Hàng năm ngành giáo dục đặc biệt là công nghệ thông tin đào tạo ra hàng nghìn kỹ sư IT và đa số trong đó đi theo ngành lập trình viên mặc dù thế thì lập trình viên là ngành không bao giờ hết hot vì nhu cầu của thị thường và xu hướng của thế giới. Vậy lập trình viên là gì và muốn làm lập trình viên thì học ngành gì? đang là từ khóa rất hot cho các chị Google để giải đáp.
Lập trình viên là gì?
Lập trình viên(Developer) được hiểu là những kỹ sư phần mềm, người sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng các phần mềm, ứng dụng, website trên máy tính và di động và bảo trì các chương trình máy tính.
Đặc điểm của nghề lập trình viên:
Thời gian học và code thường chiếm phần lớn, có thể lên tới 10-12h/ngày vì thế nó được coi là khá vất vả.
Cần có tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề tốt để “xử lý” các bài toán hóc búa trong quá trình làm việc.
Khả năng ngoại ngữ sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn, cơ hội thăng tiến cao hơn.
Thường xuyên trau dồi thêm kiến thức, cập nhật áp dụng các công cụ tiên tiến
không ngừng vì công nghệ lập trình luôn luôn thay đổi theo thời gian.
Công việc của một lập trình viên:
Công việc của lập trình viên có thể được phân chia cụ thể thành: lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình database, lập trình game, lập trình mobile. trong đó nhiệm vụ chính là
Xây dựng mới một ứng dụng
Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn
Xây dựng các chức năng xử lý
Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới
Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì:
2.1 Khoa học máy tính:
Là ngành học, ngành nghiên cứu về cách máy tính hoạt động như thế nào.
Học ngành Khoa học máy tính giúp bạn dễ dàng tiếp cận và tham gia vào các công việc như Trí tuệ nhân tạo ( Artificial intelligence hay Machine intelligence), Học Máy (Machine Learning), An Ninh hoặc Nghiên cứu về công nghệ đồ họa.
Các môn học bạn sẽ học trong ngành này đó là: cấu trúc dữ liệu máy tính, trí tuệ nhân tạo (AI), ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, xử lý dữ liệu,v.v.v
2.2 Ngành công nghệ phần mềm:
Hay còn gọi là kỹ thuật phần mềm là ngành học sẽ cung cấp cho bạn những nền tảng kiến thức cơ bản để theo đuổi nghề lập trình viên. Ngành này bạn sẽ được học về:
Các quy trình phát triển phần mềm
Kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác
Các kiến thức thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
2.3 Ngành kỹ thuật máy tính (Computer Engineering):
Là sự kết hợp giữa máy tính và công nghệ thông tin, ngành Kỹ thuật Máy tính (Computer Engineering) là ngành học giúp các bạn thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng + phần mềm để phục vụ sự hoạt động của các thiết bị phần cứng.
Nói cách khác thì Học Ngành Kỹ thuật Máy tính cũng học sử dụng các ngôn ngữ Lập trình như C, C++, Java … nhưng thiên về phục vụ sự hoạt động của phần cứng hơn là tập trung vào phần mềm.
VD: Thiết kế chip máy tính, Công nghệ Robotic, Thiết kế các hệ thống điều khiển tự động IOT, Hệ thống điều khiển tự động.
2.4 Hệ thống thông tin:
Là ngành học giúp bạn có thể dễ dàng thu thập, xử lý thông tin cùng các kỹ năng phân tích, đánh giá và vận hành quản trị thông tin để tạo ra các kết quả giá trị.
Ngành Hệ thống thông tin cũng được học các ngôn ngữ lập trình như C#, Java, PHP, SQL… Tuy nhiên tập trung chủ yếu vào các ngôn ngữ thao tác với cơ sở dữ liệu và sử dụng nhiều về SQL.
Đối với ngành học này thì khi bạn có thể thiết kế 1 phần (Cơ sở Dữ liệu). Vì thế nếu muốn đi chuyên sâu vào lập trình thì bạn nên học thêm tại các trung tâm.
2.5 Truyền thông và mạng máy tính:
Là ngành học cung cấp những kiến thức về quản trị hệ thống mạng thư tín điện tử, truyền tải thông tin hay như công nghệ điện toán đám mây, học cách xây dựng và vận hành Data center, an toàn, bảo mật thông tin…
Ngành học này giúp bạn có thể quản trị hệ thống mạng tại các ngân hàng, trung tâm dữ liệu, nhà cung cấp internet. Hoặc có thể trở thành chuyên viên thiết kế mạng, phát triển phần mềm mạng …
Bạn làm được gì sau khi học trở thành lập trình viên?
Bạn sẽ làm được rất nhiều việc và cho ra nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày khi theo học lập trình.
Ứng dụng Windows, hệ thống phần mềm doanh nghiệp: Từ các hệ thống nhỏ như quản lý khách sạn, tính tiền bán hàng cho tới các hệ thống lớn như quản lý kho hàng, core banking, hệ thống bán vé máy bay.
Ứng dụng di động: Ứng dụng trên các hệ điều hành Android, iOS như Facebook, Instagram hay rất nhiều các ứng dụng liên quan đến học tập, giải trí, đời sống,… trên điện thoại mà bạn đang dùng hằng ngày
Website: Từ các website tin tức, bán hàng cho đến các ứng dụng web phức tạp như Google, Dropbox.
Embedded software: Thiết kế vi mạch và viết code lập trình cho các mạnh này.
Khác: Một số mảng khác cũng khá hay như lập trình game, lập trình hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), khai thác dữ liệu (data mining), hệ thống điều khiển tự động IOT…
Trước khi theo học ngành lập trình viên bạn phải hiểu rõ được “Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì?” để từ đó bạn có được định hướng đúng sao cho thỏa mãn được niềm đam mê cũng như năng lực của bản thân.