Business Analyst cần học gì? Mức lương và kỹ năng cần thiết trong năm 2024

Đinh Thao

Business Analyst cần học gì? Đây là câu hỏi mà những ai chưa biết hoặc đang muốn tìm hiểu về Business Analyst cần được giải đáp. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp cho câu hỏi này nhé.

Để làm rõ được vấn đề này trước hết chúng ta cần phải hiểu được khái niệm về Business Analyst và công việc của BA.

Business Analyst là gì?

Business Analyst cần học gì

Business Analyst làm việc trong một tổ chức để đánh giá các hệ thống hiện tại và phát triển các kế hoạch chiến lược. Điều này đòi hỏi kiến thức sâu rộng về cả lĩnh vực kinh doanh cụ thể cũng như các xu hướng và quy ước của ngành. Một khía cạnh quan trọng của BA là truyền đạt kế hoạch giữa các bộ phận nội bộ và các bên liên quan.

Viện phân tích kinh doanh quốc tế (IIBA) coi các nhà phân tích kinh doanh là tác nhân của sự thay đổi và do đó vai trò chính của BA là giới thiệu sự thay đổi trong một tổ chức. Những thay đổi này có thể ở cấp độ cao, chẳng hạn như những thay đổi về cơ cấu hoặc chính sách quy mô lớn hơn hoặc có thể chi tiêt hơn, chẳng hạn như tìm kiếm cơ hội cắt giảm chi phí. Dù bằng cách nào, những thay đổi được giới thiệu bởi BA sẽ giúp một tổ chức tìm thấy và nhận ra những cơ hội mới.

BA cũng sẽ phát triển hoặc cập nhật hệ thống máy tính để giải quyết nhu cầu kinh doanh của họ. Họ sẽ cung cấp các yêu cầu cho bộ phận CNTT để sản xuất hệ thống công nghệ mới này, đồng thời hỗ trợ kiểm thử và triển khai hệ thống

Business Analyst cần học gì?

Hiện nay ở Việt Nam chưa thực sự có nhiều nơi đào tạo chuyên về ngành này vì vậy mà cũng rất ít người biết đến Business Analyst.

Mặc dù thế nhưng nếu bạn có hứng thú với công việc này thì có thể xem xét ba nhóm ngành học liên quan đến công việc này dưới đây:

Nhóm ngành kinh tế

Những ngành học liên quan đến kinh tế như tài chính, quản trị kinh doanh, kế toán, kiểm toán,…Các kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh thế sẽ rất có ích cho công việc này. Vì khi làm công việc của Business Analyst sẽ cần đến những kiến thức trong việc phân tích các dữ liệu liên quan, lợi ích kinh tế, tài chính và những lợi nhuận mà công ty, doanh nghiệp hoặc khách hàng sẽ nhận được. 

Trong quá trình học tập tập ở những ngành học này, bạn nên tập trung bổ sung học thêm những kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin hoặc cũng có thể tham gia vào những khóa học đào tạo ngắn hạn về Business Analyst. Điều đặc biệt may mắn ở đây là có khá nhiều các trường đại học đào tạo các nhóm ngành kinh tế này nên bạn có thể tự do lựa chọn trường mà bạn yêu thích.

Nhóm ngành công nghệ thông tin

Nhóm ngành học liên quan đến công nghệ thông tin như những chuyên ngành nhỏ như kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính, truyền thông – mạng máy tính,…

Các kiến thức xoay quanh việc xây dựng, vận hành, phát triển hệ thống thông qua phần mềm hoặc kiến thức về công nghệ thông tin. Nếu bạn chọn lựa học ngành học này thì công việc Business Analyst sẽ cần bổ sung thêm các kiến thức liên quan đến quản trị kinh doanh, hệ thống,… Đồng thời hoàn thiện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm cũng rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn có thể chia sẻ và trao đổi thông tin với đồng nghiệp một cách thuận lợi nhất.

Nhóm ngành hệ thống quản lý thông tin

Khi theo học ngành này bạn sẽ học được cách tổng hợp các dữ liệu liên quan và biết cách xử lý các thông tin cần thiết.

Nhóm học này bạn sẽ cần phải bổ xung hai luồng kiến thức đó là kiến thức kinh tế cơ bản và kiến thức về hệ thống trong việc quản lý thông tin từ cơ bản đến chuyên sâu.

Business Analyst làm những công việc gì?

Một nhà phân tích kinh doanh sẽ xem xét kỹ lưỡng các bộ dữ liệu để tìm cách làm tăng hiệu quả trong một tổ chức. Theo cách này, BA thường đóng vai trò là người liên lạc giữa các bộ phận khác nhau trong công ty, tìm cách hợp lý hóa các quy trình trong toàn tổ chức. BA phải có khả năng giao tiếp tốt trong các nhóm tổ chức khác nhau, đôi khi đóng vai trò là nhà ngoại giao, trình bày các giải pháp theo cách mà đồng nghiệp và các bên liên quan sẽ hiểu và đánh giá. BA tham gia vào 4 loại phân tích chính:

  • Hoạch định chiến lược – xác định nhu cầu thay đổi của công ty
  • Phân tích mô hình kinh doanh – xác định chính sách và cách tiếp cận thị trường
  • Thiết kế quy trình – tiêu chuẩn hóa quy trình làm việc
  • Phân tích hệ thống – giải thích các yêu cầu cho bộ phận CNTT

BA có thể cung cấp nhiều lại giải pháp khác nhau ở nhiều định dạng khác nhau, bao gồm kế hoạch kinh doanh, mô hình dữ liệu, sơ đồ hoặc kế hoạch chiến lược.

Các kỹ năng cần thiết của Business Analyst

  • Kỹ năng giao tiếp: Các nhà phân tích kinh doanh phải làm việc theo nhóm, thu thập thông tin kỹ thuật đôi khi là rất nhiều và trình bày nó cho các bên liên quan. Họ sẽ phải đàm phán và truyền đạt các giải pháp của họ theo cách dễ tiếp cận. Do đó, BA phải có kỹ năng viết và nói tốt và cảm thấy tự tin khi trình bày để được cấp trên phê duyệt các kế hoạch.
  • Kiến thức kinh doanh và tư duy phản biện: BA phải hiểu nhiều khía cạnh của công ty mà họ đang làm việc. Phải có khả năng hiểu được vai trò của các cá nhân và bộ phận khác nhau, cũng như cách bộ phận tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Họ cũng phải có khả năng hiểu được tổ chức đơn lẻ trong bối cảnh rộng lớn hơn của toàn ngành. Kiến thức kinh doanh này sau đó sẽ cho phép họ phân tích thành công các điểm dữ liệu và xây dựng các kế hoạch chiến lược cho tương tai.
  • Kỹ năng kỹ thuật: BA có thể sử dụng nhiều chương trình kỹ thuật, bao gồm chương trình lập biểu đồ, xử lý dữ liệu, quản lý yêu cầu để trình bày kết quả. Ngày càng nhiều, các nhà phân tích kinh doanh đang nâng cao trình độ kỹ thuật của họ với kiến ​​thức về lập trình máy tính, kỹ thuật khai thác big data, quản lý cơ sở dữ liệu và kỹ thuật hệ thống.

Mức thu nhập của Business Analyst

Business Analyst cũng giống như các công việc tương ứng ở việc cũng sẽ có những mức độ phát triển khác nhau nên cũng sẽ có những mức lương khác nhau. 

Entry level

Mức thu nhập này dành cho những bạn mới tốt nghiệp và thường có dưới 1 – 2 năm kinh nghiệm làm việc. Mức thu nhập cho vị trí này khoảng 7 – 12 triệu đồng/tháng.

Junior BA

Là vị trí dành cho những ai có 2 – 3 năm kinh nghiệm trong công việc. Ở vị trí này thì các Business Analyst có mức thu nhập dao động từ 12 – 20 triệu đồng/tháng.

Senior BA

Dành cho những ai có trên 3 năm kinh nghiệm thường đã tham gia thực hiện vào nhiều dự án và đã có những kỹ năng làm việc độc lập. Mức thu nhập cho những ai ở vị trí này sẽ dao động từ 20 – 35 triệu đồng/tháng.

Có những vị trí cao hơn ba mức này như Manager, Principal,…và đương nhiên là mức thu nhập cũng cao hơn dao động từ 50 – 60 triệu đồng/tháng.

Như vậy Business Analyst là một công việc khá thú vị và cũng có mức thu nhập tương đối hấp dẫn so với những công việc khác, mọi người hoàn toàn có thể theo được nghề này nếu thấy nó phù hợp với mình. Với những chia sẻ về kinh nghiệm để học Business Analyst thì chúng tôi hy vọng nó sẽ giúp mọi người hiểu được rõ hơn về công việc này.

>>> Xem thêm: BA là nghề gì? Và công việc của một BA (Business Analyst)

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone