Tổng quan về mô hình thác nước trong phát triển phần mềm

Đinh Thao

Mặc cho sự phát triển như vũ bão của thời buổi công nghệ số với nhiều giải pháp mới cho việc phát triển phần mềm. Mô hình thác nước (waterfall) vẫn được nhiều người biết đến như một giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp. Nguyên nhân đơn giản là nhờ sự hữu ích cùng khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình. Đó mới chỉ là một phần và còn rất nhiều điều thú vị nữa đã được bật mí trong bài viết dưới đây.

Mô hình thác nước

Mô hình thác nước – waterfall là gì?

Mô hình thác nước được hiểu đơn giản là một mô hình phát triển theo tính trình tự. Các pha (phase) ở phía trước sẽ được hoàn thiện trước khi bắt đầu ở pha tiếp theo. Mỗi pha lại có một nhiệm vụ riêng biệt. Việc phát triển theo một chu trình tuần tự như vậy giống với dòng chảy của một thác nước. Vậy nên tên gọi mô hình thác nước – waterfall cũng bắt nguồn kể từ khi đó.

Mô hình thác nước - waterfall là gì?

Mô hình waterfall xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1970 trong một bài báo của tác giả Winston W.Royce – Một tiến sĩ người Mỹ. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những chìa khóa để tạo nên sự thành công trong việc phát triển phần mềm. Tuy vậy, waterfall cũng bộc lộ khá nhiều khuyết điểm khi công nghệ ngày càng tiên tiến. Có nhiều phương pháp phát triển khác linh hoạt hơn như Agile Software Development đã được ra đời với mục đích thay thế.

6 giai đoạn của mô hình thác nước

Mô hình thác nước được phát triển theo 6 giai đoạn cơ bản. Các bước được thực hiện tuần tự như sau:

  • Phân tích yêu cầu
  • Thiết kế hệ thống
  • Thực hiện
  • Kiểm thử hệ thống
  • Triển khai hệ thống
  • Bảo trì hệ thống

Cụ thể mỗi giai đoạn sẽ thực hiện một số thao tác và nhiệm vụ nhất định. Đặc biệt bước trước sẽ là tiền đề cho bước sau phát triển. Cụ thể:

6 giai đoạn của mô hình thác nước

Phân tích yêu cầu

Pha đầu tiên trong mô hình thác nước là phân tích yêu cầu. Đúng như tên gọi, pha này có nhiệm vụ chính là tìm hiểu và xác định nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm đang phát triển. Người nghiên cứu sẽ phải trả lời được các câu hỏi: Đây có phải điều người dùng đang cần? Đâu là các ràng buộc? Rủi ro có thể xảy ra là gì? Họ mong muốn nhận được gì?… Từ đó các kỹ sư IT sẽ xác định được yêu cầu có thực sự phù hợp và có thể kiểm chứng được hay không.

Thiết kế hệ thống

Dựa vào các yêu cầu đã được tìm hiểu, các kỹ sư IT sẽ thiết kế hệ thống phần cứng/phần mềm; ngôn ngữ lập trình và cả lưu trữ dữ liệu. Sau đó ghi chú lại trên từng phần để đảm bảo quy trình thiết kế, kiểm thử được diễn ra thuận lợi. Quá trình thiết kế sẽ không tốn quá nhiều thời gian nhưng cần sự tập trung, tỉ mỉ.

Thực hiện

Đây là một pha quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các kỹ sư IT sẽ dựa vào bản thiết kế ở giai đoạn 2 để viết code. Sau đó, tạo ra các chương trình, phần mềm và chuyển qua pha tiếp theo.

Kiểm thử hệ thống

Giai đoạn kiểm thử được thực hiện trong quá trình phát triển phần mềm. Trong đó, các thành viên QA và tester sẽ có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của hệ thống; tìm kiếm lỗi sai và góp ý sửa chữa hoàn thiện chương trình. Quá trình này rất quan trọng và cần được thực hiện tỉ mỉ. Nhất là trước khi đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

Các công việc cần thực hiện gồm có:

  • Sử dụng unit tested code để đảm bảo các chức năng hoạt động bình thường.
  • Thực hiện các thử nghiệm (Functional and non functional) dựa trên kịch bản test để chắc chắn rằng hệ thống đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
  • Theo dõi và viết báo cáo test.

