Chính sự lớn mạnh không ngừng của công nghệ số hóa đã tạo cơ hội cho nhiều ngành nghề mới được ra đời. Trong đó cần kể đến phát triển phần mềm. Một trong những nghề đang bùng nổ với mức thu nhập thuộc hàng khủng. Vậy phát triển phần mềm là công việc như thế nào? Cùng Testerpro.vn tìm hiểu ngay bây giờ.
Phát triển phần mềm là gì?
Trước khi tìm hiểu phát triển phần mềm là công việc như thế nào thì chúng ta cần hiểu được khái niệm về phần mềm. Đây là những tập tin hay tập hợp các dữ liệu, các câu lệnh nhằm hướng dẫn cách làm việc cho máy tính. Cung cấp các công cụ cần thiết cho người dùng trong việc xử lý thông tin. Phần mềm sẽ được viết bởi các ngôn ngữ lập trình cấp cao hoặc hợp ngữ ở mức thấp với các lệnh mạnh để hướng dẫn ngôn ngữ của máy tính.
Với ý nghĩa trên, phát triển phần mềm sẽ được hiểu là quá trình tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Sau đó chuyển đổi thành sản phẩm là các ứng dụng máy tính đáp ứng được yêu cầu người dùng. Hoạt động này là vô cùng cần thiết, nhất là cho quá trình khởi tạo, triển khai, thiết kế hay hỗ trợ phần mềm.
Phát triển phần mềm là công việc như thế nào?
Sau những tìm hiểu cơ bản bên trên, đã đến lúc tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề phát triển phần mềm là công việc như thế nào. Một chuyên viên phát triển phần mềm sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:
- Xác định vấn đề cần giải quyết.
- Thu thập yêu cầu khách hàng với mục tiêu cần giải quyết vấn đề.
- Lên kế hoạch thực hiện theo từng bước gắn với thời gian cụ thể.
- Thiết kế kiến trúc tổng quan (high-level design) các công việc cần làm, các bước chính yếu cùng giải quyết.
- Thiết kế chi tiết (detailed design) bằng cách đưa ra hướng xử lý chi tiết từng vấn đề để thực hiện trong cách bước kế tiếp.
- Tiến hành viết Code và debug dựa trên các ý tưởng đã có.
- Kiểm thử phần mềm (Unit test, integration test – test tích hợp,…) để tìm ra lỗi; bug và khắc phục cho hoàn thiện.
- Hoàn thiện phần mềm khi chia thành nhiều modules nhỏ.
- Thực hiện bảo trì hệ thống thường xuyên để đảm bảo phần mềm có thể vận hành và sử dụng bình thường.
Phát triển phần mềm mang lại lợi ích gì?
Không phải ngẫu nhiên mà nghề phát triển phần mềm lại trở nên HOT HIT đến như vậy. Nguyên nhân là bởi ngành này đang ngày càng trở nên phổ biến và có thể mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp. Trong đó cần kể đến:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí kinh doanh cho các tổ chức, doanh nghiệp. Có một thực tế là nhờ có các phần mềm, công việc của con người đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Xử lý các dữ liệu cực nhanh và vô cùng chính xác. Các phần mềm sẽ được thiết lập sẵn với những công thức bất biến. Điều đó có nghĩa là sản phẩm được tạo ra sẽ luôn đúng theo các tiêu chuẩn. Nhanh hơn rất nhiều so với cách làm truyền thống vừa tốn thời gian lại không đạt hiệu quả cao.
- Chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp, nhất là trong thời buổi công nghệ số hóa.
- Các phần mềm cũng là một trong những công cụ giao tiếp cực quan trọng cho các doanh nghiệp.
Các loại hình phát triển phần mềm
Bên cạnh vấn đề phát triển phần mềm là công việc như thế nào, nhiều người vẫn thắc mắc rằng có bao nhiêu loại hình phần mềm chính để phát triển. Thực tế là có rất nhiều ứng dụng được ra đời, thế nhưng, phổ biến nhất vẫn là 3 loại sau:
- Phần mềm hệ thống: Các phần mềm được thêm vào với nhiệm vụ vận hành và quản lý các phần cứng máy tính.
- Phần mềm ứng dụng: Đây là loại phần mềm phổ biến nhất hiện nay khi có chủng loại đa dạng cùng nhiều công dụng khác nhau. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng trong thời buổi công nghệ số hóa.
- Phần mềm độc hại: Đúng như tên gọi, những phần mềm này được ra đời với các mục đích xấu nhằm phá hoại hay ăn cắp thông tin quan trọng. Thậm chí còn có nhiều đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dùng.
Quy trình phát triển phần mềm
Nếu đã hiểu được phát triển phần mềm là công việc như thế nào thì chắc chắn bạn cũng biết rằng đây là cả một quá trình chứ không thể hoàn thành ngay trong ngày một ngày hai được. Trong đó, một chuyên viên sẽ cần trải qua 6 giai đoạn chủ yếu dưới đây:
- Giai đoạn 1 – Needs identification (Xác định nhu cầu). Đây là giai đoạn nghiên cứu thị tường để xác định nhu cầu.
- Giai đoạn 2 – Requirements Analytics (Phân tích yêu cầu). Người phát triển phần mềm sẽ tiến hành khảo sát để tìm hiểu mong muốn về phần mềm.
- Giai đoạn 3 – Design (Thiết kế). Giai đoạn thực hiện ý tưởng với các công cụ để đưa ra được Tài liệu DSD (Đặc điểm kỹ thuật thiết kế).
- Giai đoạn 4 – Development (Lập trình). Các Developer bắt đầu lập trình dựa trên các thông số đã thiết lập từ trước.
- Giai đoạn 5 – Testing (Kiểm thử). Tester tiếp nhận sản phẩm, sử dụng các công cụ hay kỹ năng để tìm lỗi khắc phục.
- Giai đoạn 6 – Deployment & Maintenance (Triển khai & bảo trì). Giai đoạn đưa sản phẩm đến tay khách hàng và thực hiện bảo trì định kỳ.
Mô hình phát triển phần mềm
Trong quá trình tìm hiểu phát triển phần mềm là công việc như thế nào, bạn sẽ biết được rằng có rất nhiều mô hình đã được ra đời với mục đích riêng. Cụ thể dưới đây là các ví dụ điển hình.
Mô hình Waterfall
Mô hình Waterfall hay còn gọi là mô hình thác nước, được thiết kế theo dạng dòng chảy. Điều đó có nghĩa là các công việc sẽ được thực hiện theo một tuần tự nhất định. Mỗi giai đoạn phát triển phần mềm là một pha và các pha cần phải tuân theo trật tự nhất định. Chỉ khi kết thúc bước trước thì bước sau mới được tiến hành.
Các giai đoạn của mô hình thác nước gồm có: Thu thập yêu cầu (Requirement gathering) => Phân tích hệ thống (System Analysis) => Coding => Testing => Triển khai hệ thống (Implementation) => Operations & Maintenance
- Ưu điểm: Thích hợp cho các dự án ngắn với tính linh hoạt kém. Tối ưu về thời gian cũng như quy trình làm việc.
- Nhược điểm: Không phù hợp với các dự án thường xuyên bị thay đổi nghiệp vụ. Khó quay lại một giai đoạn nào đó khi nó đã kết thúc.
Mô hình V
Đây là mô hình mở rộng của mô hình thác nước nhưng có cách vận hành ấn tượng hơn. Cụ thể thì các chuyên viên sẽ không tách rời bước kiểm tra và thử nghiệm ra. Thay vào đó, họ sẽ gắn liền với từng bước có sẵn trong quy trình làm việc. Vì được kiểm tra liên tục xuyên suốt quá trình hoàn thiện phần mềm, vậy nên dễ dàng tìm ra lỗi để khắc phục ngay lập tức.
- Ưu điểm: Tăng tốc thời gian phát hiện lỗi, bug do được kiểm thử thường xuyên. Đặc biệt là mô hình phần mềm này khá đơn giản và dễ sử dụng.
- Nhược điểm: Muốn sử dụng mô hình V thì đòi hỏi cần phải xác định rõ yêu cầu, công nghệ phần mềm hay các công cụ khác. Phạm vi điều chỉnh tương đối rộng vì cần diễn ra trong suốt quá trình phát triển phần mềm. Do đó đòi hỏi tốn kém về mặt thời gian.
Mô hình Agile
Mô hình Agile là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 mô hình là Iterative (Lặp lại) và Incremental (Tăng dần). Mang đến một phương pháp phát triển phần mềm cực linh hoạt, giúp đưa sản phẩm đến tay người dùng một cách nhanh chóng. Có thể dùng mô hình Agile cho bất cứ dự án nào nhưng đòi hỏi cần có sự tương tác nhiều với khách hàng để dễ dàng làm rõ về nhu cầu cũng như hướng giải quyết.
- Ưu điểm: Việc kiểm tra các vòng lặp thường xuyên sẽ giúp khách hàng có thể nhìn thấy được kết quả nhanh chóng. Từ đó có thêm các nhận xét trực quan. Các chức năng được xây dựng một rõ ràng nên dễ quản lý. Việc thay đổi, bổ sung các yêu cầu cũng trở nên đơn giản hơn.
- Nhược điểm: Việc ước tính nguồn lực gặp nhiều khó khăn bởi không có yêu cầu xác định từ trước. Đồng thời, đòi hỏi nhiều thời gian trao đổi với khách hàng trong suốt quá trình hoàn thiện.
Mô hình Spiral
Đây còn có tên gọi khác là mô hình xoắn ốc dựa theo cách thức thực hiện phát triển sản phần mềm. Trong đó, chuyên viên sẽ phải hoàn thiện nhiều pha từ Thiết lập mục tiêu (Objective identification) => Đánh giá và giảm thiểu rủi ro (Alternate evaluation) => Phát triển sản phẩm (Product development) => Lập kế hoạch cho pha tiếp theo (Next phase planning). Là sự kết hợp của mô hình prototyping và mô hình thác nước nên Spiral được tối ưu hơn. Vì vậy thường được sử dụng trong các dự án lớn, đắt tiền và đòi hỏi nhiều yêu cầu phức tạp.
- Ưu điểm: Dễ dàng kiểm soát và tìm lỗi trong suốt quá trình phát triển sản phẩm.
- Nhược điểm: Đòi hỏi người quản lý cần có kỹ năng quản lý dự án tốt để đánh giá rủi ro kịp thời. Vì khá phức tạp nên mô hình xoắn ốc thường không phù hợp với các dự án nhỏ. Nếu các yêu cầu của khách hàng thay đổi thường xuyên thì có thể dẫn đến vòng lặp vô hạn. Bên cạnh đó, mô hình này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
Mô hình Scrum
Scrum là một trong những mô hình khá phổ biến thuộc họ agile. Khi sử dụng, lập trình viên sẽ chia nhỏ các phần thành từng Module để phát triển. Mỗi Module sẽ được hoàn thiện theo quy trình với các vòng lặp được gọi là Sprint. Mỗi vòng lặp thường sẽ chỉ diễn ra trong 2-4 tuần. Đặc biệt, dựa vào ý kiến khách hàng là chủ yếu để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Vì có tính linh hoạt cao nên mô hình Scrum rất phù hợp cho các dự án có nhiều sự thay đổi.
- Ưu điểm: Các thành viên trong nhóm sẽ được phát triển thêm nhiều kỹ năng khác, toàn diện. Dễ dàng tìm và khắc phục lỗi trong thời gian triển khai từng vòng lặp. Đặc biệt, Scrum phù hợp cho các dự án có yêu cầu ban đầu chưa thực sự rõ ràng.
- Nhược điểm: Khó khăn trong việc hoạch định ngân sách cũng như thời gian. Cần có sự giao tiếp liên tục với khách hàng để đi đúng hướng. Đề cao vai trò của người định hướng sản phẩm (PO) bởi có thể ảnh hưởng đến tiến độ của toàn đội.
>>> Tổng hợp các mô hình phát triển phần mềm được sử dụng nhiều nhất
Mô hình Iterative
Iterative là mô hình tiếp cận lặp không yêu cầu xác định đầy đủ mọi quy chuẩn ngay từ ban đầu. Thay vào đó, lập trình viên chỉ cần nêu ra được trọng tâm vấn đề. Quá trình lặp sẽ tạo ra các phiên bản mới cho từng sản phẩm hay cho chu kỳ sống. Thời gian lặp lại cũng thường được quy ước là từ 2 – 6 tuần. Chuyên viên sẽ tiến hành phát triển từng thành phần riêng của hệ thống rồi mới thêm vào các chức năng trước đó.
- Ưu điểm: Linh hoạt khi có thời gian làm tài liệu ít. Việc quản lý các rủi ro cũng trở nên đơn giản hơn khi được chia nhỏ thành từng phần.
- Nhược điểm: Cần sử dụng nhiều tài nguyên nên vô tình gây khó khăn khi quản lý.
Như vậy là chúng ta vừa cùng nhau đi tìm hiểu phát triển phần mềm là công việc như thế nào. Có thể thấy rằng đây là một ngành HOT đang được săn đón. Tuy nhiên, để theo đuổi, bạn cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng… Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, vậy thì hãy tham gia thêm các khóa học Tester để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: