Khi nói đến kiểm thử chúng ta không thể nào không nhắc đến Manual testing và Automation testing. Tuy nhiên với sự phát triển của thời đại 4.0 thì Automation testing lại là sự lựa chọn tối ưu hơn. Vậy hãy cùng xem Automation Testing là gì và điều đó có đúng không nhé.
Automation testing là gì?
Dành cho những bạn chưa biết Automation Testing là gì hay Auto Test là gì thì đây là phương pháp kiểm thử tự động. Là quá trình sử dụng các công cụ, script và phần mềm để thực hiện các trường hợp kiểm thử bằng cách lặp lại những hành động được xác định trước.
Kiểm thử tự động là một kỹ thuật tự động hóa. Trong đó người kiểm thử tự viết các tập lệnh và sử dụng phần mềm phù hợp để kiểm thử phần mềm. Về cơ bản nó là một quá trình tự động của một quy trình thủ công.
Giống như kiểm thử hồi quy, kiểm thử tự động cũng được sử dụng để kiểm tra ứng dụng theo quan điểm load, performance và stress test. Nói cách khác, kiểm thử tự động sử dụng các công cụ tự động hóa để viết và thực hiện các test case. Trong khi đó không cần sự tham gia thủ công trong khi thực hiện một test suite. Thông thường, người kiểm thử viết test script và test case bằng cách sử dụng công cụ tự động và sau đó nhóm thành các test suite.
Kiến thức cần có trước khi bắt đầu Automation Testing
Để trở thành một Automation Tester, đầu tiên bạn phải nắm rõ những kiến thức cơ bản sau:
- Types testing: Unit Testing, Integration Testing, System Testing, Sanity Testing, Regression test…. là gì?
- Testing Techniques: Phân tích giá trị biên/Phân vùng tương đương/Biểu đồ kết quả/Đoán lỗi/… là gì?
- Nắm rõ về HTML và XPath để nhận dạng đúng test objects/elements mà mình cần thao tác.
- Thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình thông dụng. Hỗ trợ cho việc scripting trên test tools: Java/C#/Python/Ruby/JS/…
- Sử dụng thành thạo thư viện của Selenium WebDriver API bởi Selenium open source dễ sử dụng, cộng đồng lớn.
- Sử dụng thành thạo ít nhất 1 Framework Testing: Junit/Testing/NUnit/… Từ đây sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc build framework. Hỗ trợ trong việc phân nhóm, quản lý test script, report, prepare data/environment/browsers.
- Tìm hiểu về software design pattern để build framework/common library
- Sử dụng/build framework thành thạo từ Page Object Model pattern.
- Kỹ năng về coding/IDE: Debug, coding convention, source version control (GIT, SVN,…). Cách sử dụng IDE: Visual Studio, Eclipse, IntelliJ…, làm việc với database…
- Học hỏi công nghệ mới trong mảng Automation Testing: Build tools: Maven, ANT…, CI/CD: Jenkins, TeamCity, CircleCI, TFS, Docker.., Cloud: AWS, Saucelab, Browserstack, Testingbot…, Big Data: Hadoop, HBase, Hive…, mobile: Appinum…
Automation Testing làm những công việc gì?
Các công việc hàng ngày của một Automation Testing cũng được thực hiện theo một quy chuẩn với các nhiệm vụ chủ yếu:
- Tìm hiểu về ứng dụng, nhu cầu của khách hàng để xây dựng chiến lược kiểm thử phù hợp. Quá trình này đòi hỏi cần tốn thời gian để tiếp cận toàn diện.
- Xây dựng framework tự động hóa thử nghiệm dựa trên kiến thức kỹ thuật lập trình sâu hơn.
- Xây dựng kịch bản thử nghiệm cho quá trình test tự động.
- Thực hiện Test với Automate TC – ATC (Thực hiện từng bước trong một kịch bản Test). Test với Automate Automated TC – AATC (Chạy toàn bộ các kịch bản Test và báo cáo)
- Tùy thuộc vào mục tiêu mà Tester sẽ lựa chọn kiểm thử hồi quy hoặc kiểm tra theo hướng dữ liệu.
- Tìm cách tạo ra các công cụ tự động hóa kiểm thử, giúp tối ưu thời gian cho cả nhóm.
- Tham gia các cuộc họp, trao đổi để nắm bắt được thông tin dự án. Thảo luận để cùng tìm cách cải thiện và tối ưu quy trình làm việc.
Học đâu để trở thành Automation Testing?
Nếu muốn trở thành một Automation Testing, bạn cần học theo một lộ trình bài bản với từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, các trường đại học hiện vẫn chưa có ngành học nào cho nghề kiểm thử. Bởi vậy nên bạn có thể tham khảo khóa học Automation Testing tại các trung tâm uy tín. Đơn cử như Testerpro.
Chúng tôi là đơn vị chuyên đào tạo nghề liên quan đến kiểm thử phần mềm. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy cũng như kinh nghiệm thực chiến tại các công ty nước ngoài. Testerpro tự tin có thể mang đến cho học viên nhiều giá trị nhất. Bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu và sát sườn công việc thực tế. Được thực hành dựa trên các dự án thực với nhiều test case có độ khó dễ khác nhau. Đặc biệt là sẽ được Support trong suốt thời gian tham gia khóa học. Thậm chí là sau khi kết thúc chương trình và trong quá trình tìm việc của bạn.
Các bước tiến hành Automation Testing
Nếu từng tìm hiểu Test automation là gì hay kiểm thử tự động là gì thì chắc chắn bạn sẽ biết được rằng đều phải có quy trình làm việc cụ thể. Dưới đây là các bước trong một tiến trình kiểm thử tự động.
Lựa chọn công cụ kiểm thử
Xác định được mục tiêu kiểm thử, loại kiểm thử để lựa chọn công cụ kiểm thử phù hợp. Khi lựa chọn công cụ để test, bạn cần chú ý sau:
- Nó có dễ dàng để phát triển và duy trì các script cho công cụ hay không?
- Nó có hoạt động trên các nền tảng như web, điện thoại di động, máy tính để bàn, v.v… không?
- Công cụ có chức năng báo cáo kiểm thử không?
- Công cụ này có thể hỗ trợ bao nhiêu loại kiểm thử?
- Công cụ hỗ trợ bao nhiêu ngôn ngữ?
Xác định phạm vi tự động hóa
Bạn cần quyết định trường hợp kiểm thử nào sẽ tự động hóa dựa trên những điều sau:
- Các tình huống có một lượng lớn dữ liệu
- Những trường hợp thử nghiệm có chức năng chung trên các ứng dụng
- Tính khả thi về kỹ thuật
- Mức độ có thể sử dụng lại các thành phần của doanh nghiệp
- Sự phức tạp của các trường hợp kiểm thử
Lập kế hoạch, thiết kế và phát triển
Phát triển các trường hợp kiểm thử: Các bài kiểm tra tự động lớn, phức tạp luôn rất khó chỉnh sửa và gỡ lỗi. Tốt nhất bạn nên chia thành nhiều bài kiểm tra đơn giản, logic và nhỏ hơn.
Phát triển bộ kiểm thử: Bộ thử nghiệm đảm bảo rằng các trường hợp thử nghiệm tự động chạy lần lượt mà không cần bất kỳ sự can thiệp thủ công nào. Bây giờ, điều này có thể dễ dàng được thực hiện bằng cách tạo một bộ kiểm thử có nhiều trường hợp thử nghiệm, một thư viện và công cụ dòng lệnh chạy bộ kiểm thử.
Thực thi kiểm thử
Các script tự động hóa được thực thi trong giai đoạn này. Ngoài ra, việc thực thi có thể được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ tự động hóa trực tiếp. Hoặc thông qua công cụ quản lý kiểm thử sẽ gọi công cụ tự động hóa.
Bảo trì
Khi các trường hợp kiểm thử được thực thi, bước tiếp theo là tạo báo cáo để ghi lại các hoạt động đã diễn ra. Khi các chức năng mới được thêm vào phần mềm mà bạn đang thử nghiệm với những chu kỳ liên tiếp, các script tự động hóa cần được thêm, xem xét và duy trì cho mỗi chu kỳ phát hành. Do đó, việc bảo trì trở nên cần thiết để nâng cao hiệu quả của tự động hóa.
Các phương pháp tiếp cận Automation Testing
Để tiếp cận Automation Testing, chúng ta có thể đi theo 3 hướng cơ bản chính.
Theo hướng code
Đúng như tên gọi, cách tiếp cận này tập trung hầu hết vào việc thực thi các thử nghiệm theo vòng lặp. Để từ đó tìm hiểu được các phần Code khác nhau sẽ hoạt động như thế nào. Bởi vậy phương pháp này được dùng nhiều trong phát triển phần mềm nhanh.
Test giao diện người dùng đồ họa (GUI)
Tester có thể dùng đồ họa (Gui) ghi lại hành động của người dùng và phân tích chúng bao nhiêu lần tùy ý. Bên cạnh đó, họ còn có thể sử dụng thêm nhiều ngôn ngữ lập trình khác trong việc kiểm thử. Tiêu biểu như C#, Java, Perl, Python, v.v…
Test Automation Framework
Framework là một tập hợp các hướng dẫn được sử dụng để tạo ra những kết quả có lợi của hoạt động kiểm thử tự động. Ngoài ra, nó còn tập hợp các thư viện chức năng, nguồn dữ liệu thử nghiệm, chi tiết đối tượng và những mô-đun có thể tái sử dụng khác.
Tại sao nên lựa chọn Automation Testing?
Độ tin cậy cao: Công cụ kiểm thử tự động có sự ổn định cao vì hoạt động theo quy trình định sẵn. Đặc biệt trong trường hợp nhiều test case, các bài kiểm tra tiêu chuẩn lặp đi lặp lại nhàm chán không thể bỏ.
Khả năng lặp: Người kiểm thử có thể test cách phần mềm xử lý (tính năng/hiệu năng) khi gặp tình huống chạy lặp đi lặp lại nhiều lần trên cùng script test. Điều đó giúp các Tester xử lý trường hợp lặp đi lặp lại các thao tác như: click, nhập dữ liệu, check kết quả,…). Đây còn gọi là performance/load testing.
Khả năng tái sử dụng: Các script có thể sử dụng lại và bạn không cần script mới mọi lúc. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện lại các bước chính xác như những gì đã diễn ra trước đó.
Tiết kiệm thời gian: Automation test giúp chạy test nhanh hơn với tốc độ nhanh hơn ít nhất 10 lần so với tốc độ kiểm thử thủ công. Nếu cần 5 phút để thực thi một test case cách thủ công thì chỉ cần khoảng 30s để thực thi tự động.
Chi phí thấp: Nếu áp dụng kiểm thử tự động đúng cách, chúng ta có thể tiết kiệm được nhiều chi phí về thời gian và nhân lực.
Chạy kiểm thử 24/7: Bạn có thể thực hiện kiểm thử bất kỳ đâu, lúc nào. Thậm chí có thể làm điều đó từ xa nếu bạn không có đủ thiết bị hay khả năng mua.
Ưu và nhược điểm của Automation Test là gì?
Cùng tìm hiểu các ưu nhược điểm để biết được lý do tại sao Automation Testing đang trở nên phổ biến hơn.
Về ưu điểm:
- Thực hiện các bảo kiểm tra một cách tự động, nhanh chóng hơn kiểm thử thủ công.
- Phát hiện lỗi từ sớm bằng cách chạy kiểm thử tự động mỗi khi quá trình phát triển phần mềm được hoàn thành.
- Kiểm tra chính xác hơn khi thiết lập quy trình kiểm thử tự động.
- Không cần nhiều nguồn nhân lực vẫn thực hiện kiểm thử được. Giảm thiểu thời gian và tiết kiệm chi phí trong quá trình thực hiện nếu tính về lâu về dài.
Về nhược điểm:
- Chi phí ban đầu khá cao do phải đầu tư cho các công cụ tự động hóa có bản quyền.
- Yêu cầu trình độ chuyên môn cao hơn để lên kế hoạch và thực hiện kiểm thử.
- Khối lượng công việc nhiều hơn do phải thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa, thay dữ liệu đầu vào….
- Hiệu quả không thể thấy ngay lập tức mà cần có thời gian và vận hành nhiều lần. Cần thực hiện bảo trì thường uyên, đều đặn để hệ thống tiếp tục hoạt động.
Các công cụ thực hiện Automation Testing
Cùng làm quen với một số công cự Automation Test thường dùng như:
Autify
Đây là công cụ Test dựa trên nền tảng tự động hóa E2E. Autify có sự hỗ trợ của AI trong việc viết cũng như bảo trì kịch bản Test. Ưu điểm lớn nhất của công cụ này là “nói không với code”. Vậy nên bất cứ ai cũng có thể tạo và sử dụng chỉ với vài thao tác. Bên cạnh đó Autify còn chạy được trên nhiều hệ điều hành như Window, Linux, Mobile hay cả các trình duyệt.
Appium
Là một công cụ mã nguồn mở hỗ trợ rất tốt cho việc kiểm thử tự động. Appium có thể sử dụng cho Native App, Mobile Web App, và Hybrid App trên điện thoại. Công cụ hỗ trợ đa nền tảng nên Tester có thể sử dụng API giống nhau để test. Nhờ đó mang đến sự thuận tiện khi người dùng muốn sử dụng lại các test suite của mình.
LambdaTest
Nhắc đến các công cụ kiểm thử tự động tốt nhất, chắc chắn không thể thiếu LambdaTest. Tiện ích cho phép người dùng ghi lại quá trình kiểm tra tính tương thích của trình duyệt theo thời gian thực. Ngoài ra LambdaTest còn hỗ trợ thêm các công cụ CI/CD hữu ích. Có thể kể đến như Circle Cl, Jenkins…
Selenium
Đây là một công cụ kiểm thử tự động, mô phỏng hầu hết các thao tác của người dùng như nhấp, cuộn, đóng tab… Selenium hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình với Webdriver như Java , Javascript và Python. Dễ dàng sử dụng khi muốn chụp ảnh, cap màn hình làm bằng chứng khi chạy. Và đặc biệt hơn là Selenium hoàn toàn miễn phí.
TestingWhiz
Không chỉ là một công cụ kiểm thử tự động phổ biến, TestingWhiz còn mang đến gói giải pháp hoàn hảo cho việc test phần mềm. Người dùng có thể sử dụng để test web, phần mềm, database, test API hay thực hiện các chức năng khác. Đơn cử như bảo trì bộ kiểm tra hồi quy, tối ưu hóa quy trình hoặc kiểm thử trên nhiều trình duyệt cùng lúc. Công cụ này còn có thể tích hợp với các công cụ theo dõi lỗi như Jira hay Mantis. Vì thế mang đến hiệu quả cao hơn cho việc kiểm thử phần mềm.
Bài viết vừa rồi đã mang đến cái nhìn toàn diện nhất cho người đọc về kiểm thử tự động. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được Automation Testing là gì, những công việc cần làm cũng như hướng đi để trở thành chuyên viên kiểm thử chuyên nghiệp. Nếu bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, vậy thì hãy liên hệ với Testerpro để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Tìm hiểu thêm: Manual testing là gì? Những công việc mà Manual testing cần làm