Nếu đã biết đến lập trình website thì có lẽ bạn đã không còn xa lạ với khái niệm Mô hình MVC, bởi MVC đã xuất hiện và được áp dụng nhiều trong các dự án web. Trong bài viết hôm nay Testerpro sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết nhất về mô hình MVC này.

Mô hình MVC là gì?
Mô hình MVC là tên viết tắt của cụm từ “Model-View-Controller“ là một loại mô hình thiết kế được sử dụng ở trong kỹ thuật phần mềm. Là một mẫu kiến trúc phần mềm, MVC được dùng để tạo lập giao diện người dùng ở trên máy tính. MVC chia thành ba phần Model-View-Controller được kết nối với nhau và mỗi thành phần trong mô hình đều có một nhiệm vụ riêng của nó và hoạt động độc lập với các thành phần khác.

Vì sao nên sử dụng MVC trong lập trình
Mô hình MVC giúp ích rất nhiều trong quá trình lập trình website và sau đây là những lý do nên sử dụng MVC:
Giúp cho quy trình phát triển nhanh hơn
Mô hình MVC giúp hỗ trợ việc phát triển được nhanh chóng và song song. Nếu một mô hình MVC được sử dụng để phát triển cho một ứng dụng web cụ thể nào, cùng lúc đó, một developer có thể làm việc với Controller để tạo logic nghiệp vụ và một lập trình viên vẫn có thể làm việc trên View cho ứng dụng web đó.
Do vậy, so với các ứng dụng mô hình khác thì ứng dụng mô hình MVC có thể được hoàn thành nhanh hơn ba lần.
Cung cấp nhiều chế độ view tiện ích
Đối với mô hình MVC, bạn có thể dễ dàng tạo ra nhiều View cho chỉ một mô hình. Hiện nay, nhu cầu biết thêm nhiều cách mới để truy cập ứng dụng đang ngày càng tăng. Do vậy, việc sử dụng mô hình MVC để lập trình và phát triển website chắc chắn chính là một giải pháp tuyệt vời.
Hơn nữa, với việc sử dụng phương pháp này, nhân bản code rất hạn chế bởi nó tách biệt dữ liệu và logic nghiệp vụ ra khỏi màn hình.
Bất kỳ sửa đổi nào đều không ảnh hưởng đến toàn bộ mô hình
Trong việc lập trình cũng như phát triển web thì việc người dùng có xu hướng thay đổi thường xuyên là không thể tránh, trong mô hình MVC thì bạn có thể quan sát thông qua những thay đổi thường xuyên về font chữ, màu sắc hay bố cục màn hình. Hay cũng có thể là thêm hỗ trợ thiết bị mới cho điện thoại hay máy tính bảng…mà không ảnh hưởng đến toàn bộ màn hình.

Trả về dữ liệu mà không cần định dạng
Thêm một tính năng của mô hình MVC là nó trả về dữ liệu nhưng không cần sử dụng định dạng. Do vậy, những thành phần giống nhau sẽ được dùng cho bất cứ giao diện nào.
Thân thiện với SEO
Mô hình MVC giúp cho việc phát triển website thân thiện với SEO, bằng cách tạo các URL thân thiện sẽ thu hút nhiều lượt truy cập.
Cấu trúc và tính năng cơ bản của mô hình MVC

Cấu trúc mô hình MVC bao gồm:
Model
Là thành phần model lưu trữ logic và các dữ liệu liên quan của nó. Bao gồm cả các class function xử lý các tác vụ như thêm, truy vấn, sửa hoặc xóa dữ liệu.
View
Đây là một phần của ứng dụng có tác dụng đại diện cho việc trình bày dữ liệu. View được tạo bởi các dữ liệu mà chúng ta lấy từ dữ liệu trong model.
View cũng chính là nơi chứa những giao diện như một nút bấm,hình ảnh, khung nhập, menu,… nó mang nhiệm vụ hiển thị dữ liệu và giúp người dùng tương tác với hệ thống.
Controller
Là một phần của ứng dụng xử lý tương tác của người dùng. Bộ điều khiển diễn giải đầu vào chuột và bàn phím từ người dùng, thông báo cho model và view để có thể thay đổi khi thích hợp.
Controller cũng chính là nơi tiếp nhận những yêu cầu xử lý được gửi từ người dùng, bao gồm những class/ function xử lý nhiều nghiệp vụ logic giúp lấy đúng dữ liệu thông tin cần thiết nhờ các nghiệp vụ, lớp Model sẽ cung cấp và hiển thị dữ liệu đó ra cho người dùng nhờ lớp View.
Như vậy, mỗi bộ phận sẽ thực hiện các chức năng nhất định, nhưng ở chúng vẫn có chúng có sự liên kết, thống nhất với nhau tạo nên mô hình MVC.
Ưu và nhược điểm của mô hình MVC

Ưu điểm
- Kiểm tra dễ dàng và đơn giản, dễ dàng kiểm tra lỗi phần mềm trước khi bàn giao lại cho người dùng.
- Mô hình MVC có một lợi thế là nó có tách biệt các phần Model, Controller và View với nhau.
- MVC với chức năng Controller có vai trò quan trọng và tối ưu trên các nền tảng ngôn ngữ khác nhau
- Do chúng được tách biệt với nhau nên ta có thể dễ dàng duy trì ứng dụng.
- Có thể chia nhiều developer làm việc cùng một lúc, đồng thời công việc của các developer sẽ không ảnh hưởng đến nhau.
- Hỗ trợ TDD (test-driven development) ta có thể tạo ra một ứng dụng với unit test và viết các woon test case.
- Phiên bản mới nhất của mô hình MVC còn hỗ trợ trợ thiết kế responsive website mặc định và các mẫu cho mobile. Chúng ta còn có thể tạo công cụ View của riêng mình với cú pháp đơn giản hơn nhiều so với công cụ truyền thống.
Nhược điểm
Theo như chia sẻ của đơn vị chuyên phát triển phần mềm thì mô hình MVC thường được sử dụng trong những dự án lớn. Do vậy, đối với các dự án nhỏ thì mô hình MVC có thể gây cồng kềnh cũng như gây tốn thời gian trong quá trình phát triển cũng như thời gian trung chuyển dữ liệu.
Các kỹ năng cần thiết trước khi sử dụng mô hình MVC
MVC là một mô hình vận hành kết hợp với các ngôn ngữ lập trình nên cần phải trang bị kỹ năng về lập trình như viết coding với các ngôn ngữ như PHP, Java, C#,…. là rất quan trọng.
Bên cạnh đó thì người lập trình cũng cần đầu tư tìm hiểu về mô hình MVC trước khi sử dụng bởi đây không phải là một ứng dụng hoàn chỉnh mà có nhiều lớp trung gian cũng các lớp logic, dữ liệu,.…
Ứng dụng thực tế của mô hình MVC trong lập trình

Mô hình MVC đang là một mô hình được ứng dụng rất nhiều trong lập trình, hiện nay nó cũng đang được ứng dụng trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, phổ biến nhất có thể kể đến là ứng dụng ASP.NET MVC hay PHP MVC.
Hệ thống MVC phát triển tốt sẽ cho phép phát triển front – end, back – end cùng trên một hệ thống mà không có sự chia sẻ, can thiệp, chỉnh sửa các tập tin trong khi một hoặc hai bên vẫn đang làm việc.
Có thể thấy việc sử dụng mô hình MVC tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần hiểu rõ quy trình vận hành, nắm được các chức năng của từng bộ phận thì việc triển khai chia sẻ tương đối dễ dàng.
Trên đây là tất tần tật các thông tin chi tiết về mô hình MVC trong lập trình, mong rằng đã giúp bạn có cái nhìn rõ và hiểu hơn về mô hình này trước khi tiến hành sử dụng.
>>> Xem thêm: Cách viết đặc tả yêu cầu phần mềm đơn giản nhất