Khám phá sức mạnh của 6 chiếc mũ tư duy để giải quyết vấn đề

Đinh Thao

6 chiếc mũ tư duy công cụ tư duy giúp bạn đánh giá mọi việc ở nhiều khía cạnh khác nhau. Theo đó 6 chiếc mũ đỏ, đen, trắng, vàng, xanh lá, xanh dương sẽ đại diện cho 6 biểu cảm tiêu biểu: khách quan, trực quan, tiêu cực, tích cực, sáng tạo và tổng quát vấn đề. Và để hiểu hơn về 6 chiếc mũ tư duy, mời bạn cùng tìm hiểu với Testerpro trong bài viết sau đây nhé!

6 chiec mu tu duy

Khái niệm về 6 chiếc mũ tư duy

6 chiếc mũ tư duy – phương pháp giải quyết vấn đề được đưa ra bởi tiến sĩ y khoa Edward de Bono. Phương pháp này cũng được chuyển thể thành cuốn sách với tựa đề “6 Thinking Hats”.

Theo đó phương pháp tư duy này khuyến khích lối tư duy sáng tạo dựa vào bộ ý tưởng cốt lõi thông qua quá trình nhìn nhận sự việc từ nhiều khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi màu sắc trên 1 chiếc mũ sẽ đại diện cho 1 cảm xúc khác nhau như:

  • Mũ trắng – tư duy khách quan.
  • Mũ vàng – tích cực
  • Mũ đen – tư duy tiêu cực (mạo hiểm)
  • Mũ xanh lá cây – sáng tạo, nhìn nhận lại vấn đề
  • Mũ xanh dương – tư duy tổ chức
  • Mũ đỏ – tư duy cảm xúc

Tìm hiểu thông tin về 6 chiếc mũ tư duy?

Mũ trắng

Mũ trắng – đại diện cho lối tư duy dựa trên dữ liệu thông tin. Thông thường người có lối tư duy theo mũ trắng sẽ đưa ra ý kiến cụ thể thông qua các dữ liệu thực tế và khách quan đến từ luồng thông tin có sẵn.

Do đó, các vấn đề có thể giải quyết trong trường hợp này đó là:

  • Khi việc cần giải quyết dựa trên bộ thông tin có sẵn.
  • Có những thông tin nào, chúng có liên quan đến vấn đề nào?
  • Những dữ liệu, thông tin bị thiếu.

Mũ vàng

Đại diện cho lối tư duy theo hướng tích cực, mũ vàng sẽ giúp đưa ra các quan điểm lạc quan những ý kiến logic dựa vào việc dưa ra các lợi ích mà ứng dụng có thể đem tới và mức độ thành công của dự án.

Một số câu hỏi cho vấn đề này có thể là:

  • Tiến hành dự án này với lợi ích gì?
  • Yếu tố tích cực cho vấn đề đang gặp phải?
  • Tính khả thi của vấn đề đó.
6 chiec mu tu duy

Mũ đỏ

Đưa ra những ý kiến về mặt chủ quan mang tính cá nhân và cảm tính. Mọi thông tin sẽ được phát biểu dựa vào trực giác hoặc cảm xúc tại thời điểm đó mà không cần đưa ra những lý thuyết hoặc lý lẽ cần chứng minh cho những gì mình đang nói.

Các câu hỏi được đặt ra trong trường hợp này có thể là:

  • Cảm xúc của bạn đối với 1 vấn đề hiện tại?
  • Trực giác của bạn đang mách bảo điều gì?
  • Vấn đề này bạn có hài lòng với nó không?

Mũ xanh lá

Mũ xanh lá cho sự tư duy và sáng tạo, màu xanh biểu tượng của hy vọng và mạnh mẽ, luôn không ngừng phát triển giống với những người mang mũ màu xanh lá luôn là người có nhiều ý tưởng sáng tạo. Từ đó, tư duy theo mũ màu xanh sẽ giúp vấn đề nhanh chóng được giải quyết.

Mũ xanh dương

Mũ xanh dương – đại diện cho lối tư duy được sắp xếp có trình tự, được tổ chức và hệ thống hóa 1 cách bao quát. Ví dụ: Nếu như dự án đang gặp khó khăn, người đội mũ xanh dương sẽ là người hướng mọi người tư duy theo mũ xanh lá để sự việc được giải quyết theo hướng sáng tạo hơn.

Các câu hỏi điển hình trong trường hợp này có thể là:

  • Buổi họp/buổi thảo luận hướng tới vấn đề trọng tâm nào?
  • Vấn đề nào đang cần tư duy?
  • Mục tiêu cuối cần hướng tới là gì?

Mũ đen

Cũng giống với mũ vàng tuy nhiên sở hữu mũ đen sẽ giúp lỗi tư duy sâu sắc hơn, giúp nhìn nhận mọi vấn đề sâu hơn thậm chí là cả những mặt còn hạn chế và khía cạnh bất thường cần xử lý trong dự án.

Đây cũng là việc làm giúp chúng ta nhìn nhận lại mọi vấn đề theo khía cạnh tốt hơn, giúp dự án tránh khỏi những rủi ro từ đó điều chỉnh lại kế hoạch và thêm những kế hoạch dự phòng cho những vấn đề phát sinh.

Cách áp dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy

6 chiec mu tu duy

Thông thường 6 chiếc mũ tư duy sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề theo nhóm hoặc trên phương diện cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả. Nhưng nếu bạn đang muốn áp dụng phương pháp này để xử lý công việc trong nhóm thì có thể phân chia chúng theo các bước sau:

Bước 1: Mũ trắng – Nêu lên mọi thông tin, ý kiến dựa vào dữ liệu cho trước hoặc thông qua bằng chứng cụ thể.

Bước 2: Mũ xanh lá cây – Đưa ra các ý kiến sáng tạo khác nhau và đề xuất phương pháp giải quyết phù hợp nhất.

Bước 3: Đánh giá ý kiến của mũ màu xanh bằng cách đưa ra quan điểm về mũ màu đen và mũ màu vàng:

  • Mũ vàng: đề xuất những ý kiến theo chiều hướng tích cực bằng cách trả lời những câu hỏi như “lợi ích mà giải pháp đó mang lại là gì”, “kết quả sẽ ra sao nếu thực hiện đầy đủ”…..
  • Mũ đen: Giúp đánh giá lại các ý kiến trên, từ đó đưa ra những quan điểm về giải pháp không phù hợp và những yếu tố còn hạn chế.

Bước 4: Mũ đỏ – Nêu ra các ý kiến dựa trên cảm xúc, vấn đề và trực giác.

Bước 5: Mũ xanh dương – Tổng kết lại quá trình xử lý sự việc, nhìn nhận lại sự việc và từ đó đưa ra các hướng giải quyết sự việc.

Ví dụ chi tiết về 6 chiếc mũ tư duy

Để bạn hiểu hơn về 6 chiếc mũ tư duy hãy quan sát ngay ví dụ cụ thể trong tình huống thực tế trong tình huống dưới đây:

” Một công ty đang đối mặt với một vấn đề liên quan đến sản phẩm của họ bị khách hàng phản đối vì gây hại cho môi trường”.

Mũ trắng – Vấn đề xảy ra

  • Sản phẩm của công ty không thân thiện với môi trường.
  • Nhiều sản phẩm bị phản đối từ phía khách hàng
  • Xét về tính logic: Công ty cần thay đổi sản phẩm để tránh tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Mũ đỏ – Đưa ra suy nghĩ, tư duy cảm tính

  • Khách hàng cảm thấy bị lừa dối bởi sản phẩm họ tin dùng.
  • Khách hàng mong muốn công ty nhanh chóng đưa ra biện pháp cải thiện để giảm tác động tới môi trường.

Mũ đen – Mặt tiêu cực

  • Sẽ mất nhiều thời gian để cải thiện sản phẩm
  • Công ty mất danh tiếng cũng như lượng khách hàng thân thiết.
  • Sản phẩm gây hại cần được thay đổi ngay.
6 chiec mu tu duy

Mũ vàng – Mặt tích cực

  • Tiếp nhận phản hồi và thay đổi sản phẩm để giảm thiểu những ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của con người.
  • Sản phẩm tốt, thân thiện với môi trường sẽ giúp công ty cải thiện hình ảnh trong mắt khách hàng cũng như sự tin cậy của họ dành cho sản phẩm.

Mũ xanh lá – Nhìn nhận và giải quyết vấn đề

  • Công ty có thể tìm kiếm các vật liệu thân thiện với môi trường để sử dụng cho sản phẩm của mình.
  • Nghiên cứu ra phương pháp sản xuất tối ưu nhất dành cho việc phát triển và hoàn thiện sản phẩm.

Mũ xanh dương – Tổng hợp ý kiến và đưa ra quyết định

  • Công ty quyết định sẽ thay đổi sản phẩm bằng cách tìm kiếm các vật liệu thân thiện với môi trường để sử dụng thay cho vật liệu gây hại như hiện tại.
  • Đưa sản phẩm dùng thử để khách hàng trải nghiệm và sử dụng trước khi mở rộng ra ngoài thị trường.

Ưu và nhược điểm của 6 chiếc mũ tư duy

Ưu điểm

  • Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy giúp đơn giản hóa lối tư duy
  • Cách thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả mang lại cao, giúp cho mọi người nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết trong thời gian sớm nhất.
  • Hạn chế xảy ra xung đột trong khi làm việc nhóm bởi thông thường khi làm việc theo team sẽ tồn tại những quan điểm khác nhau dựa trên nhiều lối tư duy khác biệt. Chính vì thế, vấn đề có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc cạnh khác nhau để có thể đi tới kết luận tổng thể bao quát và toàn diện nhất.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương pháp 6 chiếc mũ tư duy còn tồn tại một vài nhược điểm sau:

  • Khi 1 vấn đề nhưng lại được phân tích dưới nhiều góc nhìn đa chiều việc này có thể làm lãng phí nhiều thời gian trong việc giải quyết 1 vấn đề.
  • Nếu bạn có ý định áp dụng kỹ thuật này trong buổi họp hoặc trong cuộc thảo luận thì chỉ nên sử dụng trong các dự án lớn hoặc với những vấn đề quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn.

Qua đó bạn có thể thấy 6 chiếc mũ tư duy sẽ giúp mọi người có lối tư duy mới, hiệu quả hơn. Không những thế nó còn được xem là công cụ mọi giải quyết vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Hãy thử áp dụng ngay để kiểm chứng sự hiệu quả nhé! Cảm ơn bạn đã đón đọc.

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone