Tất tần tật về Alpha Testing mà một Tester cần biết

Đinh Thao

Alpha testing là một trong những phương pháp kiểm thử xác thực nhằm đảm bảo chất lượng các phần mềm được sử dụng rộng rãi hiện nay. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các giai đoạn cũng như phân biệt Alpha testing với Beta testing một cách rõ nhất, cùng tìm hiểu nhé!

alpha testing

Alpha Testing là gì?

Alpha testing được hiểu một cách đơn giản là một quy trình kiểm thử nhằm xác định các vấn đề cũng như các lỗi có thể phát sinh khi phát triển sản phẩm. Việc xuất hiện lỗi trong phát triển phần mềm là điều không thể tránh khỏi khi phát triển sản phẩm, do đó cần được sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho phần mềm. 

Alpha Testing là công việc được thực hiện bởi các nhân viên nội bộ của công ty. Mục tiêu của nó là xác định các tác vụ mà người dùng có thể thực hiện để từ đó có thể kiểm tra lỗi kỹ càng. Quá trình này được diễn ra từ khá sớm, trước quá trình kiểm thử Beta, do đó nó mới có tên gọi là Alpha testing.

Mục đích của việc thực hiện Alpha Testing

alpha testing
  • Đánh giá chất lượng của sản phẩm trước khi tiến hành bài kiểm thử cuối cùng.
  • Với các chức năng đã được đề xuất sẽ kiểm tra hoạt động của phần mềm.
  • Tìm kiếm lỗi phát sinh trong sản phẩm để có giải pháp xử lý hiệu quả.
  • Chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát hành phiên bản kiểm thử Beta.
  • Dựa trên 2 kỹ thuật phổ biến kiểm thử hộp trắng (white box)kiểm thử hộp đen (Black box) để Mô phỏng người dùng thực.

Ưu, nhược điểm của Alpha Testing

Uu nhuoc diem cua Alpha Testing

Ưu điểm:

Việc kiểm thử Alpha có rất nhiều ưu điểm có thể kể đến như sau:

  • Do nhân viên nội bộ thực hiện nên dễ dàng quản lý cũng như kiểm tra.
  • Tìm thấy được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phát triển phần mềm.
  • Giúp tìm kiếm được các lỗi không tìm thấy trước đó trong hoạt động kiểm thử đã thực hiện.
  • Sản phẩm được bảo đảm về chất lượng và giúp củng cố niềm tin nơi khách hàng.
  • Tiết kiệm được khác nhiều chi phí khi trước khi phát hành phiên bản beta khi sửa lỗi hoàn tất 
  • Alpha testing mô phỏng hầu hết hành vi của người dùng trong thời gian thực, từ đó cung cấp các tài liệu đắt giá cho quá trình hoàn thiện sản phẩm.
  • Trong quá trình phát triển sản phẩm tìm được lỗi và khắc phục sẽ tiết kiệm được thời gian.

Nhược điểm

Tuy nhiên Alpha testing cũng tồn tại những nhược điểm có thể kể đến như:

  • Trong giai đoạn cuối của phát triển sản phẩm vẫn có thể bỏ sót một số lỗi.
  • Quá trình này diễn ra trong giai đoạn sản phẩm đang phát triển do đó không thực hiện kiểm thử trên tất cả chức năng của phần mềm.

Các giai đoạn thử nghiệm Alpha 

Alpha testing cần trải qua 2 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Do các nhà phát triển nội bộ thực hiện với nhiệm vụ là sử dụng các công cụ hoặc phần mềm test để kiểm thử. Ở giai đoạn này sẽ có khá nhiều lỗi được tìm thấy và cần tiến hành sửa dần dần.
  • Giai đoạn 2: Việc kiểm thử bổ sung được thực hiện trong nhiều môi trường khác nhau. Lúc này, các nhân viên QA phần mềm sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm. Họ sẽ dùng các kỹ thuật kiểm thử hộp trắng, hộp đen để kiểm tra không bỏ sót bất cứ lỗi sai nào. Sau khi kết thúc, test report sẽ được gửi cho người quản lý để thẩm định và cuối cùng là chuyển cho bộ phận phát triển phần mềm để sửa lỗi.

Các tiêu chuẩn khi đánh giá Alpha Testing

alpha testing

Các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể sau sẽ giúp biết được khi nào cần kiểm thử Alpha hoặc khi nào có thể kết thúc quá trình này.

Tiêu chuẩn đánh giá đầu vào:

  • Có đầy đủ tài liệu yêu cầu hoặc bản mô tả yêu cầu kinh doanh.
  • Tất cả các yêu cầu sản phẩm đều liệt kê được các trường hợp kiểm thử.
  • Nhóm kiểm thử bao gồm các thành viên có kiến thức chuyên môn tốt.
  • Môi trường Test Lap được chuẩn bị sẵn sàng.
  • Chuẩn bị xong bản dựng QA trước khi cần thực thi.
  • Có công cụ quản lý kiểm thử để ghi nhật ký lỗi và báo cáo một cách dễ dàng.
  • Mỗi yêu cầu về thiết kế sẽ có ít nhất 1 test case kiểm định và có thể quản lý bằng cách sử dụng ma trận xác định nguồn gốc.

Tiêu chuẩn đánh giá đầu ra:

  • Kiểm thử với tất cả trường hợp đã được trải qua.
  • Bug đã được fix và được đưa về trạng thái đóng (Close)
  • Đã hoàn thiện và được gửi báo cáo tóm tắt quá trình kiểm thử phần mềm.
  • Đảm bảo không có thêm tính năng bổ sung nào được thêm vào và hoàn thiện sản phẩm.
  • Tiến hành đăng ký thử nghiệm Alpha Testing. 

Phân biệt Alpha Testing và Beta Testing

alpha testing
Tiêu chí so sánhAlpha TestingBeta Testing
Khái niệmLà kiểm thử được dùng để xác định lỗi trước khi phát hành sản phẩm.Kiểm thử phần mềm thực hiện trong môi trường thực.
Người thực hiệnNhân viên nội bộ trong công ty/Tester/QANgười dùng thực
Nơi tiến hànhPhòng thực nghiệmKhông có yêu cầu về môi trường kiểm thử
Mục đích chínhĐảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi ra mắt công chúng, đến tay khách hàng.Kiểm tra chất lượng sản phẩm, thu thập thông tin phản hồi từ người dùng để cải tiến nếu cần thiết.
Thời gian kiểm thửCó thể cần đến nhiều chu kỳ ngắn từ 1-2 tuần hoặc một chu kỳ kiểm thử dài.Thử nghiệm được gói gọn trong vòng vài tuần, 1 chu kỳ thử nghiệm có thể dài từ 4-6 tuần.
Nội dung kiểm thửChủ yếu test functionality và usability. Còn Reliability và Security thường chưa được test ở giai đoạn này.Kiểm thử tất cả yếu tố Functionality, Usability, Reliability và Security 
Kết quảNgay cả khi đang trong giai đoạn phát triển thì lỗi vẫn có thể được khắc phục nhanh chóng, kịp thời.Các vấn đề phát hiện ra thường sẽ được triển khai ở các phiên bản tiếp theo chứ không sửa trực tiếp trên bản gốc.

Kết luận

Qua các nội dung được chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đã hiểu phần nào về Alpha Testing.Có thể nói đây là một quy trình kiểm thử không thể thiếu trong quá trình phát triển sản phẩm, nó đảm bảo cho sản phẩm thực hiện đúng chức năng trước khi đến tay khách hàng. Đồng thời Alpha testing cũng là tiền đề cho thử nghiệm Beta ở những công đoạn cuối cùng. Đừng quên tham khảo các buổi chia sẻ kinh nghiệm của Đào tạo tester của Testerpro để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone