Bất kể một công việc nào hiện tại ngoài kiến thức thì đều cần đến các kỹ năng vận dụng. Tester cũng là một công việc như thế. Tester có thể là một thuật ngữ khá mới mẻ với rất nhiều người tuy nhiên càng ngày thì tester càng trở nên quan trọng trong cuộc sống hiện đại và không thể thiếu đối với lĩnh vực công nghệ phần mềm.
Có hai phần quan trọng liên quan đến những kỹ năng cần thiết. Đâu tiên là kiến thức về kỹ thuật và sự hiểu biết để hoàn thành công việc một cách liền mạch. Tiếp theo là những kỹ năng mềm để triển khai công việc của mình. Cả hai kỹ năng này là một phần quan trọng không thể thiếu của nhau để mang lại kết quả mong muốn.
Kiểm thử phần mềm là gì?
Các ứng dụng phần mềm là một phần không thể thiếu trong các hoạt động và nhu cầu hằng ngày của chúng ta. Do đó, kiểm thử phần mềm là một quá trình quan trọng để hiểu chức năng cơ bản của bất kỳ ứng dụng nào. Nói tóm lại, kiểm thử phần mềm là một trong những phương tiện để vượt qua các điểm kiểm tra cơ bản nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận được chính xác những gì họ muốn dựa trên yêu cầu đã đặt ra.
Ý tưởng là tìm các kẽ hở hoặc bất kỳ lỗi không cần thiết nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động trơn tru của ứng dụng phần mềm. Xác định các vấn đề trước đó sẽ giúp phân tích và tìm ra giải pháp cho các vấn đề hiện có và có thể xảy ra.
Trước khi nó được phân phối hoặc triển khai trong sản xuất, với các kỹ năng cần thiết để kiểm thử phần mềm, ứng dụng sẽ trải qua quá trình đánh giá cơ bản liên quan đến các khía cạnh kinh doanh và kỹ thuật của nó. Phải có sự đồng bộ của hai phân khúc này vì nếu không có sự đồng bộ hóa thì không thể đạt được sự hợp. Về vấn đề này, không nên xem nhẹ tầm quan trọng của tính dễ sử dụng. Cuối cùng, việc phát triển phần mềm là để hợp lý hóa quy trình thủ công phức tạp và phần mềm càng thân thiện với người dùng thì càng tốt cho tất cả các bên liên quan.
Vai trò và trách nhiệm của các Tester
Có một số công việc thú vị và quan trọng mà người kiểm thử phần mềm thường thực hiện khi đảm nhận vai trò này:
- Quản lý yêu cầu và Lưu trữ kiểm thử: Làm việc với hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo rằng mọi yêu cầu đều được theo dõi và lưu trữ một cách cẩn thận.
- Quản lý vấn đề và Báo cáo: Giải quyết các sự cố và tạo báo cáo về các vấn đề liên quan đến kiểm thử để đảm bảo sự ổn định của quá trình kiểm thử.
- Sử dụng công cụ quét mạng: Sử dụng các công cụ chuyên nghiệp như NMap và Nessus để kiểm tra và phát hiện các lỗ hổng bảo mật trên mạng.
- Tự động hóa kiểm thử thiết bị di động: Sử dụng APPIUM để tạo các tập lệnh tự động, giúp kiểm tra hiệu suất và tính đồng nhất trên các thiết bị di động.
- Tạo tập lệnh kiểm thử với IDE: Sử dụng IDE như Selenium để tạo các tập lệnh kiểm thử đầy đủ cho từng chức năng trong hệ thống.
- Kiểm thử hiệu suất với PL/SQL: Viết và thực hiện các truy vấn PL/SQL/SQL phức tạp để đánh giá hiệu suất của hệ thống.
- Xác minh dữ liệu và Giao diện: Kiểm tra dữ liệu và giao diện thông qua các truy vấn SQL và PL/SQL để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu.
- Kiểm thử tự động cho GUI và Dữ liệu phụ trợ: Phát triển và triển khai kiểm thử tự động để xác minh giao diện người dùng và dữ liệu phụ trợ bằng QTP và trung tâm chất lượng.
- Tạo kịch bản kiểm thử chi tiết: Sử dụng ALM để tạo các kịch bản kiểm thử chi tiết, cung cấp cơ sở cho kiểm thử rộng rãi của hệ thống.
- Thử nghiệm công nghệ dữ liệu mới: Đảm bảo việc kiểm thử kỹ lưỡng khi áp dụng công nghệ mới cho cơ sở dữ liệu XML trong các giai đoạn phát triển.
Việc thực hiện những công việc này không chỉ đòi hỏi kỹ năng chuyên môn mà còn yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và tập trung để đảm bảo chất lượng và hiệu suất tối ưu của phần mềm.
Mức lương mà các Tester mới vào nghề nhận được hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, theo số liệu thống kê, mức lương của Tester tại Việt Nam đang dao động từ 7 đến 30 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, số tiền này có thể biến đổi tùy theo vị trí công việc, kinh nghiệm và nơi làm việc. Ví dụ, một Automation Tester ở công ty X có thể nhận được 2000USD, trong khi ở công ty khác, con số này chỉ là 1500USD.
Mức lương trung bình của Tester là khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng. Điều này ngụ ý rằng có khoảng một nửa Tester ở Việt Nam nhận mức lương thấp hơn 15 triệu và phần còn lại nhận mức lương cao hơn. Điểm này cho thấy mức lương này tương đối cao so với thị trường lao động hiện tại.
Tuy nhiên, mức lương của Tester cũng biến đổi dựa trên trình độ học vấn và kỹ năng làm việc hiệu quả. Nó thể hiện qua việc có chứng chỉ, bằng cấp hay kỹ năng được công nhận bởi đồng nghiệp và cấp trên. Với một số nhà tuyển dụng, người có nhiều chứng chỉ sẽ cho thấy khả năng tiếp cận công việc và sự nghiên cứu về nghề Tester của họ cao hơn. Điều này có thể là một yếu tố quan trọng khi nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên cho vị trí này.
Tester cần những kỹ năng gì để nâng cao thu nhập?
Kỹ năng công nghệ
Nắm bắt tốt kiến thức và hiểu biết về công nghệ là yếu tố bắt buộc đầu tiền nếu bạn muốn trở thành tester. Bạn cần phải sử dụng thành thạo các công cụ kỹ thuật liên quan cần thiết đối:
- Kiến thức về lập trình: Đây là một kỹ năng quan trọng có thể giúp bạn thành công trong nhiều lĩnh vực phần mềm khác nhau. Bộ kỹ năng này sẽ cho phép bạn sử dụng các công cụ tự động hóa theo cách tốt nhất có thể. Là một Tester, bạn sẽ có được lợi thế trong khi giải quyết việc tạo giải pháp cho kiểm thử tự động. Cần phải hiểu rằng, trách nhiệm của Tester không chỉ dừng lại ở việc xử lý giao diện người dùng. Bạn cũng phải biết cách truy cập phần mềm thông qua giao diện hoặc quy trình kết nối cơ sở dữ liệu trực tiếp để chuẩn bị hoặc xác thức test data.
- Front-end: Bạn cũng phải hiểu rằng việc hiểu cấu trúc của giao diện người dùng của ứng dụng là rất quan trọng. Nếu không có kiến thức về các ngôn ngữ khác nhau như HTML, CSS hoặc Javascript, bạn sẽ không thể thực hiện hoạt động một cách dễ dàng. Đây là một trong những kỹ năng của Tester giúp thực hiện các lệnh với ngôn ngữ front-end để xử lý các giao diện của ứng dụng.
- Back-end: Đôi khi, có thể cần phải kiểm thử riêng lẻ đối với một số thành phần của hệ thống hoặc ứng dụng. Việc xử lý một thành phần không có giao diện người dùng trở nên khó khăn. Các kỹ năng back-end như API, REST hoặc SOAP có thể hữu ích trong trường hợp này. Đây có thể coi là một trong những kỹ năng thích hợp trong kiểm thử phần mềm, điều này cũng sẽ giúp hiểu kiến trúc đằng sau ứng dụng.
- Viết bài kiểm thử tự động: Nhiều thay đổi hoặc nâng cấp có thể được kết hợp với bất kỳ tiến trình nào của dự án phát triển phần mềm. Theo đó, các bài kiểm thử hồi quy cũng tăng lên, ảnh hưởng đến khung thời gian và ngân sách ước tính. Kiểm thử tự động là phương tiện có thể giúp tiết kiệm thời gian trong kiểm thử hồi quy. Điều quan trọng là phải hiểu rằng chúng phải được thiết kế tốt nhất, phối hợp với các mô hình một cách thự tiễn.
- Cơ sở dữ liệu/SQL: Kiến thức này có thể chứng minh là rất quan trọng. Ví dụ trong khi chuẩn bị dữ liệu cho kiểm thử, Tester phải biết về quy trình điều hướng thông qua dữ liệu và SQL. Ngoài ra, có thể có một số tình huống trong đó dữ liệu có thể cần được xác minh trong CSDL để tăng tốc toàn bộ quá trình.
- Sử dụng thành thạo hệ điều hành Linux: Đa số các ứng dụng phần mềm như Application Server, Web-Services, Databases đều được thực hiện trên hệ điều hành Linux nên đòi hỏi các tester phải biết cách sử dụng Linux để hỗ trợ cho công việc kiểm thử.
- Thành thạo Test Management tools: Mỗi ngày các tester sẽ phải sử dụng đến các công cụ liên quan đến việc quản lý hoạt động kiểm thử nên việc kiểm thử sẽ không hiệu quả nếu các tester không biết các công cụ này.
- Defect Tracking tools: Công cụ này sẽ giúp các tester theo dõi lỗi một cách có hệ thống. Tester sẽ cần có đến những kỹ năng sử dụng các công cụ như Jira, QC, Bugzilla…
- Công cụ kiểm thử: Các ứng dụng dựa trên các công nghệ nhất định. Vì vậy, các công cụ kiểm thử phần mềm phải đồng bộ với công nghệ. Ví dụ đối với ứng dụng dành cho thiết bị di động thì có Appium, ứng dụng web thì có Selenium… Các công cụ kiểm thử này có thể miễn phí hoặc trả phí dựa trên yêu cầu. Những công cụ này cũng có thể được sử dụng làm thư viện lập trình hoặc IDE (Môi trường phát triển tích hợp), nghĩa là Tester có thể sử dụng những công cụ này để viết code hoặc ghi lại các bài kiểm thử.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ công việc hay lĩnh vực nào. Một người giao tiếp tốt sẽ luôn gặp ít rắc rối hơn trong việc duy trì tiến độ công việc và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Một quá trình suy nghĩ rõ ràng có thể giúp ích rất nhiều cho việc phân tích nguyên nhân gốc rễ trong trường hợp có bất kỹ lỗi hoặc vấn đề nào.
Để có phương tiện giao tiếp xuất sắc để có lợi thế trong lĩnh vực công việc. Kỹ năng này giúp Tester giao tiếp và giải thích các vấn đề kỹ thuật bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu cho các bên liên quan. Điều quan trọng là nhóm nội bộ phải trao đổi về bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh trong quá trình kiểm thử.
Ngoài ra việc chia sẻ những hiểu biết và đề xuất quan trọng có thể mang lại lợi ích cho khách hàng trở nên dễ dàng.
Tư duy phân tích
Đây là một kỹ năng quan trọng cần thiết nhất của Tester, có thể nâng cao chất lượng công việc rất nhiều. Nếu không có kỹ năng phân tích, rất khó để thực hiện giải quyết bất kỳ vấn đề nào. Trong quá trình kiểm thử phần mềm,phải phân tích sản phẩm đúng ngay từ lần đầu tiên. Quá trình này sẽ giúp hiểu đúng các thành phần và đơn vị tương tác với nhau. Với sự trợ giúp của kỹ năng này, các hoạt động sau cần được thực hiện:
- Chia vấn đề thành các phần nhỏ để kiểm tra mọi yếu tố một cách chính xác và tìm ra giải pháp tốt nhất có thể
- Thu thập dữ liệu và thông tin để phân tích để đưa ra các đề xuất và quyết định.
Báo cáo và tạo tài liệu
Báo cáo và ghi chép tài liệu đầy đủ là cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các cập nhật được ghi lại. Trải nghiệm của khách hàng không thể đạt tiêu chuẩn tốt nhất nếu không có tài liệu báo cáo và kết luận rõ ràng.
Mọi chi tiết nhỏ liên quan đến lỗi, bản sửa lỗi, hành động được thực hiện và kiểm tra lại phải được đưa ra để tham khảo trong trường hợp cần phải xem lại. Ngoài ra, thời gian báo cáo và độ chính xác là hai khía cạnh quan trọng không thể bỏ qua. Cuối cùng, điều quan trọng là giữ cho báo cáo chính xác và đi thẳng vào vấn đề trong khi chuẩn bị.
Tò mò và sáng tạo
Tò mò muốn biết những điều bổ sung luôn có thể hữu ích trong bất kỳ lĩnh vực công việc nào. Do đó, bên cạnh việc có các kỹ năng thích hợp trong kiểm thử phần mềm, bạn phải duy trì lộ trình học tập bằng cách phân tích những thất bại, kết quả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh…
Không ngừng học hỏi
Học tập là một quá trình liên tục do đó, với tư cách là Tester, bạn nên tập trung vào việc học các kỹ năng mới và thực hiện việc học theo yêu cầu. Các blog liên quan đến kiểm thử, bài báo và các kênh YouTube có liên quan cũng có thể hữu ích về mặt này.
Quản lý thời gian
Ưu tiên công việc đồng bộ với quản lý thời gian. Người kiểm thử phần mềm phải có thời gian phù hợp với sự sắp xếp công việc. Có một vài phương pháp nổi tiếng có thể hữu ích trong vấn đề này:
- Tạo danh sách việc cần làm
- Tạo trình theo dõi hành động tiện dụng để sẵn sàng tham khảo
- Thiết lập lời nhắc để tránh mọi sự lộn xộn không cần thiết
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc theo nhóm mang đến sự kết nối dễ dàng của các tester trong cùng một nhóm làm việc. Khi các thành viên trong nhóm biết cách chia sẻ và đóng góp ý kiến thì hiệu suất công việc diễn ra tốt hơn mang lại kết quả làm việc tích cực nhất cho nhóm.
Tư duy phản biện
Tư duy phản biện là rất quan trọng với tư cách là người kiểm thử phần mềm. Nếu không có tư duy phản biện, rất khó để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Với sự trợ giúp của kỹ năng này, thật dễ dàng để loại bỏ các giả định và hiểu lầm trước hoặc sau khi thực hiện. Việc xác thực từng thành phần của quy trình kiểm thử cũng rất quan trọng.
Kỹ năng tiếng Anh
Tiếng Anh là bắt buộc đối với tất cả các tester nói riêng và dân IT nói chung. Khi bạn có trình độ tiếng Anh tốt thì bạn có thể đọc hiểu, phân tích tài liệu liên quan đến công nghệ và giao tiếp được với khách hàng tốt đơn. Điều này sẽ thúc đẩy nhanh cơ hội thăng tiến của bạn trong tương lai.
Tham khảo: Tiếng anh chuyên ngành Tester phục vụ cho công việc
Một tester chuyên nghiệp sẽ là cầu nối tốt giữa những người phát triển phần mềm và người sử dụng nó. Qua bài viết này chúng tôi mong rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về câu hỏi tester cần những kỹ năng gì? Nếu bạn có đam mê với tester thì ngay từ bây giờ hãy nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng để có thể trở thành một tester chuyên nghiệp nhất.