Software Engineer là ai? Công việc của những kỹ sư phần mềm.

Admin1

Nếu quan tâm đến ngành công nghệ thông tin thì kỹ sư phần mềm là nghề nghiệp được nhắc đến khá nhiều. Thế nhưng Software engineer là gì và công việc của các kỹ sư phần mềm như thế nào? bạn có tò mò những kỹ sư phần mềm này làm việc như thế nào không?

Hãy cùng tìm hiểu Software engineer là gì và có những lĩnh vực chính nào trong ngành nghề này nhé.

software engineer là ai? Công việc của các kỹ sư phần mềm
Software engineer là ai? Công việc của các kỹ sư phần mềm

Software engineer là gì

Software engineer hay còn gọi là các kỹ sư phần mềm là công việc mà hàng ngành bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin mơ ước có được sau khi ra trường. Các software engineer đóng vai trò quan trọng trong ngành khoa học máy tính, bao gồm việc phát triển và xây dựng các phần mềm hệ thống máy tính và phần mềm ứng dụng.

Các phần mềm hệ thống được phát triển bao gồm các tiện ích, hệ thống điều hành phục vụ cho sự vận hành của phần cứng máy tính. Còn đối với các phần mềm ứng dụng, các chương trình này tập trung vào nhu cầu cụ thể của người dùng, như trình duyệt web, xử lý văn bản, v.v

Các kỹ sư phần mềm sẽ tận dụng các phân tích chuyên sâu về toán học và các nguyên tắc của khoa học máy tính để thiết kế và phát triển các phần mềm trên. Các kỹ sư máy tính có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình từ quá trình học tập và làm việc để tạo nên các phần mềm hữu ích.

Lập trình web

software engineer website
Công việc của software engineer website

Kỹ sư phát triển web (Web developer), các kỹ sư phần mềm này chuyên phát triển các các ứng dụng World Wide Web bằng cách sử dụng mô hình máy khách và máy chủ. Dựa trên các yêu cầu của khách hàng hoặc nhóm thiết kế thành những website hoàn chỉnh mà chúng ta thường xuyên truy cập vào mỗi ngày.

Các Software engineer Web sẽ chuyển đổi những con ngữ mà con người hay sử dụng sang loại ngôn ngữ lập trình bậc cao mà máy tính có thể hiểu được. Riêng với mảng lập trình website, các kỹ sư phần mềm được chia thành 3 nhóm khác nhau đó là:

  • Kỹ sư front end
  • Kỹ sư back end
  • Kỹ sư full stack

Kỹ sư phần mềm mảng front-end

Các kỹ sư làm việc trong mảng thiết kế front end của web là những phần mà người dùng tương tác trực tiếp trên web. Đó là hình ảnh, các button và nút tương tác trên màn hình. Các kỹ sư front end xây dựng và sắp xếp giao diện của web mà khách hàng có thể thấy trên màn hình. Họ kiểm soát những gì sẽ xảy ra khi bạn nhấp vào một nút trên thanh công cụ, hoặc thực hiện các thao tác khác trên trang web đó.

Thông thường các front end được xây dựng trên cơ sở ba ngôn ngữ lập trình: Html, Css và ngôn ngữ lập trình Javascript.

Kỹ sư phần mềm mảng back-end

Các kỹ sư lập trình back end khác với các front end engineer, back end chịu trách nhiệm thực hiện rất nhiều phần không trực quan, có thể hiểu là các hoạt động hậu trường của một website, để giúp trang web đó hoạt động một cách trơn tru. 

Các back end sofware engineer có vai trò chính là tối ưu hóa các máy chủ để cho tốc độ và năng suất hoạt động của website hiệu quả. Nhờ vậy mà tạo ra giải pháp lưu trữ dữ liệu cũng như triển khai các cấu trúc bảo mật, quyết định dữ liệu nào sẽ hiển thị cho người dùng, và tính toán thống kê trên dữ liệu đó, v.v. 

Trong 1 website bán hàng điện tử, back end của website này gồm những tệp lưu trữ thông tin về sản phẩm, lưu trữ lịch sử giao dịch, thanh toán, tin nhắn phản hồi tới khách hàng và đề xuất các mặt hàng tương tự mà người dùng có thể sẽ quan tâm dựa theo lịch sử giao dịch của họ. 

Các kỹ sư phần mềm back-end sử dụng các ngôn ngữ như PHP, Python, Java, và .Net để xây dựng một ứng dụng.

Kỹ sư phần mềm full-stack

Full stack sẽ đảm nhận cả 2 mảng front end và back end bởi vậy các kỹ sư phần mềm full stack sở hữu lượng kiến thức nhất định trong mảng còn lại. Qua thời gian, họ hoàn toàn có thể trở thành chuyên gia chuyên sâu trong cả 2 lĩnh vực đó và có khả năng chuyển đổi linh hoạt.

Lập trình ứng dụng di động

software engineer mobile app
Software engineer mobile app

Bên cạnh việc phát triển các website, ngày này xu hướng sử dụng các ứng dụng mobile app đang ngày càng cao vì các thiết bị di động hoàn toàn có thể được sử dụng như một trước máy tính mini.

Giống như việc phát triển ứng dụng web, các ứng dụng di động được phát triển từ các phần mềm truyền thống. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt quan trọng là các ứng dụng dành cho thiết bị di động thường được viết riêng để chạy trên các nền tảng khác nhau như Android, iOS và Windows.

Các software engineer thiết kế mobile app cần hiểu rõ sự khác nhau giữa các nền tảng, cũng như xây dựng các ứng dụng hoạt động trên nhiều loại thiết bị khác nhau và xem xét các giới hạn kỹ thuật, như bộ nhớ, sức mạnh xử lý

Bên cạnh giai đoạn thiết kế, để mobile app hoạt động hiệu quả, đôi khi các Software engineer đóng vai trò của một tester để các app khi phát hành đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

>>> Xem thêm: Test mobile là gì? Những điều bạn cần biết.

QA/QC/Tester

Kỹ sư phần mềm là công việc mơ ước của đại đa phần các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin hướng đến. Thế nhưng công việc của các kỹ sư phần mềm không đơn thuần chỉ là ngồi viết code, xây dựng phần mềm. Tùy vào mỗi dự án khác nhau, các kỹ sư phần mềm sẽ phải kiêm nhiệm những vị trí khác nhau nhưng đây lại là công việc đòi hỏi rất cao. Thế nên nếu như chưa thể trở thành một Software Engineer chuyên nghiệp QA, QC và Tester đều là những công việc rất phù hợp. Công việc của kỹ sư phần mềm phụ trách mảng chất lượng sản phẩm tập trung chủ yếu vào việc kiểm tra tất cả những thao tác khác nhau mà người dùng có thể làm trên một phần mềm, cũng như đảm bảo rằng tất cả đều hoạt động bình thường và không có sai sót. 

Vai trò của software engineer ở vị trí QA QC Tester
Vai trò của software engineer ở vị trí QA QC Tester

So sánh vai trò của QA, QC và Tester

QAQCTester
Đề xuất quy trình phát triển và đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩmĐảo bảo thiết kế sản phẩm đáp ứng các yêu cầu và thông số kỹ thuật của khách hàng (dựa trên các tiêu chuẩn sản phẩm của QA)Thử nghiệm thực tế sản phẩm bằng một cách chi tiết nhất để xem sản phẩm đã đáp ứng tiêu chuẩn hay chưa
tập trung vào quy trình, trình tự và tiến độ dự ánTập trung thực hiện các bài kiểm tra chất lượng của sản phẩm cuối cùngThực hiện các bài test để phát hiện các bug của sản phẩm
Bảng so sánh vai trò và công việc của Software Engineer ở các vị trí QA, QC và Tester.

DevOps Engineer

Kỹ sư DevOps là vị trí khá mới mẻ trong ngành software engineer. Các developer trong cùng một công ty sở hữu các kỹ năng khác nhau và hướng tới các mục tiêu khác nhau. 

Các nhà phát triển phần mềm / trang web luôn muốn cải tiến sản phẩm bằng việc giới thiệu các tính năng mới cho ứng dụng. Tuy nhiên, việc liên tục đổi mới và cập nhật sẽ ảnh hưởng ít nhiều với sự ổn định của sản phẩm công nghệ đó, điều mà nhóm vận hành luôn muốn hướng tới và duy trì. 

