Trong nhóm Scum, Sprint backlog đóng vai trò quan trọng giúp các mục tiêu thực hiện Sprint được hiện thực hóa. Vậy thế nào là Sprint backlog, chúng có vai trò ra sao trong Scrum? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Testerpro.vn nhé!
Khái niệm về công cụ quản lý Sprint backlog
Sprint backlog là các công việc cần thực hiện trong 1 dự án Sprint thực tế. Thông thường mỗi Sprint backlog sẽ được lấy ra từ product backlog cho phiên kế hoạch Sprint. Từ đây, mọi công việc đều được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu của Sprint.
Hiểu đơn giản thì Sprint backlog chính là những công việc được phân chia cho người dùng và các task bắt buộc cần được hoàn thành. Khi này bộ phận Developer sẽ thường xuyên cập nhật vấn đề liên quan tới Sprint backlog trong quá trình thực thi Sprint, bên cạnh đó các đầu mục không liên quan có thể bị xóa bỏ khỏi product backlog.
Thêm vào đó, với mỗi Sprint backlog sẽ đều cập nhật đầy đủ các hạng mục công việc như: Việc cần làm (to do), công việc đang tiến hành (in progress) và các công việc đã được hoàn thành trước đó. Thậm chí, các công việc đã thực hiện xong sẽ được cập nhật về phần trăm giá trị đạt được so với dự kiến.
Ngoài ra, quá trình cập nhật kết quả chỉ có thể thực hiện bởi bộ phần Developers, các bộ phận có liên quan khác như Scrum Master hay Product Owner sẽ không được phép chỉnh sửa hạng mục này.
Đặc biệt, Sprint backlog thường hiển thị chi tiết dưới dạng bảng tính hoặc chúng cũng giúp bạn theo dõi lỗi của sản phẩm có liên quan tới thiết kế Scrum hoặc Agile.
Nên sử dụng Sprint backlog khi nào?
Sprint backlog sẽ được sử dụng nhiều trong các cuộc họp hoặc được sử dụng trong các kế hoạch Sprint. Độ chính xác của quá trình này sẽ phụ thuộc và thời gian thực hiện, chính vì thế tốt nhất bạn nên thực hiện Sprint backlog 2 lần/ 1 tuần hoặc 1 tháng thực hiện 1 lần:
- Nếu bạn đang chạy dự án theo phương pháp Scrum thì bạn có thể sử dụng scrum master để có thể thực hiện toàn bộ các yêu cầu công việc đề ra.
- Còn nếu bạn lựa chọn chạy Sprint backlog theo Agile thì bạn có thể thực thi dự án bởi Product Owner hoặc Product manager.
Vai trò của Sprint backlog trong Scrum
Sprint backlog không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với bộ phận developers mà chúng còn là yếu tố không thể thiếu trong Scrum team. Cụ thể như sau:
Vai trò trong Developers Team
Quá trình phát triển của Sprint backlog đóng vai trò rất quan trọng trong nhóm phát triển – developers. Trong đó chúng cung cấp 2 giá trị qua trọng sau:
- Đem tới toàn bộ các công việc mà nhiệm vụ mà bộ phận developers cần phải hoàn thành trong các dự án. Từ đây giúp cho developers nhanh chóng đạt được mục tiêu trong mỗi dự án Sprint.
- Bất kỳ ai trong nhóm phát triển cũng đều có thể theo dõi được tiến độ công việc đang thực hiện.
Vai trò trong Scrum Team
Bên cạnh vai trò trong developers thì Sprint backlog còn đóng vai trò không thể thiếu trong Scrum team:
- Xác định lại toàn bộ các đầu việc cần phải hoàn thành trong mỗi dự án. Các thành viên trong dự án sẽ được xác định rõ về vai trò cũng như nhanh chóng loại đi những yếu tố chưa thực sự cần thiết để tránh tình trạng lãng phí về nguồn lực và thời gian thực hiện dự án.
- Nắm rõ về thời gian hoàn thành công việc thông qua Scrum Team và Sprint backlog từ đó có thể xác định được công việc có thể thực thi trong 1 dự án bất kỳ.
- Giúp nhóm Scrum có thể tiếp cận được phương pháp, kiến thức mới……
Lợi ích khi sử dụng Sprint backlog
- Giúp nâng cao hiệu quả, giúp dự án nhanh chóng đạt được mục tiêu theo kế hoạch đề ra. Đặc biệt khi bạn có quá nhiều dự án cần thực thi làm quá trình điều phối công việc trở nên khó khăn hơn thì đây chính là lý do bạn nên thực hiện Sprint backlog.
- Giải quyết linh hoạt các vấn đề tồn đọng trong dự án từ các công việc nhỏ nhất như lên kế hoạch cho dự án cho tới việc quản lý dự án sao cho hiệu quả.
- Cuối cùng, khi sử dụng sprint backlog sẽ giúp đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, quản lý phần mềm tốt hơn và giúp đơn giản hóa các dự án thông qua việc sự hỗ trợ từ bảng Kanban.
Các hoạt động có trong Sprint backlog
Trong mỗi dự án Sprint backlog sẽ bao gồm 4 hoạt động chính: Sprint Planning, Daily Scrum, Sprint Review và cuối cùng là hoạt động Sprint Retrospective.
Sprint Planning
Để bắt đầu cho dự án Sprint thành công, bạn cần bắt đầu với Sprint Planning đây là bước xác định lại nhiệm vụ, mục tiêu và các công việc cần thực hiện trong dự án.
Thông thường, trong hoạt động này sẽ bao gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Liệt kê ra các công việc cần thực hiện.
- Giai đoạn 2: Tìm ra các phương pháp hoàn thành cho các công việc đó.
Chính vì thế hoạt động quan trọng này sẽ giúp trả lời các thắc mắc có liên quan tới “mục tiêu của dự án Sprint này là gì?”, “Sprint thực hiện để chuyển giao công việc nào”, “Làm sao để các mục tiêu đó được hoàn thành”…….
Daily Scrum
Đây là kế hoạch các công việc Scrum cần thực hiện mỗi ngày, đây là công việc mặc định quan trọng cần thực hiện trong 1 ngày. Bên cạnh đó, cuộc trao đổi này thường được diễn ra đối với bộ phận thực thi có liên quan với dự án để giúp cho các công việc được đồng bộ và thực hiện theo trình tự nhất định.
Sprint Review
Đánh giá lại review sẽ được thực hiện sau khi thực thi xong dự án, hoạt động này được thực hiện nhằm đánh giá lại kết quả tăng trưởng đã đạt được.
Sprint Retrospective
Là giai đoạn cuối cùng trong Sprint, nó sẽ xảy ra ngay khi hoạt động Sprint Review kết thúc và bắt đầu trước thời gian xảy ra hoạt động lên kế hoạch cho dự án tiếp theo. Hoạt động này được diễn ra nhằm đưa ra phương pháp hoạt động hiệu quả nhưng cũng như để cải thiện cách làm việc sao cho có hiệu quả nhất.
Quy tắc và cấu trúc của Sprint backlog hoàn thiện
Quy tắc trong Sprint backlog
Để đạt được hiệu quả trong các dự án Sprint thì Sprint backlog cần được thực hiện theo 4 quy tắc cơ bản:
- Không để mục tiêu phát triển Sprint bị thay đổi.
- Giữ nguyên các thành phần của nhóm.
- Đảm bảo nguyên chất lượng dự án.
- Làm rõ phạm vi hoạt động có trong 2 nhóm Product Owner và Product manager.
Cấu trúc hoàn thiện của Sprint backlog
Mẫu Sprint backlog
Để thực hiện được dự án Sprint backlog sẽ có nhiều cách cho bạn lựa chọn nhưng cách phổ biến nhất là theo dạng bảng mẫu spreadsheet:
Trong đó, các chỉ số cụ thể như sau:
- Product Backlog là các công việc được phát triển trong Sprint backlog.
- Sprint sẽ bao gồm toàn bộ các công việc cần thực hiện chứa trong product backlog.
- Mục ước tính lượng công việc ban đầu sẽ bao gồm tất cả giá trị mà nhóm Developer đưa ra ở đầu kế hoạch Sprint.
Cách thực hiện Sprint backlog có hiệu quả
- Tính toán thời gian sao cho hợp lý:
Thông thường mỗi dự án Sprint sẽ diễn ra vào 1 tháng hoặc nếu . nhanh sẽ hoàn thành trong vòng 2 tuần kể từ khi bắt đầu, chính vì thế việc tính lại thời gian hoạt động là rất quan trọng. Đặc biệt các công việc trong sprint thường được sắp xếp theo chức năng và từng bộ phận. Do đó việc ước tính thời gian sẽ giúp công việc được hoàn thành tốt nhất và hiệu quả nhất tránh trường hợp thiếu hụt thời gian thực hiện khiến cho kết quả dự án không đúng theo mong đợi hoặc hoàn thành như quá sơ sài và thiếu các chức năng có liên quan.
- Tạo Sprint với độ dài phù hợp
Bên cạnh việc tính toán thời gian thực hiện thì độ dài của Sprint cũng là yếu tố bạn cần thiết kế chỉnh chu sao cho phù hợp và tối ưu nhất. Bên cạnh đó, với mỗi Sprint đều có 2 nhiệm vụ chính: Giải quyết các công việc đang tồn tại và đưa ra phương pháp xử lý công việc mới. Do đó, bộ phận thực hiện có liên quan cần đưa ra đâu là công việc quan trọng nhất và nên thực hiện việc nào trước.
Phân biệt Sprint backlog và Product Backlog
- Product Backlog thường được sử dụng để giải quyết các công việc lớn hoặc bộ sản phẩm nào đó và Sprint backlog lại được sử dụng để hoàn thành các công việc có trong tập hợp công việc con của Sprint hiện tại
- Sprint backlog thuộc sở hữu của Sprint Backlog, product backlog lại thuộc sở hữu của Sprint Owner.
- Product Backlog sẽ đưa ra các phản hồi có liên quan tới điều kiện thị trường hoặc các bên thực thi có liên quan.
- Product Backlog sẽ tồn tại cho sản phẩm đang hoạt động, bên cạnh đó giới hạn của tồn đọng của Sprint là Sprint hiện tại và 1 sprint tiếp theo khác sẽ thay thế cho sprint hiện tại.
- Product Backlog sẽ hiển thị toàn bộ các thông tin có liên quan tới nhóm làm việc còn Sprint backlog lại chỉ hiển thị chi tiết có trong chức năng cao cấp của sản phẩm.
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ tới bạn những thông tin có liên quan tới Sprint backlog và tầm quan trọng của chúng trong dự án Scrum. Mong rằng bài viết là hữu ích tới bạn và giúp bạn quản lý các công việc liên quan tới dự án phần mềm hiệu quả và tối ưu nhất! Cảm ơn bạn đã đón đọc, nếu bạn quan tâm đến học tester thì có thể liên hệ ngay đến Testerprovn nhé.