Thời đại công nghệ số ngày càng phát triển nhu cầu tìm hiểu thông tin của con người tăng lên không ngừng theo cấp số nhân mỗi giờ mỗi ngày. Việc sử dụng thiết bị di động đã trở thành thói quen không thể thiếu. Điện thoại di động không chỉ để liên lạc mà còn áp dụng vào nhiều mục đích giao tiếp, làm việc, giải trí, mua sắm và tìm kiếm thông tin,… Vì vậy lập trình Android ngày càng phát triển mạnh mẽ .Vậy lập trình android cần những gì?
Lập trình Android là gì?
Lập trình Android là một công việc trong đó người lập trình viên sử dụng các ngôn ngữ lập trình; các đoạn mã lệnh (code), và các tiện ích có sẵn. Qua đó họ xây dựng nên các chương trình, phần mềm, trò chơi, ứng dụng, hệ thống xử lý, các trang web… Giúp người dùng tương tác qua lại với nhau thông qua các thiết bị điện tử.
Các ứng dụng trên nền tảng này được phát triển sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java hoặc Kotlin. Việc trở thành nền tảng hệ điều hành di động phổ biến nhất giúp đảm bảo nhu cầu đối với các nhà phát triển ứng dụng trên Android. Bên cạnh đó, với đặc điểm là mã nguồn mở, Android sở hữu một hệ sinh thái đa dạng các nhà phát triển ứng dụng.
Tại sao nên học lập trình Android?
Với sự phát triển công nghệ số thì điện thoại thông minh trở thành phương tiện không thể thiếu đối với mọi đối tượng. Không giống như hệ điều hành IOS thiết bị hoạt động với hệ điều hành Android trở nên phổ biến, thông dụng và cơ bản hơn với mọi đối tượng.
Nền tảng Android là dạng mã nguồn mở nên nó mở ra hệ sinh thái năng động cho các nhà phát triển. Các developer xây dựng và hoàn thiện ứng dụng theo nhu cầu, mục tiêu mang tính thực tế bằng việc sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Vì vậy, việc có thể tạo nên các ứng dụng hoạt động trên hệ điều hành Android trở nên đơn giản, dễ dàng và thành công nhất.
Với lượng người sử dụng lớn dẫn đến nhu cầu về công việc tăng cao do đó đây là thì trường công việc vô cùng sôi động và mức lương hấp dẫn đối với các bạn trẻ, những người có tài năng.
Lập trình Android cần những gì?
3.1 Ngôn ngữ lập trình Java
Nếu muốn lập trình được một ứng dụng trên nền tảng hệ điều hành Android bạn phải nắm chắc được kiến thức ngôn ngữ Java. Đây là ngôn ngữ phổ biến nhất được các nhà phát triển ứng dụng cho mục tiêu công việc mà mình cần hoàn thành. Nếu bạn chưa quen thuộc với ngôn ngữ này, bạn cần cài đặt các công cụ hỗ trợ để có thể sử dụng Java, như Eclipse để học lập trình Java.
Hiện Android studio là công cụ hỗ trợ lập trình bằng Java được Google khuyến khích sử dụng. Nếu như đối với Eclipse, bạn cần phải tự cài đặt Android SDK thì khi sử dụng Android Studio, Android SDK sẽ được tự động cài đặt tại bước cuối của quá trình cài đặt chương trình.
Xem thêm: Android Studio là gì? Cách cài đặt Android Studio trên Windows
3.2 Ngôn ngữ lập trình SQL
SQL là một ngôn ngữ mang tính cấu trúc có tác dụng truy vấn. Từ một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, người ta có thể sử dụng SQL – một loại ngôn ngữ lập trình phổ biến và cơ bản nhằm lấy, sửa và tạo dữ liệu. Vì vậy, khi có thể hiểu thì việc viết nó trở nên dễ dàng hơn, cũng đảm bảo giúp mọi câu hỏi đều có thể truy vấn dữ liệu chuẩn xác, chủ động theo nhu cầu khi cần thiết.
3.3 Android Software Development Kit (SDK) và Android Studio:
Tất cả các công cụ được sử dụng để phát triển ứng dụng Android như dựa trên QEMU để giả lập thiết bị cầm tay, thư viện và gỡ lỗi đều có trong Android SDK và Android Studio. Trên các hệ điều hành bao gồm Windows, Mac OS, Linux thì Android SDK đều được chứng minh là có khả năng chạy tốt.
Bạn có thể viết code tốt hơn nhờ các công cụ kiểm thử, lắp ráp ứng ứng từ các gói, các thư viện khác nhau và debug được tích hợp trong Android Studio để từ đó xây dựng nên các ứng dụng thích hợp.
3.4 Ngôn ngữ XML
XML chủ yếu được sử dụng trong việc lập trình web, truy cập dữ liệu web, tuy nhiên, nó cũng là một công nghệ thiết yếu để lập trình ứng dụng Android. Vì nhiều ứng dụng Android yêu cầu chuyển dữ liệu sang Web Services và ngược lại.
Các lập trình viên thường sử dụng XML để mô tả dữ liệu, khi làm những công việc như thiết kế giao diện người dùng (UI) và phân tích dữ liệu lấy từ nguồn Internet.
Phần lớn những gì bạn cần làm với XML đều có thể được thực hiện thông qua Android Studio. Tuy nhiên, việc thông thạo XML giúp cho bạn có thêm một nền tảng kiến thức về ngôn ngữ đánh dấu.
Bên cạnh việc học những kỹ năng cứng học lập trình Android bạn cần trau dồi thêm những kỹ năng mềm sau:
– Yêu thích, đam mê công việc lập trình.
– Kiên nhẫn: Khi bước đầu tiếp cận với lập trình Android chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, làm quen và nắm bắt rõ ràng và chính xác các kiến thức vì thế bạn phải kiên trì học tập cho đến khi bạn có thể phát triển thành công các ứng dụng của chính mình.
– Biết hợp tác: Hãy luôn luôn cảm thấy thoải mái với việc chấp nhận những phản hồi về công việc của bạn và hợp tác với những người trong cùng dự án, các dự án khác và các bộ phận có liên quan để tạo ra nhiều sản phẩm đặc biệt, hiệu quả sử dụng cao mà không bị lỗi.
– Khao khát và nỗ lực học hỏi: Bạn phải xây dựng cho bản thân sự khao khát được học hỏi để từ đó không ngừng nỗ lực học hỏi trau dồi kinh nghiệm, kiến thức, liên tục cập nhật kiến thức mới, khoa học công nghệ tiến tiến thì mới giúp chúng ta vượt qua khó khăn và đạt được kết quả cao, những sản phẩm hoàn hảo.
Muốn trở thành lập trình viên Android chuyên nghiệp thì việc có thể tìm tòi, học hỏi từng ngày, không ngừng là điều cần được đảm bảo. Có sự khao khát, có nhiệt huyết trong công việc giúp việc đặt được mục tiêu mà mình mong muốn, bản thân đặt ra trở nên thuận lợi hơn.
Những kỹ năng cần có để thành Android Developer và Android Tester
Muốn trở thành một lập trình viên Android nổi bật, hãy theo dõi những kỹ năng quan trọng sau:
– Thạo các ngôn ngữ lập trình: C/ C++/ Java, v.v: Những ngôn ngữ này không chỉ là công cụ, mà còn là nền tảng để bạn thực hiện công việc lập trình. Hiểu và thành thạo chúng giúp bạn làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn.
– Hiểu sâu về cơ sở dữ liệu: Đây là chìa khóa để bạn tận dụng và xử lý dữ liệu cho nhiều mục đích khác nhau. Hiểu biết sâu rộng về cơ sở dữ liệu sẽ giúp bạn tạo ra các ứng dụng hữu ích và phù hợp với nhu cầu người dùng.
– Thành thạo Android Studio: Đây là môi trường không thể thiếu cho việc phát triển ứng dụng Android. Hiểu biết và thành thạo trong việc sử dụng Android Studio sẽ giúp bạn tạo ra các ứng dụng chất lượng và hiệu quả.
– Kỹ năng lập luận, phân tích, giải quyết vấn đề: Điều quan trọng không chỉ khi làm việc trong môi trường công ty mà còn khi hợp tác với các bộ phận khác nhau. Khả năng lập luận và phân tích giúp bạn duy trì quan điểm của mình một cách thuyết phục.
– Kỹ năng lập kế hoạch, triển khai kế hoạch: Việc xây dựng một ứng dụng hay thậm chí là quản lý dự án đòi hỏi kỹ năng lập kế hoạch tốt. Bằng cách thiết lập và triển khai kế hoạch, bạn sẽ duy trì sự mạch lạc và hiệu quả trong công việc của mình.
Qua bài viết trên chúng tôi đã bỏ túi cho bạn những kiến thức về lập trình Android cần những gì, cũng như những kỹ năng cơ bản để bạn có thể tự tin trên con đường theo đuổi ngành lập trình Android một tiềm năng khai thác vô cùng trù phú của ngành lập trình nói riêng ngành công nghệ thông tin nói chung.