Các kỹ sư DevOps giảm bớt sự phức tạp các hành động cần thiết để cập nhật ứng dụng và các bước để duy trì ứng dụng đó. DevOps chính là tập hợp các phương pháp hoạt động của phần mềm và các vận hành CNTT lý tưởng trong 1 nhóm duy nhất. Đó cũng chính là lý do cái tên DevOps ra đời khi là sự kết hợp của 2 từ Phát triển (Development) và Vận hành (Operations). Các kỹ sư DevOps sẽ giới thiệu các quy trình, công cụ và phương pháp để cân bằng nhu cầu trong suốt vòng đời của phần mềm / trang web đó, từ mã hóa và triển khai, đến bảo trì và cập nhật.

Embedded Software Engineer (Kỹ sư lập trình nhúng)

Khác với các phần mềm máy tính tiêu chuẩn trên máy tính và các thiết bị di động, các phần mềm nhúng Embedded software được tạo nên để chạy toàn bộ hệ thống của một phần cứng nào đó (thường là các loại máy móc hoặc thiết bị gia dụng); dựa trên cảm biến thời gian thực mà phần cứng đó nhận đc thông qua thao tác của con người. 

Hiện nay đa phần các phần mềm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế đời sống như các loại phương tiện di chuyển (ô tô, tàu điện, máy bay, v.v), các sản phẩm gia dụng (lò vi sóng, máy giặt, robot hút bụi, v.v), hoặc thang máy là những ví dụ về hệ thống phần mềm nhúng. 

Các kỹ sư phần mềm nhúng chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, sản xuất, thử nghiệm và bảo trì các hệ thống nhúng. Thông thường, vai trò này nghiêng nhiều hơn về phía phát triển phần mềm, đó là lý do tại sao vị trí này còn được gọi là kỹ sư phần mềm nhúng.

Lộ trình để trở thành một Software Engineer

Xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể

Việc có mục tiêu rõ ràng là quan trọng, đặc biệt khi bạn đang cố gắng kết hợp việc học cùng việc duy trì công việc hiện tại. Điều này giúp bạn tập trung hơn vào việc nghiên cứu mà không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố xung quanh. Đôi khi, áp lực tốt đến từ bên trong chính là động lực lớn nhất. Mục tiêu của bạn nên được xác định rõ ràng và cụ thể, đồng thời phản ánh sự khả thi và phù hợp với bạn nhất.

Kế hoạch thực hiện

Cùng với việc thiết lập mục tiêu, bạn cần xây dựng một kế hoạch cụ thể để đạt được nó. Đây là lúc bạn có thể học hỏi từ những câu chuyện thành công của người khác. Mặc dù không có mô hình nào hoàn toàn trùng với tình hình của bạn, nhưng từ đó bạn có thể thu được những gợi ý quý báu. Bạn đã tự đề ra một kế hoạch cá nhân của mình thông qua việc tham khảo nguồn thông tin từ các nguồn như learn programming, freeCodeCamp và Medium.

Để mở đầu, kế hoạch của bạn khá đơn giản và cụ thể. Bạn có thể bắt đầu với một khóa học Intro to CS (Computer Science) để nắm được kiến thức cơ bản về lĩnh vực này.

Tiếp theo, bạn đặt mục tiêu học và áp dụng các hướng dẫn từ freeCodeCamp cho đến khi tạo ra một loạt ứng dụng, từ đó xây dựng một portfolio đa dạng phục vụ cho mục tiêu trở thành một full stack web developer.

Sau đó, bạn tập trung vào việc tái cấu trúc mã nguồn (refactoring), thực hiện kiểm thử (test), và tiếp tục nghiên cứu các khái niệm ở mức độ cao hơn.

Đồng thời, trong thời gian đó hãy đóng góp cho các dự án mã nguồn mở và thư viện (open source projects, libs) để có trải nghiệm thực tiễn và chia sẻ kiến thức.

Cuối cùng, bạn chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn bằng cách tuân theo hướng dẫn trong Google’s Technical Guide. Điều này đã đưa bạn đến việc tham gia khóa học Udacity CS101, được Google giới thiệu như một nguồn tài nguyên quý báu.

Tạm kết

Trong ngành khoa học máy tính, vai trò của các Software engineer là vô cùng quan trọng, có thể nói là đóng góp tời hơn 50% trong sự phát triển chung của từng dự án cũng trong ngành. Chính vì vậy để trở thành một Software engineer chuyên nghiệp, đừng bỏ qua những kiến thức về QA, QC cũng như các khóa học Tester nhé!

Đánh giá bài viết
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone