Chia sẻ lộ trình học Tester hiệu quả cho người mới

Đinh Thao

Tester – một công việc, ngành nghề được nhắc tới nhiều nhất hiện nay, nó không chỉ là ngành học hấp dẫn, dễ tiếp cận mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai cho tất cả mọi người. Vậy lộ trình học tester như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Để cùng chia sẻ và giải đáp các thắc mắc của nhiều bạn thì hãy theo dõi những trải nghiệm thực tế từ con số 0 cho tới hành trình trở thành nhân viên tester tại công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam của học viên cũ tại TesterproVN.

lo trinh hoc tester 

Quyết định rẽ hướng sang Tester chỉ sau 1 đêm?

Câu chuyện dân kinh tế rẽ hướng sang làm Tester đã là chủ đề quá quen thuộc. Với mình cũng vậy, xuất phát điểm từ dân kinh tế nhưng sau khi ra trường và đi làm thì cảm thấy công việc không thực sự phù hợp với bản thân. Sau thời gian dài lang thang trên các diễn đàn mạng xã hội để tìm lời khuyên thì mình tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao học xong lại phải làm đúng chuyên ngành học mà không thử tìm cơ hội mới từ các công việc trái ngành?”

Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với chàng trai vừa tốt nghiệp như mình khi vừa phải suy nghĩ nên tiếp tục theo đuổi ngành mà mình đã bỏ ra 4 năm thanh xuân trên giảng đường đại học hay tự chuyển tester? Hơn nữa, ngành tester luôn tồn tại định kiến “ai chuyển sang cũng làm được”, chính vì thế lúc này càng có thêm động lực làm trái ngành và cảm thấy IT thực sự là “mảnh đất màu mỡ” dành cho dân kinh tế.

Nhưng sau khi quyết định rẽ hướng và tìm hiểu sâu hơn thì mình được biết với con số hơn 60.000 cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin như hiện nay thì có tới 70% sinh viên phải đào tạo lại khi bước vào môi trường doanh nghiệp.

Chính vì đối diện với sự thật khó khăn trên nên ban đầu mình chưa suy nghĩ sâu về công việc manual test hay automation test sẽ phù hợp với mình? Học gì để nhanh chóng thăng tiến lên Leader test, hay định hướng có thể chuyển sang PM, BA….. Bởi lúc này quá sớm để bắt đầu những suy nghĩ này và nếu mình cứ suy nghĩ quá nhiều tới vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng tới mục tiêu thành công của mình đó là trở thành tester chuyên nghiệp. Do đó, bắt đầu có suy nghĩ rẽ hướng là mình chỉ quan tâm tới học gì để trở thành tester, lộ trình học tester cơ bản bắt đầu từ con số 0 ra sao?

Lộ trình học tester với con số 0

Tự học trên nền tảng trực tuyến để nắm được kiến thức căn bản

Vì là dân kinh tế nên khi bắt đầu với tester từ số con 0 mình đã chia lộ trình học tester thành 2 mục kiến thức chính:

1. Các kiến thức cơ bản về testing:

  • Hiểu rõ về công việc hàng ngày cần làm của 1 tester, khái niệm tester là gì, quy trình test – Đây là nền tảng quan trọng đầu tiên mà bất cứ ai rẽ hướng sang học tester cũng cần nắm vững.
  • Tiếp theo mình đã tìm hiểu về cách để viết test plan, đọc các thông tin về mô hình phát triển phần mềm, tìm hiểu chuyên sâu về các thuật ngữ thường dùng trong ngành này – Đối với các nội dung này thì mình thường tham khảo từ video giảng dạy trên Udemy, Coursera.
  • Tìm hiểu về các phương pháp kiểm thử phần mềm, kèm theo đó là làm các bài tập test (đây là cột mốc quan trọng để giúp bạn đưa ra quyết định theo test thủ công hay tự động sau này)
  • Bắt đầu đọc kiến thức và tự thực hành viết testcase, cách logbug…… (với những kiến thức này mình thường tham khảo trong các video của Test Automation University và Udemy)

Đặc biệt sau khi tự học và tham khảo cách viết testcase nếu bạn tự thực hành và tạo testcase thành công cho sanity, smoke thì bạn có thể tiếp tục tìm hiểu các kiến thức nâng cao hơn, cụ thể mình chia sẻ trong phần dưới đây.

2. Kiến thức nâng cao

  • Các dự án phần mềm thường được làm theo nhóm và khi này công việc đầu tiên đó hiểu được vị trí của từng thành viên, cách mọi người trong nhóm tương tác với nhau và hoàn thành chúng ra sao.
  • Để hoàn thành tốt công việc thì mình bắt buộc phải hiểu mô hình của dự án là gì? Waterfall, Agile, scrum đã hoàn thiện chưa? Agile trong dự án đã thực sự hoạt động linh hoạt hay chưa. Kiến thức này không khó những đòi hỏi sự kiên nhẫn và đầu tư thời gian (mình đã tham khảo những kiến thức này trên Guru99)
  • Hiểu về bussiness của dự án, nó ra đời nhằm giải quyết nhu cầu gì? Khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Quá trình tương tác của các user? Khi hiểu rõ những vấn đề này sẽ giúp cho bạn tăng giá trị và kinh nghiệm cho những dự án về sau.
  • Architecture trong dự án cụ thể?
  • Bên cạnh đó để trở thành tester chuyên nghiệp thì bạn không thể bỏ sót ngôn ngữ lập trình, cách code cơ bản. Hay các Framework mà Bac-kend và Front-End thường xuyên sử dụng.
  • DB là loại nào? SQL hay NoSQL, Cloud hay Host trên VM……….

Ngoài ra để nâng cao kiến thức nghiệp vụ thì bạn không thể bỏ qua kiến thức về API, API testing, kiến thức cơ bản về Performance Test hay cách setup kế hoạch test đơn giản với Jmeter…………….

Trong quá trình thực hiện lộ trình học tester trên thì mình thường tham khảo kiến thức lý thuyết cũng như các video giảng trực tiếp thì các website miễn phí trên mạng như Guru99 – trang với kho kiến thức về Tester đồ sộ, bạn có thể học các khóa học kiểm thử miễn phí tại – Test Automation University và mình thường chủ động sắp xếp thời gian để tự học trên Udemy.

Bên cạnh lộ trình học tester và nguồn tham khảo từ các khóa học trực tuyến thì bạn cũng có thể nâng cao kiến thức bằng các cuốn sách học tester như:

  • Introduction to Software Testing
  • The Art of Software Testing
  • Software Testing and Quality Assurance Theory and Practic
  • Software Quality Engineering
  • Software Testing (PDF)

Tuy nhiên, lộ trình học tester như trên thực sự không đơn giản như bạn nghĩ bởi quá trình học mình gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu thuật ngữ chuyên ngành đặc biệt với người có nền tảng tiếng Anh khá như mình thì việc hiểu đúng về thuật ngữ vẫn luôn là rào cản lớn.

Ngoài ra mình còn gặp khó khăn trong việc thực hành bởi kiến thức tự học đa số là lý thuyết và khi thực hành thì rất cần người có chuyên môn hướng dẫn. Chính vì thế, sau khi tham khảo ý kiến các anh chị đi trước cũng như lời khuyên góp ý trên hội nhóm tự học tester thì mình đã có suy nghĩ hay thử đăng ký học tại trung tâm.

Nhưng bạn cũng đã biết ngành tester hiện tại quá phổ biến do đó các trung tâm đào tạo cũng mọc lên rất nhiều. Điều làm mình băn khoăn nhất đó là uy tín và chất lượng đào tạo tại các trung tâm ra sao? Liệu sau khi học xong mình có tiến bộ hơn không? Những khó khăn của mình có được giải quyết hay không?

Thật may mắn sau buổi gặp lại đồng nghiệp cũ mình được giới thiệu tới khóa học tại Testerpro quyết định tham gia một khóa học tester tại trung tâm. Hơn nữa, sau khi nghe nói đứa em của bạn ấy học ở đây và đã đi làm với mức thu nhập “như mơ” thì mình lại càng tin tưởng và trao trọn niềm tin cho Testerpro.

Quyết định đăng ký khóa học tester tại Testerpro

Về xuất phát điểm là dân kinh tế, vốn tiếng Anh không quá tệ vì thế quá trình tham gia vào lớp học tester cơ bản tại trung tâm cũng không quá khó khăn. Hơn nữa, với môi trường lớp học toàn những người chuyển ngành, làm trái ngành sang tester nên phần nào cũng cảm thấy đỡ tự ti hơn.

Quá trình tham gia lớp học mình đã bất ngờ vì những gì Testerpro mang tới. Với lộ trình học chi tiết, giảng viên chuyên môn cao luôn tận tâm và sát sao tới trình độ học của từng người. Sẵn sàng giải đáp những khó khắn, những kiến thức mà mình chưa hiểu. Và sau khi kết thúc khóa học tại đây mình đã tự tin hơn về bản thân rất nhiều.

Đặc biệt tại đây, bạn không chỉ được tham gia học và thực hành cùng giảng viên mà bạn còn được hướng dẫn cách viết CV xin việc sao cho phù hợp nhất. Sau khi nhận được góp ý và sửa đổi của giảng viên cuối cùng mình cũng được tự viết được 1 bản CV hoàn chỉnh. Khi này mình cũng đã bắt đầu dùng CV để apply vào các vị trí phù hợp tại các doanh nghiệp.

Hành trình trở thành tester tại VNPT và công việc “trong mơ”

Như mình đã chia sẻ trong phần lộ trình học tester trên thì sau khi tự tìm hiểu về kiến thức cơ bản và tham gia khóa học tester thì mình đã tự tin apply vào vị trí fresher tester tại VNPT. Ban đầu khi phỏng vấn mình khá bất ngờ với câu hỏi của hội đồng tuyển dụng “Vì sao không chuyển sang ngành khác mà phải là tester”. Bằng sự tự tin, kiến thức và những kỹ năng mềm được đào tạo khi tham gia khóa học tester tại Testerpro mình đã hoàn thành tốt câu trả lời này.

Và sau nhận được thông báo trúng tuyển, cảm xúc không thể diễn tả nhưng với môi trường mới chuyên nghiệp này thì mình sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều.

Bằng sự cố gắng nỗ lực mình đã trở thành nhân viên chính thức tại đây với công việc hàng ngày theo đúng những kiến thức mình tự học và giới thiệu tới bạn trong lộ trình học tester như:

  • Nhận yêu cầu
  • Viết script cho trường hợp kiểm thử
  • Thực thi script
  • Debug lỗi
  • Báo cáo lỗi
  • Báo cáo kết quả chạy Automation Test

Khó khăn ngay từ khi bắt đầu

Sau khi làm việc tại doanh nghiệp thì mình nhận ra “tester không phải ngành khó nhưng muốn phát triển với nghề thì không phải việc đơn giản”. Đặc biệt là khi bạn làm việc trái ngành và chuyển ngang sang tester.

Trước đó, khi bắt đầu với lộ trình học tester như trên mình đã từng có ý định không muốn tiếp tục nữa bởi càng tìm hiểu càng thấy nhiều kiến thức lỗ hổng của bản thân rồi hoang mang mông lung với các câu hỏi “mình nên làm gì tiếp theo”, “nên học thêm gì?”, “tập trung phát triển mảng nào?” hay “liệu có cơ hội nào dành cho mình không?”……

Ngày đêm stress với những suy nghĩ trên luôn tự ti khi làm trái ngành, hơn nữa ngành công nghệ thông tin rất dễ bị đào thảo nếu bạn không cố gắng và sẽ bị tụt lại phía sau so với các lớp trẻ tài năng hơn. Và suy nghĩ này vẫn theo mình ngay cả khi mình được nhận vào công ty và đang có công việc ổn định.

Nhưng kiến thức không bao giờ thừa, sau chuỗi ngày lo lắng thì mình đã tìm được giải pháp mới cho bản thân đó là tham gia thêm vào các khóa học ISTQB Foundation và API testing. Đây là 2 chứng chỉ quan trọng đối với con đường sự nghiệp tester và hãy tích lũy kinh nghiệm để nâng cao giá trị bản thân.

Và những ngày tháng khó khăn của mình lại tiếp tục bắt đầu, ban ngày đi làm tối về tham gia lớp học, quá trình học cũng không “trải hoa hồng” bởi học càng cao thì khối lượng kiến thức khó càng nhiều đòi hỏi sự nghiêm túc và cố gắng hết mình.

Lời khuyên cho các bạn trẻ

Nếu bạn đang có ý định chuyển sang tester thì hãy lên lộ trình học tester rõ ràng để tránh trường hợp loay hoay không biết nên bắt đầu từ đâu, nên theo hướng nào. Dù hiện tại mình chưa phải là người thành công so với những mong muốn đặt ra nhưng hãy cố gắng bước về phía trước chắc chắn bạn sẽ không bị bỏ lại phía sau.

Nên nhớ đã quyết định hãy làm tới cùng, phải nghiêm túc để nhận lại thành quả xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

Nếu bạn cũng đang định hướng công việc sang Tester thì mình khuyên quá trình tự học sẽ rất khó khăn và đôi khi kiến thức nhận lại còn không hiệu quả bằng việc tham gia khóa học thực tế. Do đó, để việc học trở nên hiệu quả hơn thì bạn có thể tham khảo 2 khóa học mình từng tham gia tại đó là Khóa học tester cho người mới bắt đầu và sau đó là Khóa học tester nâng cao

Và việc học hay không học nó sẽ quyết định tới công việc và vị trí sau này vì thế hãy nắm bắt cơ hội để thay đổi tương lai. Không con đường nào rải đầy hoa hồng cơ hội là do chính chúng ta tạo nên, chúc bạn thành công với những gì mình đã chọn!

Trên đây là bài chia sẻ thực tế về lộ trình học tester của học viên khi đến với trung tâm testerpro. Nếu bạn cũng đang muốn tham khảo các khóa học tester và nhận ưu đãi hấp dẫn về các khóa học hãy liên hệ đăng ký với chúng tôi ngay.

Website: https://testerpro.vn/

Địa chỉ:  Ngõ 76 Duy Tân, Cầu Giấy

Email: testerprovn@gmail.com

Hotline: 0973703357

5/5 - (5 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone