Các bạn học ngành công nghệ thông tin cũng như nhiều bạn mới tìm hiểu ngành kiểm thử chắc hẳn sẽ thắc mắc test scenario là gì? Test scenario và test case khác nhau ở điểm nào? Và cách thực hiện mẫu test scenario ra sao? Hãy cùng testpro tìm hiểu những thông tin trên bằng bài viết dưới đây nhé!
Test scenario là gì?
Test scenario là một kịch bản được sử dụng để kiểm tra các loại mô tả cũng như ứng dụng của phần mềm từ đầu đến cuối. Một phần mềm hay ứng dụng khác nhau có thể được kiểm thử bằng nhiều trường hợp khác nhau, các trường hợp đó là test case và mỗi trường hợp lại cần có kịch bản kiểm thử tương ứng. Đó là lý giải giúp bạn đọc dễ dàng hiểu được test scenario là gì?
Và thông thường test scenario có thể làm cơ sở cho việc tạo trường hợp thử nghiệm cấp thấp hơn. Một kịch bản kiểm thử có thể có nhiều trường hợp kiểm thử, tùy thuộc vào độ dài và độ khó của phần mềm và ứng dụng.
Nguyên nhân phải thực hiện test scenario là gì?
Quá trình thực hiện test scenario giúp cho tất cả các bên từ khách hàng, đội ngũ phát triển phần mềm, phân tích viên… để có thể hình dung các phương pháp kiểm thử và đều có thể giám sát quá trình kiểm thử ứng dụng hay phần mềm. Kịch bản kiểm thử còn có thể làm cơ sở để phân bổ nhân sự tester cũng như tiết kiệm được phần lớn thời gian dự án.
Xác định các chức năng cần phải kiểm tra, giúp cho ứng dụng hoạt động đúng như mong muốn mà khách hàng mong chờ.
Những phương pháp thực hiện test scenario
Có ba phương pháp chính để có thể tạo ra các kịch bản kiểm thử phù hợp, sát với thực tiễn nhất
- Ưu tiên những loại kịch bản đơn giản, dễ dàng thực hiện trước. Bạn đóng cai trò hoặc đứng trên khía cạnh. vào cách đặt mình làm vị trí người dùng. Lúc này bạn sẽ đóng vai tò là người sử dụng ứng dụng, bạn sẽ đăng nhập bằng cách nào, sử dụng thông tin gì…từ đấy sẽ lên kịch bản kiểm thử theo hướng đơn giản nhất.
- Sử dụng lối riêng biệt trong cách tư duy viết test scenario
- Nếu như bạn có một nguồn cung test scenario quá lớn. Thì hãy ưu tiên những kịch bản kiểm thử theo hướng sở thích của khách hàng. Bởi người sử dụng phần mềm chính sau nay vẫn là khách hàng.
Cách viết test scenario template
Thực hiện việc viết test scenario template theo các bước sau:
- Đọc các tài liệu, thô, cần đọc về thông tin dự án từ các yêu cầu và đòi hỏi khác nhau nên các tài liệu liên quan đến BRS, SRS, FRS… nên được ưu tiên. Tài liệu BRS là đặc tả yêu cầu nghiệp vụ, SRS là đặc tả yêu cầu phần mềm và FRS là tuyên bố về những yêu cầu và chức năng. Bên cạnh đó bạn cũng cần tham khảo các trường hợp liên quan đến trường hợp sử dụng như sách, tài liệu hướng dẫn
- Đi thẳng vào vấn đề, tester xác định rõ mục tiêu chính xác từ người dùnng từ đs tiên đoán trước các hành động cụ thể có thể xẩy ra. Đính kèm bên trong mẫu tes scenario đính kèm các hành động liên quan đến kỹ thuật với kịch bản kiểm thử. Sau khi xác định các trường hợp, vị trí có khả năng bị lạm dụng bởi hacker cần gửi cảnh báo vào bên trong test scenario template, có gắn tự mình phát hiện những vị trí sơ hở của hệ thống bảo mật.
- Sau khi hoàn thành việc đọc tài liệu và phân tích. Nhân viên kiểm thử cần liệt kê các test case để kiểm tra chức năng của cả phần mềm
- Khi kịch bản kiểm thử hoàn thiện, đội ngũ tester cần chạy thử và xác nhận các yêu cầu là tương thích với Test scenario hay không?
- Xem xét và đánh giá lại test scenario vừa thực hiện. Kịch bản scenario sẽ được đội ngũ kiểm thử và test manager. Sau khi được thông qua, mẫu test scenario sẽ được làm cơ sở thực hiện bài test.
Ví dụ về test scenario template trên mẫu gmail
Có nhiều tài liệu để thực hiện viết tài liệu, kịch bản hay các trường hợp kiểm thử, đa phần các tester sẽ viết những tài liệu này qua excel, google sheet hay gmail… cho các modul. Dưới đây là cách viết kịch bản kiểm thử qua gmail
Tình huống thử nghiệm trên mô-đun Hộp thư đến
- Nhấp vào hộp thư đến và xác minh rằng tất cả thư đã nhận được hiển thị và danh sách cao
- đã trong hộp thư đến.
- Kiểm tra xem thư nhận được mới nhất đã được hiển thị đúng với id email của người gửi chưa.
- Chọn thư, trả lời và gửi chuyển tiếp; kiểm tra mục đã gửi của người gửi và hộp thư đến của người nhận.
- Kiểm tra xem có tệp đính kèm nào trong thư được tải xuống hay không.
- Kiểm tra xem tệp đính kèm có được quét đúng cách để tìm vi-rút hay không trước khi tải xuống.
- Chọn thư, trả lời và chuyển tiếp lưu dưới dạng thư nháp, đồng thời kiểm tra thư xác nhận và kiểm tra trong phần Thư nháp.
- Kiểm tra tất cả các email được đánh dấu là đã đọc không được đánh dấu.
- Kiểm tra tất cả người nhận thư trong Cc có hiển thị cho tất cả người dùng hay không.
- Kiểm tra tất cả người nhận email trong Bcc không hiển thị cho người dùng.
- Chọn thư, xóa nó, sau đó kiểm tra trong phần Thùng rác.
Tình huống thử nghiệm trên mô-đun Soạn thư
- Kiểm tra xem tất cả người dùng có thể nhập id email vào To, Cc và Bcc hay không.
- Kiểm tra để đảm bảo rằng toàn bộ người dùng có thể nhập các id email khác nhau vào To, Cc và Bcc.
- Soạn thư, gửi và kiểm tra thư xác nhận.
- Soạn thư, gửi và kiểm tra mục đã gửi của người gửi và hộp thư đến.
- Soạn thư, gửi và kiểm tra id email không hợp lệ và hợp lệ (định dạng hợp lệ), kiểm tra thư trong hộp thư đến của người gửi.
- Soạn chính, loại bỏ, sau đó kiểm tra thông báo cấu hình và bản nháp đăng ký.
- Soạn thư nhấp vào lưu dưới dạng bản nháp và kiểm tra thư xác nhận
- Soạn thư nhấp vào đóng và kiểm tra cấu hình lưu dưới dạng bản nháp.
Trong khi đó việc thực hiện test case thì lại được đa phần các tester thực hiện trên excel. Xem thêm “ Cách viết mẫu test case trong excel đơn giản nhất”
So sánh các mẫu test case và test scenario
So sánh về khái niệm
- Test case là các trường hợp kiểm thử, gồm các giá trị tập hợp đầu vào để thực hiện bài test, kết quả mà đội ngũ mong muốn và các điều kiện kiểm thử. Trong khi đó Test Scenario là kịch bản kiểm thử, là thủ tục thử nghiệm.
- Bên trong kịch bản kiểm thử, có thể chứa 1 hay nhiều mẫu test case. Trước khi kiểm thử, đầu tiên hãy chuẩn bị các kịch bản kiểm thử sau đó tạo hai trường hợp kiểm thử khác nhau cho mỗi kịch bản.
- Việc thực hiện test scenario template để bắt đầu 1 chuỗi test liên tiếp nhau gồm nhiều phương pháp test. Mỗi 1 phương pháp phải đặt ra 2-3 trường hợp khác nhau (test case) mô phỏng hành động có thể có của người dùng
So sánh vai trò và cách thực hiện test case và test scenario
Các thông số so sánh | Trường hợp thử nghiệm | Kịch bản thử nghiệm |
Bán kính | Sâu nhưng nhỏ hơn trong bán kính quét. Tập trung hơn vào một tính năng cụ thể | Khu vực thử nghiệm rộng. Hiển thị toàn bộ chức năng. |
Hoạt động | Hành động cấp thấp | Hành động cấp cao |
bảo trì | Cần nhiều nỗ lực hơn để duy trì quy trình | Yêu cầu ít nỗ lực hơn để duy trì quy trình. |
Nội dung | Tài liệu chi tiết bao gồm Đầu vào, Đầu ra và cả các bước điều hướng. | Không chi tiết nhưng có các tuyên bố một dòng về các thử nghiệm khác nhau sẽ được thực hiện. |
Sự tiêu thụ thời gian | Cần nhiều thời gian hơn do tính chất chi tiết của nó | Yêu cầu ít thời gian hơn so với |
Test Scenario là một trong những quá trình quan trọng để thiết lập một kịch bản kiểm thử hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Sử dụng Test Scenario sẽ giúp kiểm thử viên dễ dàng giải quyết các vấn đề trong dự án. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về test scenario là gì? Cách viết test scenario như thế nào? Và mẫu test case và test scenario khác nhau ra sao?