Nhắc đến kiểm thử chắc hẳn thuật ngữ test case không còn mấy xa lạ với các bạn đang làm về mảng công nghệ thông tin. Tuy nhiên việc hiểu test case như nào lại còn tùy thuộc vào từng người để có được hướng đi và viết test case hiệu quả nhất chi tiết đầy đủ nhất tránh bỏ sót lỗi sai của phần mềm. Vậy viết mẫu test case bằng excel là gì?
Khái niệm test case là gì?
Test case (trường hợp kiểm thử) còn được viết tắt là TCs, là đơn vị nhỏ nhất của test plan – kiểm tra các case – tình huống có thể xảy ra giúp Tester xác định một hệ thống phần mềm, ứng dụng hay một chứng năng ứng dụng có hoạt động đúng hay không. test case mô tả dữ liệu đầu vào , và một kết quả mong đợi .
Tùy vào quy mô của công ty, dự án, nội dung của phần mềm và quy mô công ty sản xuất phần mềm mà các bộ test case được viết chi tiết khác nhau. Một bộ test case thường bao gồm: mã test case, tên test case, dữ liệu đầu vào (input), mục đích thực hiện test, sự kiện (event) hoặc hành động (action) các bước thực hiện và các kết quả mong đợi (expected response). Hiểu theo cách đơn giản hơn, test case là việc tạo ra các tình huống diễn tả các lỗi có thể xảy ra của ứng dụng, phần mềm để kiểm tra đối tượng có thỏa mãn những yêu cầu khách hàng cũng như phần mềm đặt ra hay không.
Test case được viết dựa trên các tài liệu nghiệp vụ phần mềm hay còn gọi là tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm SRS. chúng có thể được thiết kế trên Excel, Word hay các công cụ hỗ trợ tạo test case.
Quy trình phát triển các test case có thể giúp tìm lỗi trong các yêu cầu thiết kế do vậy việc chuẩn bị test case càng sớm sẽ giúp phát hiện lỗi sớm, giảm thiểu các bước thực hiện và các chi phí phát sinh.
Cách viết mẫu test case bằng excel
Các bước xác định test case
Bước 1: Xác định mục đích test.
Đầu tiên bạn phải hiểu và xác định được yêu cầu của khách hàng, hệ thống phần mềm trước khi bắt đầu viết TCs cho các tính năng của 1 hệ thống phần mềm.
Bước 2: Xác định chức năng của phần mềm
Bạn phải biết được Module đang test có chức năng gì, dữ liệu trong Module có liên quan đến các phần khác của ứng dụng hay không thì bạn mới có thể viết được kịch bản kiểm thử hoàn chỉnh.
Bước 3: Xác định yêu cầu phi chức năng
Bước thứ ba có liên quan đến yêu cầu phi chức năng đó là hiểu những khía cạnh khác của phần mềm đó có thể là yêu cầu phần cứng, hệ điều hành, các khía cạnh an ninh và điều kiện tiên quyết khác như chuẩn bị dữ liệu hoặc các tập tin dữ liệu cho kiểm thử. Ví dụ như: Đàm bảo thời gian đăng nhập của người dùng không bị hết hạn trong phiên làm việc, Tốc độ truy cập ổn định tại một thời điểm nếu có số lượng người truy cập lớn.
Bước 4: Xác định biểu mẫu test case
Những trường hợp thử nghiệm nên gồm có giao diện UI, chức năng, khả năng tương thích và hiệu suất của một số chức năng. Mỗi thể loại cần được xác định sao cho phù hợp với logic của sản phẩm phần mềm.
Bước 5: Xác định sự ảnh hưởng giữa các Mô-đun
Bạn cần hiểu rõ về các tính năng của từng Mô-đun, tương tác, liên quan giữa các Mô-đun để đảm bảo cho các case được thiết kế tổng quát hết được ảnh hưởng của các Mô-đun ở mức độ cao nhất.
Cấu trúc của test case trong excel
Module name: Mô tả ngắn gọn về test case chuẩn bị thực hiện
Test Case ID : Giá trị cần để xác định số lượng trường hợp cần để kiểm thử, mỗi test case nên có một ID duy nhất.
Test Priority: Mức độ ưu tiên cho các test case ( High, Meidum, Low)
Test Case Description: Mô tả các điều kiện cần thiết để được kiểm thử
Test Designed by: Người viết test case ( tester)
Test objective: Mô tả ngắn gọn cho người kiểm tra biết họ sẽ kiểm tra chức năng gì. Sau đó dựa vào chức năng của hệ thống, chia nhỏ các Functions để tạo test case rõ ràng hơn
Pre-condition: Bất kỳ yêu cầu cần được hoàn thành trước khi thực thi trường hợp thử nghiệm (test case).
Test Data : Những dữ liệu cần chuẩn bị để test
Bạn có thể nhập dữ liệu kiểm thử trực tiếp vào các trường dữ liệu kiểm thử (test data), hoặc một folder riêng biệt chứa dữ liệu kiểm thử cho 1 hoặc nhiều trường hợp kiểm thử (test cases). Bạn sẽ tránh dữ liệu kiểm thử mã hóa cứng trong trường hợp kiểm thử bằng việc sử dụng một tập tin dữ liệu kiểm thử như vậy, nên 1 trường hợp kiểm thử đơn lẻ có thể được sử dụng để kiểm tra một tập hợp các dữ liệu kiểm thử.
Test Steps : Mô tả các bước thực hiện Kiểm thử
Đưa ra cho tester một list công việc cần làm và được sắp xếp đánh số các bước thực hiện trong hệ thống, giúp cho test case dễ hiểu dễ thực hiện hơn.
Mô tả cả bước kiểm thử nên ngắn gọn từ 3-8 bước kiểm thử trên 1 test case nếu nhiều bước sẽ gây khó khăn cho các lập trình viên và nhân viên kiểm thử tái hiện lại các bước kiểm thử khi một báo cáo lỗi được đưa ra dựa vào test case.
Test parameters: Các tham số được chỉ định cụ thể cho một test case
Expected results: Kết quả mong đợi từ các bước thực hiện bao gồm lỗi hoặc thông báo xuất hiện trên màn hình. Người kiểm thử cần phải so sánh giữa kết quả mong muốn với sản phẩm thực tế để đánh giá xem trường hợp kiểm thử này có thành công.
A result: Thông thường kết quả nhận được sẽ là pass, fail, và pending. Đây là kết quả thực tế khi thực hiện test theo test case trên môi trường của hệ thống
Post-Condition: Đó là trạng thái của hệ thống sau khi chạy trường hợp thử nghiệm là gì?
Status: Xác định trạng thái bài kiểm thử đạt hay không đạt
Attachments: Các tài liệu liên quan, hình ảnh… được đính kèm
Notes/Comments/Questions: Một vài điều kiện đặc biệt cần phải được ghi chú
Một số kỹ thuật viết test case hiệu quả
- Kỹ thuật hộp đen (dựa trên đặc điểm kỹ thuật): Loại kỹ thuật này có thể được sử dụng để thiết kế các test case theo định dạng hệ thống giúp tiết kiệm thời gian thử nghiệm và kỹ thuật này cho phép bảo hiểm thử nghiệm đầy đủ.
- Kỹ thuật kiểm thử hộp trắng (dựa vào cấu trúc): Kỹ thuật này thiết kế các test case dựa trên cấu trúc của chương trình và mã phần mềm.
- Kỹ thuật kiểm thử dựa trên kinh nghiệm: Kỹ thuật này tùy thuộc vào kinh nghiệm của người kiểm tra, họ sử dụng những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc , kiến thức của mình, kiến thức chuyên môn để xác định những lỗi có thể xảy ra để hiểu những lĩnh vực quan trọng nhất của phần mềm.
Cách viết test case hiệu quả
Chuẩn bị viết test case
Trước khi viết test case cần check lại xem test case đó đã tồn tại hay chưa, nếu có rồi thì cập nhật thêm các thông tin kiểm thử cho case thay vì viết một case mới để tiết kiểm thời gian
Chắc chắn rằng test case có những đặc điểm nhất định như khả năng sử dụng, tính độc lập, độ chính xác,…
Hiểu phần mềm để có cái nhìn tổng quát, xem xét tất cả những kịch bản khác nhau có thể viết để đảm bảo không bỏ sót bất cứ case nào.
Viết một test case
Lựa chọn công cụ viết test case: test case có thể được viết trên File excel hoặc sử dụng các công cụ quản lý dự án để ghi lại các test case.
Tiến hành viết test case theo đúng định dạng, cấu trúc đã đã xác định từ trước.
Thực hiện viết những case từ cơ bản đến nâng cao và theo đúng trình tự.
Kiểm tra test case bằng văn bản một cách kỹ lưỡng và chi tiết.
Ví dụ về test case
Tạo một test case về hành động của người dùng đăng nhập vào trang web. Nhưng trước khi thực hiện, cần phải:
- Lấy nguyên mẫu của màn hình đăng nhập để chạy kiểm thử
- Lấy tài liệu SRS và tài liệu yêu cầu chức năng cho dự án
- Với một nguyên mẫu và tài liệu trong tay, chúng ta bắt đầu viết test case
Trong test case, hãy viết và phác thảo các bước và điều kiện để trả lời các câu hỏi sau:
- Điều khiển/trường nào, tĩnh hoặc động, được hiển thị cho người dùng đối với kiểm thử này? Cần thực hiện những bước nào để đảm bảo rằng chúng đang hoạt động như mong đợi?
Các liên kết động (nút đăng nhập và siêu liên kết) có phản hồi chính xác với các tương tác của người dùng không? - Giao diện người dùng có giao tiếp với cơ sở dữ liệu của trang web một cách chính xác không? Ví dụ: khi người dùng nhập tên người dùng và mật khẩu của họ, phần mềm phải xác minh điều tương tự với cơ sở dữ liệu phụ trợ phù hợp và chấp nhận/không chấp nhận thông tin đăng nhập.
- Tất cả các quy trình được liên kết với tính năng này có hoạt động như mong đợi không? Ví dụ: nếu người dùng nhấp vào “Quên mật khẩu?”, nó có tự động gửi email đến ID email đã đăng ký của người dùng với liên kết đặt lại không?
- Đường dẫn URL có hoạt động chính xác trong tất cả các trình duyệt và cho phép đăng nhập miễn là thông tin đăng nhập chính xác được nhập không?
- Trang web có hoạt động tốt trên trình duyệt di động miễn là thông tin xác thực phù hợp đã được nhập không?
- Điều gì xảy ra khi người dùng đăng xuất? Họ có quay lại màn hình đăng nhập không?
- Điều gì xảy ra khi người dùng nhập sai thông tin đăng nhập? Các thông báo lỗi chính xác có được hiển thị trong phản hồi không?
Test Scenario là gì? Có gì khác với Test Case
Ở cấp độ cao, test scenario – kịch bản kiểm thử là bất kỳ kịch bản nào trong thế giới thực mà phần mềm có khả năng được sử dụng. Ví dụ hầu hết các trang web và ứng dụng đều yêu cầu người dùng đăng nhập và đăng suất. Do đó trường hợp này, đăng nhập và đăng suất sẽ tạo nên một kịch bản kiểm thử. Các kịch bản này liên quan và phản ánh các ứng dụng và trường hợp sử dụng trong thế giới thực của phần mềm.
Kịch bản kiểm thử có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Nó thường bao gồm nhiều test case nhằm kiểm thử chức năng từ đầu đến cuối của một tính năng cụ thể – những cách khác nhau mà người dùng thực tế sử dụng một tính năng. Bao gồm tất cả yêu cầu có thể kiểm thử ở một nơi, sau đó được phân loại phụ dựa trên mô-đun và cách sử dụng.
Test scenario được tạo tốt nhất bằng cách lấy thông tin đầu vào từ các nhóm kỹ thuật và kinh doanh cũng như người dùng cuối. Vì chúng tìm cách xác định cách phần mềm sẽ sử dụng sau khi phát hành, nên chúng được xây dựng với các quan điểm nhiều lớp khác nhau tại chỗ.
Ví dụ về test scenario
Ví dụ về chức năng tìm kiếm của Shopee. Kịch bản kiểm thử lớn hơn là ” Liệu người dùng có thể tìm kiếm sản phẩm của họ và nhận được chính xác những gì cần tìm kiếm không?”
Xuất phát từ điều này, nhiều test case có thể được tạo để kiểm thử mọi khía cạnh của chức năng này. Ví dụ:
- Thanh tìm kiếm có hiển thị, hấp dẫn trực quan và được đặt chính xác trong giao diện người dùng không? Nó có chặn bất kỳ hình ảnh/nút/liên kết nào khác không?
- Thanh tìm kiếm có phản hồi chính xác với các từ khóa và cụm từ cụ thể không? Nó có trả lại kết quả mong muốn không?
- Các bộ lọc tìm kiếm – khoảng giá, xếp hạng đánh giá sản phẩm, người bán, khu vực, bảo hành, v.v. – có hoạt động như mong đợi không?
Như được mô tả, một test scenario duy nhất tạo ra 3 test case
Sự khác nhau
Test scenario | Test case |
Xác định tính năng thực tế sẽ được kiểm thử. Trả lời cho câu hỏi ” kiểm thử cái gì?” | Xác định các bước, hành động cần thiết để xác minh tính hiệu quả của một tính năng. Trả lời câu hỏi ” làm thế nào?” |
Tập trung vào việc xác định các chức năng đầu cuối sẽ được kiểm thử | Tập trung vào kiểm thử các tính năng, chức năng và yếu tố thiết kế đơn lẻ cũng như các chức năng phụ trợ. Về cơ bản được tạo ra để xác định các bài kiểm thử ở cấp độ chi tiết. |
Được thiết kế dựa trên các yêu cầu đã được tạo trước đó (SRS, BRS) | Được bóc tách và thiết kế dựa trên test scenario |
Hầu như không bao giờ tái sử dụng được vì nó phản ánh các tính năng và kiểu sử dụng lớn hơn. Nếu một tính năng mới xuất hiện, một kịch bản thử nghiệm mới sẽ phải được thiết kế. | Có thể tái sử dụng vì chúng mô tả các bước cụ thể. Các bước tương tự có thể được sử dụng lại để kiểm thử các chức năng khác nhau, tùy thuộc vào bản chất của phần mềm |
Giảm sự phức tạp của việc tìm ra những gì cần được kiểm thử ngay từ đầu. | Cung cấp cấu trúc để kiểm thử |
Việc viết test case là vô cùng quan trọng quá trình kiểm thử nó quyết định quá trình kiểm thử có đem lại hiệu quả và chất lượng của sản phẩm có đúng theo yêu cầu của khách hàng. Theo mình thấy việc viết mẫu test case bằng excel thuận tiện bởi vì nó rất dễ dàng để mở rộng, thu nhỏ và sắp xếp, vv. nhưng nó cũng có thể cực kỳ tốn thời gian và cồng kềnh do còn nhiều tính năng bị hạn chế. Hy vọng với những chia sẻ về cách viết mẫu test case bằng excel đơn giản đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm: Cách viết đặc tả yêu cầu phần mềm đơn giản nhất