Database là gì? Tổng hợp các loại database cơ bản

Đinh Thao

Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, việc nắm rõ về hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu sẽ giúp ích nhiều cho bạn, không chỉ giúp tối ưu quy trình làm việc mà chúng còn giúp lưu trữ và quản lý hiệu quả tệp dữ liệu quan trọng. Đặc biệt là các kiến thức có liên quan tới Database, vậy Database là gì? Chức năng và phân loại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với Testerpro trong bài viết sau đây nhé!

database la gi

Tìm hiểu những thông tin cơ bản về Database là gì?

Khái niệm Database là gì?

Database tập hợp các cơ sở dữ liệu thường được tổng hợp và lưu trữ dưới dạng trực tuyến trong các hệ thống máy tính từ đó người dùng có thể dễ dàng truy cập, sử dung, quản lý và cập nhật thông tin 1 cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Hiểu đơn giản thì Database là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu giống với thư viện mở nơi chứa đa dạng các cuốn sách với nhiều thể loại khác nhau.

Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu sẽ chịu sự kiểm soát bởi hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu DBMS, song song với đó là các ứng dụng được liên kết với nhau. Khi này chúng được gọi chung là hệ thống cơ sở dữ liệu và được gọi với tên rút gọn là “Database”.

Và trong Database bạn có thể sắp xếp và tổ chức các dữ liệu dưới dạng bảng với hàng và cột tương ứng. Tại đây bạn cũng có thể lập chỉ mục cho các dữ liệu quan trọng để có thể nhanh chóng tìm kiếm và truy xuất khi muốn.

Ngôn ngữ thường dùng trong Database

Sau khi hiểu về khái niệm Database là gì? Vậy bạn có thắc mắc về ngôn ngữ thường được sử dụng trong Database là gì không?

Hiện nay, DBMS cung cấp tới người dùng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau phục vụ cho việc truy vấn và cập nhật hệ cơ sở dữ liệu. Về cơ bản thì đây là yếu tố chính giúp tạo và duy trì cơ sở dữ liệu.

Các ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong Database có thể kể tới Oracle, SQL, MS Access, dBase, FoxPro…… Tuy nhiên trong thực tế để lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp nhất thì Database được chia thành:

  • Ngôn ngữ kiểm soát dữ liệu – DCL
  • Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu – DDL
  • Ngôn ngữ kiểm soát giao dịch – TCL
  • Ngôn ngữ thao tác dữ liệu – DML.
database la gi

Chức năng Database là gì?

Database được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp, không chỉ là lựa chọn kinh doanh thông minh mà nó còn có các chức năng cơ bản sau:

  • Giúp cải thiện quy trình kinh doanh: Các dữ liệu có thể dễ dàng thu thập như quy trình kinh doanh, quy trình bán hàng dịch vụ về khách hàng. Dựa vào bộ dữ liệu này để phân tích hoạt động, cải thiện quy trình và mở rộng mô hình kinh doanh…….
  • Thuận tiện trong việc theo dõi khách hàng: Database sẽ giúp bạn lưu trữ mọi thông tin liên quan tới khách hàng. Ví dụ: trên các nền tảng truyền thống, mạng xã hội sử dụng Database để lưu trữ thông tin về người dùng như tên, địa chỉ, email, sở thích, hành vi dùng……. Đây cũng chính là cơ sở để đề xuất nội dung có liên quan và nâng cao trải nghiệm người dùng.
  • Bảo mật thông tin cá nhân của bệnh nhân: Tại các bệnh viện, trung tâm y tế lớn người ta thường dùng Database để theo dõi và lưu trữ dữ liệu bệnh nhân để đem tới quy trình chăm sóc phù hợp nhất tới tình trạng sức khỏe của từng người.
  • Lưu trữ thông tin dữ liệu cá nhân: Database thường xuyên được sử dụng để lưu trữ thông tin cá nhân. Ví dụ: Hoạt động sao lưu hình ảnh, video, tin nhắn…….

Các loại Database cơ bản

  • Cơ sở dữ liệu quan hệ: Đây là phương pháp hiệu quả nhất để truy cập tới thông tin dữ liệu có cấu trúc. Khi này dữ liệu sẽ được sắp xếp, tổ chức và tạo thành bảng có hàng và cột.
  • Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Dữ liệu được hiển thị dưới dạng đối tượng, giống với lập trình hướng đối tượng.
  • Cơ sở dữ liệu NoSQL: Là dạng cơ sở dữ liệu phi quan hệ, nó bao gồm dữ liệu loại bán cấu trúc và phi cấu trúc. Thường được sử dụng nhiều trong các ứng dụng web.
  • Cơ sở dữ liệu phân tán: Loại dữ liệu này sẽ bao gồm hai hoặc nhiều dữ liệu có thể chứa ở nhiều nơi khác nhau. Bên cạnh đó, database có thể được lưu trữ trên nhiều máy tính tại 1 vị trí và cũng có thể lưu trữ rải rác trên nhiều hệ thống khác nhau.
  • Cơ sở dữ liệu đồ thị: Lưu trữ dữ liệu dưới dạng đồ thị có sự liên kết chặt chẽ giữa các entities có liên quan.
  • Cơ sở dữ liệu tập trung: Khi này dữ liệu sẽ được đặt và lưu trữ tập trung tại 1 vị trí trung tâm nhất. Ví dụ trên CPU máy chủ hoặc trên máy tính để bàn.
  • Cơ sở dữ liệu đám mây: Dữ liệu được lưu trữ và chạy trên điện toán đám mây, khi này mọi người sẽ được cung cấp quyền truy cập dưới dạng dịch vụ để truy cập vào dữ liệu.
  • Cơ sở dữ liệu hoạt động: Cơ sở dữ liệu hoạt động – OLTP hay còn gọi là cơ sở dữ liệu giao dịch trực tuyến. Hơn nữa, loại dữ liệu này cho phép nhiều người có thể truy cập, sử dụng và lưu trữ giao dịch trong cùng khoảng thời gian.
  • Kho dữ liệu: Là kho lưu trữ dữ liệu trung tâm. Không chỉ lưu trữ giao dịch hiện tại mà nó còn giúp lưu trữ lịch sử giao dịch trong vị trí nhất định để báo cáo và phân tích dữ liệu cho toàn bộ doanh nghiệp.

5 thành phần chính trong Database

database la gi

Phần cứng

Bao gồm tất cả các thiết bị vật lý cứng như thiết bị I/O, thiết bị lưu trữ…… Quá trình hoạt động hoàn toàn giống với 1 giao diện với sự liên kết chặt chẽ giữa máy tính và hệ thống dữ liệu.

Phần mềm

Gồm các chương trình dữ liệu tổng quát, khi này người dùng có thể kiểm soát Database được cung cấp trước đó. DBMS – phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ được sử dụng để điều khiển và quản lý cơ sở dữ liệu.

Dữ liệu

Đây là phần thông tin được lưu trữ, thu thập và xử lý bởi DBMS. Ví dụ: dữ liệu thực tế, siêu dữ liệu…..

Procedure

Là bộ hướng dẫn và các thông tin liên quan tới quy tắc vận hành và sử dụng DBMS giống với việc bạn hướng dẫn khách hàng quản lý và vận hành phần mềm.

Ngôn ngữ truy cập Database

Là phần ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong cơ sở dữ liệu, đặc biệt DBMS và ngôn ngữ lập trình cần phải hoạt động cùng nhau. Một trong những ngôn ngữ Database được sử dụng nhiều nhất là SQL.

Ưu và nhược điểm của Database là gì?

Ưu điểm

  • Luôn có dữ liệu dự phòng sử dụng trong mọi trường hợp.
  • Cải thiện tính năng bảo mật dữ liệu.
  • Tính đồng bộ và nhất quán cao.
  • Hạn chế xảy ra các lỗi cập nhật.
  • Chi phí lưu trữ, truy xuất và nhập dữ liệu giảm.
  • Hoạt động linh hoạt thông qua ngôn ngữ máy chủ giúp khả năng truy cập dữ liệu được cải thiện đáng kể so với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác.
  • So với các ứng dụng cùng chức năng thì Database có tính toàn vẹn cao hơn.
  • Quá trình truy cập dữ liệu nhanh chóng.
database la gi

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm hữu ích trên vậy nhược điểm của Database là gì? Hãy cùng Testerpro điểm qua một vài nhược điểm sau nhé!

Làm gia tăng khối lượng dữ liệu

Dữ liệu bùng nổ đến từ nhiều nguồn thông tin khác nhau làm cho người quản trị gặp khó khăn trong quá trình sắp xếp, tổ chức và quản lý thông tin.

Bảo mật dữ liệu gặp nhiều khó khăn

Tình trạng vi phạm bản quyền dữ liệu và thông tin ảo xuất hiện ở khắp mọi nơi. Do đó sử dụng Database cần phải đặt yếu tố bảo mật lên hàng đầu nhưng vẫn cần đảm bảo việc truy cập của người dùng được tối ưu và thuận tiện nhất.

Yêu cầu sự linh hoạt cao

Với thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay các doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu ở bất cứ địa điểm nào từ đó mới có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề xảy ra và tận dụng các cơ hội phát triển mới.

Chi phí cao

Quản trị Database cần bảo trì và liên tục theo dõi dữ liệu đồng thời cần áp dụng các bản nâng cấp phần mềm mỗi khi cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp Database lớn với khối lượng dữ liệu khủng sẽ tăng chi phí trong việc giám sát và chỉnh sửa Database.

Ngoài những hạn chế trên thì Database còn tồn tại 1 số nhược điểm sau:

  • Mất nhiều chi phí trong việc duy trì phần cứng và phần mềm cho Database
  • Chiếm càng nhiều dung lượng đĩa khi dữ liệu được đưa vào DBMS càng cao.
  • Nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc chưa có hiểu biết gì về kỹ thuật thì rất khó để làm quen và sử dụng DBMS.
  • Trong trường hợp phần mềm xảy ra lỗi có thể bạn sẽ mất toàn bộ dữ liệu bởi tất cả chúng đều được lưu trữ trong DBMS.

Ứng dụng của Database vào thực tiễn

Database hệ thống cơ sở dữ liệu được sử dụng rất phổ biến hiện nay, không chỉ trong công nghệ thông tin mà chúng còn được áp dụng trong mọi ngành nghề lĩnh vực. Nếu nếu bạn đang thắc mắc vậy ứng dụng thực tế của Database là gì thì hãy quan sát bảng thông tin tổng hợp dưới đây nhé!

Ngành nghề Ứng dụng thực tế
Giao thông vận tải (đường sắt)Thông tin vé xe, thông tin đặt chỗ, lịch trình di chuyển của tàu….
Thư việnThông tin ngày phát hành sách, các thông tin khác liên quan tới sách
Ngân hàngThông tin khách hàng, tài khoản thẻ, ngày hoạt động, khoản vay…..
Giáo dụcThông tin học sinh, sinh viên, điểm thi, các khóa học……
Credit card exchangeThông tin về thẻ, phí giao dịch, phí duy trì thẻ
Truyền thông mediaDữ liệu khách hàng, hành vi, sở thích, độ tuổi……….
Bán hàngHóa đơn, khách hàng thân thiết.
AccountsThông tin về các giao dịch.
Sàn thương mại điện tửThông tin đơn hàng, số lượng hàng tồn kho, đặt hàng.
Quản lý nhân sựThông tin về nhân viên, tiền lương……
Lĩnh vực sản xuấtHàng tồn kho, nhà cung cấp chính, hóa đơn đặt hàng……
Hàng khôngThông tin ngày bay, chuyến bay, số lượng hành khách, số lượng vé đã đặt…….

>>> Xem thêm: TỔNG HỢP 9 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT

Bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu tới bạn Database là gì và những thông tin có liên quan tới hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu này. Sử dụng Database chắc chắn sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận với những thay đổi mới trong công nghệ và cả sự cải tiến trong hệ thống lưu trữ đám mây từ đó cơ sở dữ liệu sẽ được phát triển theo hướng mới. Cảm ơn bạn đã đón đọc, theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Đánh giá bài viết
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone