Hiện nay ở trong nước thì việc lựa chọn các tài liệu học tester bằng tiếng Việt là cách giúp chúng ta tiếp cận gần hơn với nghề Tester và được khá nhiều người áp dụng. Bạn có thể tìm kiếm những tài liệu này thông qua những giáo trình hướng dẫn với nội dung đầy đủ nhất bằng cách truy cập vào mạng internet hoặc là tìm hiểu trên các giáo trình tại các trường đại học, trung tâm đào tạo Tester. Dưới đây là một vài gợi ý hướng dẫn giúp các bạn có thể tìm được những tài liệu phù hợp nhất.
Một số bộ tài liệu học Tester bằng tiếng Việt phổ biến
Một vài bộ tài liệu học Tester phổ biến nhất mà chúng tôi đề cập dưới đây hy vọng là sẽ giúp ích cho những ai đang cần.
– Bộ Ebook tài liệu học Tester căn bản
Bộ tài liệu này gồm:
+ Hệ thống các bài giảng, giáo trình được viết bằng tiếng Việt sẽ giúp các bạn dễ đọc, tìm hiểu và nghiên cứu.
+ Cuốn nhập môn giới thiệu về những kiến thức cơ bản của Tester, sách này khá chi tiết ngay cả những ai chưa biết gì về Tester đọc cũng có thể hiểu được.
+ Các mẫu tài liệu tiếng anh phổ biến, giúp người đọc nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng chuyên sâu để hoàn thiện bản thân.
– Bộ tài liệu tự học Tester năm 2020
Đây là bộ tài liệu hướng dẫn tự học Tester cơ bản nhất, nó bao gồm:
+ Những tài liệu liên quan đến Tester
+ Hướng dẫn chi tiết về cách thiết kế Test Case trong kiểm thử phần mềm.
+ Bộ tài liệu về Software Testing của thầy Nguyễn Ngọc Tú
+ Tài liệu Foundations of Software Testing – phù hợp với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về Tester.
Nền tảng kiến thức cần có khi bắt đầu học Tester
Cho dù là bạn tìm hiểu về Tester thông qua bộ tài liệu nào đi chăng nữa thì chắc chắn bạn cần phải nắm vững được những kiến thức nền tảng sau:
– Những tập lệnh cơ bản và các hoạt động của một số hệ điều hành như Windows và Linux. Trong các hệ điều hành mà bạn tìm hiểu thì cần phải hiểu cấu hình và cách cài đặt ứng dụng hoặc xem các thông tin của người sử dụng để có thể đưa ra những điều chỉnh thông số của các kết nối phù hợp.
– Nắm vững cơ bản về các định nghĩa, bản chất và các cách hoạt động của mô hình Client/Server: cách giao tiếp hoặc các kết nối của mô hình.
– Phân biệt nhận dạng được web-based application với những ứng dụng truyền thống khác.
– Nắm vững những nguyên lý hoạt động của các giao thức-protocol cùng một số protocol cơ bản như là TCP, UDP, SMNP, TCP/IP …
– Cách sử dụng và cài đặt một hệ cơ sở dữ liệu (DBMS) là điều mà bạn cần phải biết.
Bạn sẽ có lợi thế hơn rất nhiều nếu bạn đã có những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin, bạn chỉ cần tiếp thu thêm những kiến thức chuyên môn chính về Tester là ổn.
Những công việc cần làm khi bạn là một Tester
Kiểm tra để phát hiện các lỗi, duy trì đảm bảo chất lượng phần mềm là nhiệm vụ hàng đầu của một tester. Phụ thuộc vào từng mức độ của các dự án mà các Tester sẽ có những mức độ tham gia vào dự án phù hợp.
Tester thường được chia ra làm 2 hình thức hoạt động là Manual test và Automation test
+ Manual testing: Mức hoạt động này dành cho những Tester mới bắt đầu làm test.
Các Tester ở mức độ này chỉ cần có nền tảng các khái niệm liên quan đến Tester và biết cách vận dụng các kỹ năng cần thiết vào công việc sao cho phù hợp.
+ Automation testing: Là mức hoạt động dành cho các Tester đã có kinh nghiệm nhiều năm làm việc, họ muốn bồi dưỡng thêm kỹ năng và nâng cao thêm trình độ chuyên môn của bản thân. Nhiệm vụ của Automation testing là viết được code để thực hiện được các kiểm tra một cách tự động và có độ chính xác và tính ứng dụng của phần mềm cao.
Trên đây là tổng hợp các kiến thức, công việc và các tài liệu học Tester bằng tiếng Việt cho những ai cần. Với những ai đã có đam mê với công việc này thì có thể tham gia học tập tại các trung tâm đào tạo Tester chuyên ngành hoặc cũng có thể thu thập những tài liệu liên quan để tự học ở nhà. Bạn có thể lựa chọn học theo bất cứ phương pháp nào miễn là nó hiệu quả và phù hợp với bạn là được. Và bạn cũng nên nhớ rằng dù học theo cách nào thì những cuốn tài liệu chất lượng, uy tín về Tester sẽ luôn là tiền đề cho mọi thành công sau này của bạn