Triển khai hệ thống

Sau khi đã chắc chắn sản phẩm đáp ứng được yêu cầu kiểm thử thì chúng ta sẽ đến với giai đoạn sử dụng và trải nghiệm. Đây chính là lúc chương trình, phần mềm sẽ thực sự đi vào hoạt động. Các lập trình viên cần đảm bảo môi trường hoạt động bình thường, không có lỗi mở server, đáp ứng được các tiêu chí test. Sau đó thực hiện kiểm tra về môi trường hoạt động để đảm bảo mọi thứ không xảy ra sai sót.

Bảo trì hệ thống

Đây là giai đoạn cuối nhưng cũng là một phần không thể thiếu trong toàn bộ quy trình dự án. Mặc dù sản phẩm đã được bàn giao cho khách hàng nhưng vẫn có thể xảy ra các lỗi phát sinh không mong muốn. Lúc này, các kỹ sư phần mềm sẽ phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục để đảm bảo rằng ứng dụng luôn hoạt động một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các bản update cũng được tiến hành thường xuyên để nâng cấp và sửa lỗi. Mục tiêu cuối cùng vẫn là đáp ứng tối đa nhu cầu cũng như mong muốn của người dùng.

Khi nào nên sử dụng mô hình thác nước?

Mô hình thác nước có thể phát huy tối đa hiệu quả khi sử dụng trong trường hợp:

  • Nhóm thiết kế đã nắm rõ được yêu cầu của dự án một cách rõ ràng và có tính ổn định cao.
  • Thực hiện các dự án nhỏ trong thời gian ngắn.
  • Có nhiều tài nguyên về công nghệ và nhóm thiết kế có trình độ chuyên môn cao.
  • Các dự án đã được thực thi nhiều lần và không có nhiều rủi ro xảy ra trong quá trình phát triển. Có thể dễ dàng áp dụng quy trình trước đó vào công việc hiện tại mà không cần điều chỉnh.
  • Waterfall có thể sử dụng trong các dự án với khách hàng lớn khi phong cách làm việc của họ chủ yếu theo mô hình truyền thống.

Ưu, nhược điểm của mô hình thác nước

Muốn biết được lý do nên hoặc không nên dùng waterfall. Bạn cần xem xét dựa trên các ưu nhược điểm của mô hình này. Từ đó phân tích và lựa chọn sao cho phù hợp nhất với mục tiêu cũng như nguồn lực hiện có.

Ưu, nhược điểm của mô hình thác nước

Ưu điểm

  • Mô hình thác nước được thiết kế đơn giản với một quy trình cụ thể, rõ ràng. Bởi vậy nên rất dễ theo dõi cũng như kiểm soát toàn bộ.
  • Mọi công đoạn đều được diễn ra tuần tự và cố định nên dễ quản lý cũng như bảo trì.
  • Chất lượng sản phẩm được đảm bảo khi thực hiện theo một quy trình chặt chẽ.
  • Có yêu cầu đầu vào và đầu ra cụ thể bên rất dễ làm việc khi được tối ưu thời gian.
  • Kết quả được ghi chép cụ thể trong suốt quá trình phát triển sản phẩm. Do đó sẽ có nhiều tài liệu để cung cấp khi khách hàng cần.

Nhược điểm

  • Kém linh hoạt khi không cho phép thay đổi phạm vi dự án. Vì thế nên mô hình thác nước sẽ không phù hợp cho các dự án phức tạp với thời gian dài.
  • Không có khả năng thay đổi yêu cầu trong các pha tiếp theo của mô hình. Tất cả sẽ được ấn định ở pha đầu tiên của dự án.
  • Sản phẩm chỉ có thể hoạt động được cho đến khi dự án gần hoàn thành. Nguyên nhân là bởi mô hình thác nước có độ trực quan thấp và giá trị chuyển giao chậm.
  • Không dễ xử lý với các rủi ro bất chợt xảy đến.

Có thể thấy rằng mô hình thác nước chỉ thích hợp cho các dự án đơn giản với quy mô nhỏ. Không đòi hỏi cao về trình độ và phải có yêu cầu cụ thể để triển khai thành quy trình. 

Với những chia sẻ vừa rồi chúng tôi tin chắc rằng bạn đã hiểu thêm phần nào về mô hình thác nước, quy trình cũng như các ưu và nhược điểm. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ nội dung trên cho nhiều người khác cùng biết. Đặc biệt, đừng quên ghé thăm Testerpro thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về nghề kiểm thử.

Nhận ngay ưu đãi lên đến 20 % học phí khi đăng ký Khóa học tester trong tháng này!

3.4/5 - (15 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone