Trong ngành kiểm thử phần mềm ngoài Tester thì QA Tester là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Có rất nhiều đang muốn phát triển sự nghiệp của mình theo nghề QA Tester, những lại không thực sự hiểu nó là gì và cần những gì? Để trả lời cho câu hỏi QA Tester là gì? Và các kỹ năng để trở thành QA Tester thì bạn có thể tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
QA Tester là gì?
QA Tester là từ viết tắt của Quality Assurance Tester, là người chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra các sản phẩm phần mềm mới, loại bỏ các lỗi và sự cố. QA Tester chạy các bài kiểm thử phần mềm khác nhau để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và hướng dẫn trước khi đến tay người dùng.
QA Tester xác định các vấn đề và chạy các chương trình sửa lỗi khi cần, đồng thời họ tạo báo cáo, làm việc với các nhà phát triển phần mềm để khắc phục sự cố và nâng cấp cơ sở dữ liệu theo yêu cầu. QA Tester chạy nhiều kiểm thử khác nhau trên các sản phẩm phần mềm mới, xác định sự cố và chạy chương trình gỡ lỗi để khắc phục.
QA Tester ghi lại tất cả các chi tiết về lỗi, đồng thời tạo và phân phối các báo cáo phác thảo các lỗi đã tìm thấy và các bước đã thực hiện để giải quyết vấn đề. Họ duy trì tài liệu này bằng cách sử dụng nhật ký thay đổi để theo dõi lỗi phần mềm và ứng dụng, nhận ra các sự cố tương tự và đưa ra các giải pháp nhanh chóng. Họ hỗ trợ các nhà phát triển phần mềm trong quá trình thiết kế và đánh giá rủi ro cũng như giải quyết các vấn đề trước khi phần mềm mới hoàn tất.
Nhiệm vụ của QA Tester
- Phát triển và thực hiện các kế hoạch và quy trình kiểm thử bằng các công cụ
- Báo cáo các vấn đề và rủi ro cho nhóm quản lý dự án
- Đề xuất những tài liệu liên quan, biểu mẫu và đưa ra những hướng dẫn chi tiết nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm được tốt cho tất cả các bộ phận cùng tham gia vào dự án phát triển của sản phẩm.
- Thực hiện kiểm tra an toàn hằng ngày và sản xuất một sản phẩm chất lượng tốt
- Thực thi các test case thành phần chéo và kiểm thử hồi quy và tệp lỗi chất lượng trong giới hạn cho phép
- Đảm bảo các dự án, sáng kiến và quy trình phù hợp với các yêu cầu tổ chức đưa ra
- Thiết kế và phát triển các tập lệnh để chạy kiểm thử nhằm đảm bảo tính nhất quán, khả năng lặp lại và tăng tốc của quá trình phân phối
- Phát triển mối quan hệ với những người khác trong nhóm phát triển
- Giám sát khía cạnh hoạt động của các bài kiểm thử kỹ thuật và đóng vai trò là người liên lạc với chương trình, kỹ thuật và quản lý dây chuyền.
- Điều chỉnh và thực hiện các thay đổi theo quy trình sao cho phù hợp nhất với từng sản phẩm của các nhóm đang thực hiện.
- Nhận biết các mối nguy liên quan đến kiểm soát trong môi trường sản xuất để kết hợp các quy trình và thực hành an toàn như một phần của kế hoạch làm việc hàng ngày nhằm giảm rủi ro đến mức tối đa.
Kỹ năng để trở thành QA Tester
Muốn làm giỏi bất kể một việc gì thì ngoài việc học tốt kiến thức lý thuyết thì kỹ năng cũng là một yếu tố không thể thiếu. Với QA Tester cũng vậy, các kỹ năng dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ khi muốn trở thành một QA Tester chuyên nghiệp.
Kỹ năng chuyên môn
- Tìm hiểu và nghiên cứu sâu về kiến trúc hệ thống của sản phẩm phần mềm
- Nắm bắt được các loại chứng chỉ liên quan như: CMMI, ISO… để có những kế hoạch xây dựng tốt các bước trong quy trình thực hiện công việc của nhóm.
- Luôn phải nâng cao và trau dồi kiến thức liên quan đến lĩnh vực của các sản phẩm trong các dự án đang thực hiện.
- Thông thạo phần mềm và hệ thống SQL, JAVA, C và Python
Kỹ năng kiểm thử
- Kiểm thử thủ công, kiểm thử tự động, kiểm thử hồi quy và các công cụ kiểm thử
- Các vấn đề liên quan đến test case
- Hiểu biết về Agile, Scrum
Kỹ năng quan sát
Đây là kỹ năng quan trọng nhất của một QA vì tính đặc thù của kỹ năng này là phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất trên công việc tổng quát để tránh việc từ một lỗi nhỏ ảnh hướng đến toàn bộ quá trình của dự án.
Kỹ năng kiên nhẫn
Kỹ năng này giúp các QA có đủ sự kiên nhân trong việc xử lý mọi vấn đề vào từng hoàn cảnh. Bạn cần bình tĩnh và không thể vội vã kết luận một điều gì chưa chắc chắn để dẫn đến hậu quả không tốt về sau.
Kỹ năng quản lý tốt thời gian
Việc hoàn thành công việc là quan trọng nhất tuy nhiên nó cần phải hoàn thành vào đúng thời gian dự định, vì thế mà các QA cần phải biết cách phân chia công việc sao cho phù hợp để tiến độ thời gian làm việc diễn ra đúng theo kế hoạch.
Kỹ năng giao tiếp và xử lý tốt
Các QA thường có môi trường làm việc theo các nhóm hoạt động vì vậy khi kỹ năng giao tiếp của họ tốt thì việc thảo luận chia sẻ để truyền đạt thông tin sẽ thuận lợi hơn, giúp mọi người trong nhóm hiểu nhau hơn.
Luôn luôn sáng tạo và học hỏi những điều mới
Sẽ tốt hơn nếu bạn có tư duy sáng tạo không quá phụ thuộc vào lý thuyết suông. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm ra những điều mới mẻ từ việc học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh.
Như vậy để trở thành một nhân viên QA giỏi bạn không những phải trang bị cho mình lượng kiến thức và kỹ năng đầy đủ mà còn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của bạn thân. Và một điều chắc chắn là hiệu suất làm việc của bạn phải thật hiệu quả
Qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn tính chất và nhiệm của công việc QA, nếu bạn yêu thích công việc này thì còn chần chừ gì nữa hãy cố gắng tích lũy mọi thứ để có thể theo đuổi đam mê của bạn thân. Chúc bạn thành công!
Kỹ năng bổ sung
- Nâng cao khả năng tổ chức và tư duy logic có hệ thống
- Nâng cao kỹ năng phân tích và làm việc dựa theo số liệu được cung cấp
- Giao tiếp tốt là một kỹ năng không thể thiếu trong nội bộ nhóm và các bộ phận liên quan.
QA và kiểm thử phần mềm phối hợp với nhau như thế nào?
Đối với bất kỳ sản phẩm, phần mềm nào, một số vòng kiểm thử được thực hiện trước khi có thể đưa sản phẩm đó ra thị trường. Các sản phẩm phải được kiểm thử theo nhiều cách khác nhau, với những người dùng khác nhau và các tình huống khác nhau để đảm bảo mang lại trải nghiệm nhất quán, chất lượng cao cho người dùng.
Mặc dù kiểm thử và chất lượng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng QA Tester và kiểm thử phần mềm là không giống nhau. Một phần của đảm bảo chất lượng là tìm giải pháp cho thách thức và thực hiện nó. Một quy trình QA có xu hướng như sau:
- Tạo yêu cầu
- Ước tính
- Triển khai một kế hoạch
- Sản xuất tài liệu
- Chạy nước rút công việc hằng ngày
- Xác định những gì cần phải xảy ra trước khi một sản phẩm được coi là hoàn thành
- Kiểm thử
Cơ hội việc làm và mức lương của QA Tester
Thực tế thì các QA Tester đều đi lên từ công việc Tester, họ sẽ phải tích lũy từ kiến thức và kỹ năng của Junior tester sau đó là trở thành một Senior tester của nhóm. Cuối cùng là phụ thuộc vào từng định hướng của các QA tester mà họ sẽ lựa chọn trở thành Test Lead/ QA Lead hoặc QA Manager. Và khi đạt đến mức Test Manager thì công việc sẽ được chuyển sang các lĩnh vực liên quan đến quản lý nhiều hơn.
Hiện nay có khá nhiều những công ty vừa và nhỏ thì họ không có sự phân định một vị trí của PQA rạch ròi mà QC Manager/Leader sẽ phụ trách công việc đưa ra những quy trình làm việc của các bên liên quan. Và khi mà những quy trình đó đã được duyệt thì mọi thứ sẽ được duy trì và hoạt động theo kế hoạch của dự án.
Mức lương của QA Tester khác nhau dựa trên một số yếu tố, bao gồm cả trình độ học vấn và kinh nghiệm. Mức lương cũng có thể phụ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp và ngành cụ thể mà bạn tham gia. Ví dụ: QA Tester phần mềm bảo mật có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn QA Tester liên quan đến trò chơi điện tử.
Trong lĩnh vực phát triển phần mềm thì vị trí QA Tester là vị trí không thể bỏ thiếu nên bạn hãy yên tâm rằng chỉ cần bạn cố gắng rèn luyện học hỏi và theo đuổi công việc này thì chắc chắn cơ hội việc làm sẽ luôn mở rộng với bạn.
Qua bài viết trên chúng ta biết được thêm về một công việc khá ổn định QA Tester, nếu bạn có hứng thú với nghề này thì ngay từ bây giờ hãy chuyên tâm học tập và trau dồi để có thể trở thành một QA Tester chuyên nghiệp. Đây hứa hẹn sẽ là một ngành nghề có tương lai rộng mở và cơ hội thăng tiến cao. Chúc bạn có những hướng đi tốt trong việc phát triển sự nghiệp của bản thân.