Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ là vô vàn cơ hội nghề nghiệp mới được hình thành. Trong đó có tester – Một trong những ngành đầy tiềm năng với sự khan hiếm về nhân sự. Bởi vậy mà đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như “học trái ngành có làm được tester không?”. Hãy cùng Testerpro tìm kiếm lời giải ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Tester làm trái ngành là gì? Học trái ngành có làm được Tester không?
Trước khi giải quyết câu hỏi học trái ngành có làm được tester không, hãy cùng tìm hiểu khái niệm Tester làm trái ngành. Hiểu một cách đơn giản thì đây là những bạn đang học và làm việc trong các lĩnh vực khác, không có mối liên quan mật thiết nào đến ngành IT nhưng chuyển hướng sang làm Tester. Họ chỉ mới biết đến công việc kiểm thử phần mềm nên chưa có khái niệm về Code hay Tester.
Các hướng đi của nghề tester
Thực tế là Tester có rất nhiều hướng đi để phát triển sự nghiệp của bản thân. Tuy nhiên để tổng kết lại thì chúng ta có 4 hướng chính.
- Hướng thứ nhất – Hướng Technical (Testing Technical): Quá trình học tập, làm việc sẽ rèn luyện cho bạn nhiều kỹ năng có thể phục vụ cho BA (Business Analyst). Trong đó gồm có kỹ năng quan sát, phân tích, giao tiếp hay các nền tảng cơ bản liên quan đến IT. Tuy nhiên, để đi theo hướng này, bạn nên trau dồi thêm tiếng Anh để có cơ hội tiến xa hơn nữa.
- Hướng thứ hai: Trở thành Tester chuyên nghiệp với lộ trình thăng tiến bài bản từ Fresher => Chuyên viên kiểm thử => Tester Lead => Tester Manager.
- Hướng thứ ba: Từ Tester chuyển hướng thành PM (Project Manager). Đây là hướng đi dành riêng cho những bạn có tư duy thiên về quản lý, điều phối công việc và có ngoại ngữ ở mức tốt.
- Hướng thứ tư: Làm Tester rồi chuyển qua làm BrSE hay còn gọi là kỹ sư cầu nối. Họ là những người có kỹ năng giao tiếp tốt và có nhiều hiểu biết, kiến thức chuyên môn.
Công việc của tester là làm gì?
Ngoài câu hỏi, học trái ngành có làm được tester không thì nhiều người mới cũng thường thắc mắc rằng Tester là làm gì. Tester là người kiểm thử các phần mềm trước khi tung ra thị trường. Vì vậy, họ sẽ có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tìm kiếm lỗi, bugs xuấtt hiện trong hệ thống phát triển phần mềm.
- Thẩm định với các tiêu chuẩn để đảm bảo sản phẩm không xảy ra bất cứ sơ suất nào về mặt kỹ thuật.
- Thực hiện các bài kiểm tra thủ công, kiểm thử bằng phần mềm để xác định được lỗi liên quan đến khả năng sử dụng.
- Làm báo cáo liên quan đến các khía cạnh của phần mềm và gửi cho nhóm thiết kế để xử lý trước khi đưa đến tay khách hàng.
- Cùng tham gia đánh giá sản phẩm so với nhu cầu khách hàng đặt ra.
Học tester cho người trái ngành khó không? Học trái ngành có làm được tester?
Thực tế là làm tester không cần quá giỏi về IT và chỉ cần hiểu biết cơ bản về code là được. Kể cả bạn là một “tay ngang” chưa biết chút gì thì vẫn có thể theo học. Các giảng viên của trung tâm đã thiết lập lộ trình cụ thể, phù hợp để chắc chắn rằng học viên sẽ thu về kết quả khả quan ngay sau khóa học. Bởi vậy nên câu trả lời cho câu hỏi “Học trái ngành có làm được tester không” là có.
Đặc biệt các bạn chịu khó học hỏi sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến với mức lương đáng mơ ước. Sau tất cả, đây vẫn là một ngành nghề HOT và đầy tiềm năng phát triển.
Học Tester cho người trái ngành bắt đầu từ đâu?
Học trái ngành có làm được tester. Vậy thì những người mới chân ướt chân ráo bước vào nghề phải bắt đầu từ đâu?
Bắt đầu học các kiến thức căn bản về máy tính
Vì Tester sẽ phải làm việc trên máy tính mỗi ngày nên việc trau dồi thêm các kiến thức về máy tính hay tin học văn phòng đều sẽ giúp ích cho bạn. Đặc biệt là trên con đường phát triển sự nghiệp với nghề kiểm thử.
Học lý thuyết về kiểm thử từ cơ bản
Lý thuyết là nền tảng, là cơ sở để bạn có thể tiến sâu trong một lĩnh vực nào đó. Bạn sẽ cần học hỏi về cách cài đặt phần mềm, các kiến thức tổng quan về test như các định nghĩa, thuật ngữ hay quy trình kiểm thử. Sau đó mới đến với những kiến thức chuyên sâu hơn như cách viết test Plan, viết Test case, viết báo cáo Test. Các công cụ hỗ trợ test như Jira, Jmeter hay các Automation Tool… Đặc biệt là không thể thiếu các kiến thức cơ bản về Coding như SQL. HTLM hay CSS để phục vụ cho quá trình Test phần mềm.
Trau dồi tiếng Anh
Các Tester sẽ phải làm việc với Tiếng Anh thường xuyên. Bởi vậy nên việc trau dồi ngoại ngữ cũng rất quan trọng. Đặc biệt còn giúp các bạn trái ngành có thêm cơ hội tham gia vào những dự án tại các công ty nước ngoài. Để bắt đầu, bạn hãy bắt tay vào học tiếng Anh ngay từ hôm nay đi nhé.
Học, học nữa và học mãi
Vì xuất phát điểm của các Tester trái ngành đã chậm hơn những người khác rồi. Vậy nên bạn càng cần phải cố gắng, tự học nhiều hơn nữa. Trong đó, bạn có thể tham gia các khóa học ở trung tâm Testerprovn. Đồng thời kết hợp với việc học từ trải nghiệm thực tế trong nghề. Đây sẽ là cách tốt nhất để các Tester trái ngành có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn. Nhất là khi ngành này vẫn đang thiếu nhân lực trầm trọng.
Khóa học tester trái ngành tại Testerpro
Học trái ngành có làm được tester không? Không những câu trả lời là “có” mà còn có rất nhiều người thành công với nghề này sau khi hoàn thành khóa học Tester của chúng tôi. Thông tin chi tiết xin được chia sẻ ngay dưới đây.
Đối tượng tham gia
Sinh viên trái ngành, người đi làm ở các lĩnh vực khác không phải IT, phần mềm. Đơn cử như kinh tế, thiết kế đồ họa, marketing… đều có thể tham gia.
Nội dung khóa học
Chương trình học của Testerpro được biên soạn với 2 phần. Trong đó gồm có kiến thức cơ bản và phần thứ hai là các nhiệm vụ chuyên sâu kèm thực hành. Cụ thể:
Kiến thức cơ bản:
- Giới thiệu tổng quan về nghề Tester cùng các thuật ngữ cơ bản cho người học trái ngành.
- Giới thiệu về các mô hình sản xuất phần mềm đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
- Kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất, kiểm thử phần mềm trước khi đến tay khách hàng.
- Giới thiệu 3 phương pháp kiểm thử cơ bản nhất: kiểm thử hộp trắng, kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp xám.
Nghiệp vụ chuyên sâu và thực hành:
- Biết cách phân tích nhu cầu và viết test case cho web, cho Mobile.
- Tìm hiểu ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) và biết cách dùng.
- Biết cách dùng tool Jira để thực hiện test.
- Thực hành với các dự án test thực tế tại doanh nghiệp.
- Viết testcase bằng tiếng Anh một cách thành thạo.
- Học hỏi kiến thức chuyên sâu về kiểm thử hiệu năng (Automation) và thực hành kiểm thử API sử dụng công cụ PostMan.
- Biết cách sử dụng tool Jmeter để kiểm thử hiệu năng.
Kết thúc khóa học nhận được gì?
- Chứng chỉ của trung tâm Đào tạo Tester – Testerpro.
- Có các kiến thức cơ bản để bắt đầu làm việc như một nhân viên kiểm thử thực thụ.
- Được hỗ trợ trong quá trình tìm việc với nhiều cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn hàng đầu Việt Nam.
>>> Xem ngay: Khóa học tester cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn Viết CV cho Tester trái ngành
Vì không còn băn khoăn về việc học trái ngành có làm được Tester nên chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết CV cho các tester mới nhập cuộc. Thực tế là viết CV trái ngành bao giờ cũng đòi hỏi sự linh hoạt hơn nhiều so với đúng ngành. Nguyên nhân là bởi bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được các tố chất, kỹ năng chuyển đổi nào để đáp ứng công việc.
Nội dung cơ bản của một CV Tester trái ngành
Thông tin cá nhân
Ở phần đầu tiên, bạn chỉ cần ghi rõ ràng, đảm bảo chính xác các thông tin cần như:
- Họ và tên.
- Ngày tháng năm sinh.
- Địa chỉ nơi lưu trú.
- Số điện thoại, địa chỉ email, Facebook cá nhân (Nếu có).
Bên cạnh đó đừng quên chọn một bức hình phù hợp để có thêm điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp
Với những bạn đang có ý định chuyển sang làm Tester thì đây là một việc vô cùng quan trọng. Những nội dung này sẽ cho nhà tuyển dụng biết được phần nào lý do bạn muốn có cơ hội việc làm. Bạn hãy chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Để từ đó họ có thể thấy được bức tranh nghề nghiệp mà bạn đang muốn hướng đến. Một gợi ý nhỏ là nên nhấn mạnh vào việc học hỏi cũng như phát triển bản thân nhiều hơn. Đặc biệt là nhấn mạnh mong muốn được đóng góp, cống hiến sức mình cho công ty.
Trình độ học vấn
Viết đúng và ngắn gọn về phần này dù đây có thể là một điểm yếu của ứng viên. Bạn có thể viết đơn giản với các ý chính như:
- Trường ABC (Thời gian bắt đầu – kết thúc chương trình học)
- Chuyên ngành
- Xếp loại
Kinh nghiệm làm việc
Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi viết CV Tester trái ngành:
- Ứng viên chưa có kinh nghiệm kiểm thử: Đây là những bạn trẻ chuyển ngành ngay khi mới ra trường và không hoặc chỉ có ít trải nghiệm làm thêm. Khi ấy, bạn cần trung thực và nên nêu ra những bài học đúc kết được từ các trải nghiệm trước đó.
- Ứng viên đã có vài năm kinh nghiệm tại công ty đúng ngành và cả trái ngành: Bạn có thể viết rõ các kinh nghiệm làm việc trong quá khứ và liên kết chúng sao cho giải quyết được bài toán doanh nghiệp đang đặt ra. Ví dụ bạn học ngôn ngữ Anh và từng tham gia giảng dạy vài năm. Vậy thì hãy viết vào CV rằng các kinh nghiệm về giảng dạy sẽ có ích trong việc giao tiếp, truyền tải cho DEV trong vai trò một Tester.
Kỹ năng
Đây là phần cứu cánh cho các Tester trái ngành và giúp họ có được thiện cảm nhiều hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Bởi vậy bạn cần tập trung làm rõ được những vấn đề cơ bản như:
- Nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cần có kỹ năng nào để trở thành một Tester?
- Đâu là kỹ năng bạn thành thạo và cảm thấy tự tin nhất?
- Đây có phải là những kỹ năng nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở ứng viên hay không?
Nên nhớ hãy ưu tiên các kỹ năng nhà tuyển dụng đang mong muốn ở ứng viên. Bạn có thể liệt kê 4-6 kỹ năng tùy ý nhưng đừng lan man quá.
Các hoạt động
Bạn có thể chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của một Tester. Tuy nhiên, nếu bạn năng nổ, có khả năng giao tiếp tốt, có các kỹ năng làm việc nhóm tốt… Vậy thì đây cũng chính là một điểm cộng. Khi chia sẻ, hãy cân nhắc chọn các hoạt động có thể liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Chứng chỉ, giải thưởng
Nếu bạn có thêm các chứng chỉ như chứng chỉ của trung tâm Đào tạo Tester – Testerpro hoặc là các giải thưởng thì sẽ vô cùng tuyệt vời. Điều đó sẽ giúp bạn được cân nhắc hơn so với các ứng viên khác.
Sở thích và tham chiếu
Đây là 2 phần mang tính chất tham khảo và không nhất thiết cần có trong CV. Tuy nhiên chúng cũng cũng giúp nhà tuyển dụng dễ hình dung về ứng viên hơn. Do đó bạn chỉ cần ghi đúng theo thực tế là được.
Cần lưu ý gì khi viết CV Tester trái ngành?
Mặc dù việc học trái ngành có làm được tester, tuy nhiên CV trái ngành vẫn khó có thể cạnh tranh với các ứng viên làm đúng ngành. Đặc biệt là khi họ không biết đến những lưu ý dưới đây:
- Cần chọn lọc thông tin một cách kỹ lưỡng trước khi đưa vào CV. Tránh việc lan man mà thiếu mất những gì nhà tuyển dụng thực sự quan tâm.
- Kiểm tra lại toàn bộ từ nội dung đến hình thức của CV trước khi gửi cho bên tuyển dụng.
- Gửi CV kèm theo đó là thư xin việc (Cover Letter) hoặc Portfolio (nếu có).
Chắc hẳn bạn đã có lời giải cho câu hỏi học trái ngành có làm được tester không. Rõ ràng, dù bạn là ai, từng học gì, làm gì thì cơ hội vẫn luôn rộng mở với những người biết nỗ lực, cố gắng. Bởi vậy, nếu có hứng thú và muốn thử sức với nghề kiểm thử. Vậy thì bạn có thể liên hệ ngay với Testerpro để được hỗ trợ.