cơ sở dữ liệu mới và truy xuất dữ liệu từ DBMS. 

Ưu và nhược điểm của cơ sở dữ liệu 

Ưu điểm của việc sử dụng Cơ sở dữ liệu trong phát triển phần mềm 

Cơ sở dữ liệu giúp đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu bằng cách áp dụng các quy tắc dữ liệu nhất định. Điều này đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ và truy xuất một cách đáng tin cậy và chính xác.

Cơ sở dữ liệu cho phép nhiều người dùng truy cập và chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng. 

– Cơ sở dữ liệu cung cấp các cơ chế bảo mật để bảo vệ dữ liệu khỏi truy cập trái phép. Quản trị viên có thể áp dụng quyền truy cập dựa trên vai trò và phân quyền, từ đó kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu.

Nhược điểm của việc sử dụng Cơ sở dữ liệu trong phát triển phần mềm 

– Chiếm không gian lưu trữ lớn

– Yêu cầu cập nhật và bảo trì dữ liệu thường xuyên, nếu không có sự phù hợp có thể gây suy giảm chức năng. 

– Gây khó khăn trong việc tích hợp cơ sở dữ liệu có liên quan…. 

Trên hết, cơ sở dữ liệu không chỉ là một khái niệm kỹ thuật, mà còn là một công cụ quan trọng giúp chúng ta khai thác và tận dụng thông tin một cách hiệu quả. Việc hiểu về cơ sở dữ liệu và những nguyên tắc cơ bản của nó là một bước quan trọng để đảm bảo rằng chúng ta có thể tận dụng tối đa tiềm năng của thông tin trong thế giới kỹ thuật số ngày nay. Mong rằng khái niệm cơ sở dữ liệu là gì và những thông tin có liên quan trên sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã đón đọc, đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới hơn nhé.

Đánh giá bài viết
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone