Công việc của tester game là gì? Các kỹ năng bạn cần có

Đinh Thao

Tester game là một công việc mà rất nhiều các bạn game thủ quan tâm và muốn làm nhất. Với nhiều người, chắc hẳn đây là một công việc trong mơ khi chỉ cần ngồi một chỗ chơi game hàng ngày tiền lương tự động về túi mình. Tuy nhiên sự thật về tester game có màu hồng như vậy không? Hãy cùng trung tâm Testerpro tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

tester game

Tester game là gì?

Tester game là công việc của người làm cho các công ty sản xuất các trò chơi. Mục tiêu chính là kiểm tra, chơi thử game.  Từ đó phát hiện ra các Bugs, những sai sót  trước khi đưa game ra mắt trên thị trường.

Tester game còn được gọi là những người chơi thử nghiệm game beta. Họ sẽ nhận được các phiên bản trò chơi cần kiểm thử ở những giai đoạn gần cuối cùng. Sau đó các game tester phải chơi trò chơi đó từ đầu đến cuối để phát hiện ra các lỗi sai, các bugs hay những trục trặc nào đó gây ra những trải nghiệm không tốt của game.

Tester game là gì?

Tùy thuộc vào từng công ty, vị trí mà người kiểm thử chơi trò chơi trên các nền tảng. Đơn cử như Mobile, Playstation, PC, Xbox,… các thể loại game như game hành động, nhập vai, trực tuyến với nhiều người chơi,… Tester game phải chơi và có những đánh giá kỹ lưỡng trước khi phát hành trò chơi.

Công việc game tester không như mơ và như các bạn nghĩ mà nó là một công việc nhàm chán. Các tester phải bù đầu với công việc và được chơi với rất nhiều thể loại game khác nhau. Tuy nhiên, quy trình sẽ khắt khe hơn và không hề mang tính giải trí thông thường.

Tester game là làm những gì?

Các tester sẽ được nhận những phiên bản game khác nhau của các loại trò chơi. Từ đó có thể kiểm tra kỹ lưỡng game đó trước khi phát hành ra thị trường.

Nếu trò chơi có nhiều cấp độ khác nhau như: mới bắt đầu, trung cấp, cao cấp,.. thì tester cần phải đi từ cơ bản đến khó để tìm ra bugs, lỗi sai, các trục trặc trong vấn đề chơi game. Nếu là game nhập vai, bạn cần phải test từng nhân vật.

Tester game là làm những gì?

Trong quá trình chơi game, các tester cần phải cố tìm ra những bugs ẩn sâu trong trò chơi. Họ sẽ thực hiện mọi động thái hay các quyết định mà người chơi thực hiện. Từ đấy có thể tìm các lỗi chơi bình thường. Sau khi phát hiện được các lỗi đó, các tester phải mô tả các bugs. Quy trình gồm các bước tái hiện lại các bug, các kết quả thực tế và kết quả mong muốn. Sau đó gửi các thông tin đến cho developer để thực hiện việc sửa chữa. Cuối dụng các tester phải test lại lỗi đó ở phiên bản khác để chắc chắn không xảy ra tiếp.

Tester game làm việc ở đâu?

Tất nhiên là các Tester Game sẽ làm việc ở công ty sản xuất game rồi. Hiện nay tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng vị trí kiểm thử tại các công ty đang có sự tăng trưởng mạnh. Nhất là khi công nghệ số hóa phát triển, mang đến cơ hội tuyệt vời cho game online phát triển theo. Các tester game có thể lam việc tại các công ty Game hàng đầu Việt Nam. Đơn cử như VinaGame – VNG, Mog, Funtap, VTC Game, Soha Game…

Tester game làm việc ở đâu?

Các Tester game không nhất thiết phải ngồi hàng giờ trong văn phòng. Họ chỉ cần có một chiếc máy tính là có thể làm việc ở bất cứ đâu thoải mái nhất. Bởi vì trong quá trình trải nghiệm, họ sẽ phải tập trung rất cao độ để tìm ra được các lỗi, Bugs ẩn sâu bên trong con game. Còn về thời gian làm việc thì khá linh động. Tuy nhiên, một khi đã tiếp nhận công việc thì Deadline thường rất chặt.

Mức lương trung bình tester game và nhu cầu tuyển dụng

Thực tế thì Tester Game là một công việc khá mới lạ và đang khan hiếm nhân lực. Đơn giản là vì các sinh viên ngành IT hầu hết đều chọn làm lập trình viên thay vì nghề kiểm thử. Trong khi đó, nhu cầu nhân sự tester đang có xu hướng gia tăng khi nhiều công ty công nghệ được thành lập mỗi năm. Chính sự mất cân đối về cung – cầu đã mang đến tiềm năng phát triển lớn cho các game tester. Tuy nhiên cũng đòi hỏi họ cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng và chuyên môn.

Mức lương trung bình tester game và nhu cầu tuyển dụng

Nhu cầu lớn nhưng mức lương trung bình của một tester game tại Việt Nam được đánh giá là không quá ấn tượng. Theo khảo sát từ trang VietnamSalary thì con số đó rơi vào khoảng 14 triệu đồng/tháng. Mức lương vừa rồi sẽ thay đổi tùy theo khối lượng công việc, vị trí cũng như quy mô công ty. Với những tester game có nhiều kinh nghiệm, việc sở hữu lương nghìn đô không phải một việc gì đó quá khó khăn.

Các Skill mà game tester cần có

Kỹ năng cốt lõi 

Bạn cần có định hướng và khả năng quan sát. Điều đó sẽ giúp cho bạn dễ dàng thấy được nhưng lỗi lớn hay nhỏ trong game.

Kỹ năng kiểm tra và khắc phục các sự cố.

Khả năng kiên nhẫn và không cảm thấy nhàm chán đối với công việc lặp đi lặp lại nhiều lần.

Có khả năng phân tích, xem xét các vấn đề từ những khía cạnh khác nhau của một vấn đề .

Kỹ kỹ năng mềm

Có khả năng làm việc nhóm. Bạn cần có kỹ năng làm việc nhóm để kết hợp với nhiều người chơi khác để kiểm tra và phát hiện các bugs.

Kỹ năng giao tiếp. Là một chuyên viên kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp bạn cần phải viết báo cáo, giải trình cũng như trình bày các vấn đề mà bạn tìm ra. Do đó kỹ năng này vô cùng quan trọng đối với bạn.

Có trách nhiệm đối với công việc, không bỏ qua một bugs nào dù nhỏ nhất. 

Có khả năng chịu đựng được áp lực công việc đặc biệt là trong giai đoạn khi dự án gấp. Công việc luôn luôn đòi hỏi bạn cần phải chịu được áp lực về mặt thời gian cũng như trách nhiệm.

Các kỹ năng về chuyên môn

Kinh nghiệm: Là một chuyên viên tester game bạn cần phải thành thạo các quy trình phát triển của game, các  công cụ cũng như tích lũy các kinh nghiệm phát hiện ra các bugs trong trò chơi.

Niềm đam mê với công việc: Bạn cần phải có sự yêu thích đối với công việc vì có thể bạn sẽ ngồi cả ngày chỉ để chơi game lặp đi lặp lại nhiều lần.

Bằng cấp: Các công ty sẽ không yêu cầu bằng cấp cụ thể nhưng chính kinh nghiệm và kỹ năng của bạn sẽ mang lại kết quả trúng tuyển.

Một ngày làm việc của tester game

Để giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn và hiểu rõ công việc của một game tester là gì. Hãy cùng hóa thân thành một nhân viên mẫu mực của công ty phát triển game ngay bây giờ.

Bắt đầu một ngày làm việc

Một tester game cũng bắt đầu một ngày làm việc như bao người khác. Bạn cũng sẽ ăn sáng, chuẩn bị đồ đi làm rồi đến chào hỏi đồng nghiệp trước khi bắt tay vào việc chơi và chơi game. Phát triển trò chơi không phải là việc ngày một, ngày hai là có thể hoàn thành. Thay vào đó nó cần có thời gian và đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ.

Thử nghiệm game

Đây là lúc bạn cần sử dụng tư duy, óc quan sát để tìm ra lỗi sai người chơi có thể gặp phải. Một số công ty sẽ yêu cầu kịch bản kiểm thử nhưng một số khác thì lại để tester tự khám phá. Dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng phải thử nghiệm nhiều lần để phát hiện ra bugs. Bên cạnh đó, các tester cũng có thể sử dụng thêm một số công cụ khác để quản lý lỗi sai cho hiệu quả.

Một ngày làm việc của tester game

Quy trình thử nghiệm chỉ kết thúc khi lỗi đã được fix; khi tester đã hoàn thành xong các nhiệm vụ trong kịch bản kiểm tra. Hay chỉ đơn giản là bạn tự tin về các chức năng game được kiểm thử đã hoàn hảo.

Tăng ca cho các dự án gấp

Việc tăng ca là điều không thể tránh khỏi nhất là trong thời điểm các dự án đang đi vào hồi kết. Bạn có thể sẽ phải làm việc liên tục đến 20 tiếng mỗi ngày. Và việc làm quen với đồ ăn nhanh là điều tất yếu. Mỗi công ty sẽ có những chế độ và phúc lợi riêng khi yêu cầu nhân viên tăng ca.

Quy trình test game cơ bản

Teste Game là một công việc cần diễn ra thường xuyên, đều đặn trong suốt quá trình phát triển, hoàn thành dự án. Vì thế, các Tester cũng phải làm việc theo một quy trình nhất định để có thể bao quát toàn bộ. Cụ thể:

  • Nhận dạng. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất đòi hỏi Tester game cần có khả năng quan sát cùng con mắt tinh tường. Họ cần tìm hiểu, phân tích các quy tắc trong game đang được cung cấp.
  • Kiểm thử chức năng. Kiểm tra các tính năng được tích hợp trong game. Đảm bảo sự vận hành trơn tru và không xảy ra lỗi ảnh hưởng đến trải nghiệm người chơi.
  • Kiểm tra tính tương thích. Tester sẽ chơi game trên nhiều nền tảng để test tính tương hợp. Từ đó xác định đúng đối tượng tiếp cận phù hợp cho con game.
  • Kiểm thử hiệu suất. Game tester sẽ thử nghiệm nhiều người chơi cùng một lúc để xem có xảy ra các vấn đề giật, lag xảy ra hay không.
  • Thử nghiệm nhiều người chơi. Tester game sẽ phải thử nghiệm chơi nhiều người cùng lúc. Từ đó đánh giá xem liệu cốt truyện có được chia đều hay chưa. Hay có tình huống xấu nào có thể xảy ra khi nhiều người cùng trải nghiệm trong một thời điểm.
  • Báo cáo. Viết báo cáo về lỗi, bugs đã tìm ra rồi gửi cho bộ phận phát triển game.
  • Phân tích. Cùng tìm hướng giải quyết cho các Developer.
  • Xác minh. Khi nhận được thông báo fix lỗi thành công, tester game sẽ vào chơi lại để chắc chắn không còn sai sót nào.

Tạm kết

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về tester game. Một công việc mà nhiều game thủ mơ ước. Tuy nhiên, cuộc sống của các game tester sẽ không màu hồng như nhiều bạn vẫn nghĩ. Đó có thể sẽ là chuỗi ngày nhàm chán khi phải chơi mãi một game. Thế nhưng không thể phủ nhận rằng đây vẫn là một ngành nghề đang thiếu nhân lực và có cơ hội phát triển cao. Bởi vậy, bạn hãy cân nhắc trước khi lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

5/5 - (5 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone