Với google bạn cập nhật được tình hình xã hội, kinh tế, công nghệ trong nước cũng như toàn thế giới mọi lúc, mọi nơi, với mạng xã hội như: Zalo, Facebook bạn có thể kết nối với mọi người mọi quốc gia, hay việc sử dụng các công cụ điện tư tự động, thiết bị thông minh như: điều khiển, robot,… tất cả những thứ đó chính là thành công của ngành công nghệ thông tin. Vậy ngành công nghệ thông tin là gì, ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không?
Công nghệ thông tin – Ngành nghề không bao giờ hết hot
Theo dữ liệu thống kê từ Báo cáo thị trường Công nghệ thông tin (CNTT) của TopDev, nhu cầu về lao động trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam đã tăng mạnh. Dự kiến từ năm 2022 đến 2024, cần tuyển dụng thêm từ 150.000 đến 195.000 lập trình viên và kỹ sư hàng năm để đáp ứng sự tăng trưởng của ngành.
Đặc biệt, lĩnh vực IT Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phấn đấu, nhờ vào sự đầu tư từ các công ty nước ngoài. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới mẻ và thú vị cho người lao động trong ngành CNTT, biến thị trường lao động trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều tên tuổi lớn trong ngành công nghệ từ trên khắp thế giới và khu vực, và điều này thúc đẩy tuyển dụng và xây dựng đội ngũ lập trình viên và kỹ sư phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ có 35% trong số hơn 57.000 sinh viên chuyên ngành IT hiện nay đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp. Phần còn lại phải trải qua quá trình đào tạo thêm. Mặc dù thị trường cung ứng lao động IT đang được giữ lại bằng mức lương hấp dẫn, nhưng nhu cầu vẫn tăng nhanh và không có sự đồng tình giữa trình độ của lập trình viên và yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng. Việt Nam hiện có hơn 100 trường đại học đào tạo CNTT, nhưng sản xuất chỉ khoảng 50.000 kỹ sư mỗi năm, trong khi dự kiến thị trường vẫn thiếu tới 190.000 lao động cho lĩnh vực CNTT và dự kiến rằng tình trạng thiếu hụt này sẽ tiếp tục trong 10 năm tới.
Làm gì sau khi học công nghệ thông tin?
Sinh viên sẽ có nhiều sự lựa chọn sau khi ra trường vì độ đa dạng các ngành học của công nghệ thông tin như sau:
Nhân viên quản trị mạng: quản trị hệ thống thông tin, an ninh mạng trong các cơ quan, tổ chức.
Lập trình viên: viết và phát triển các phần mềm ứng dụng trên máy tính hoặc điện thoại.
Nhân viên kiểm tra phần mềm: Kiểm tra, dùng thử phần mềm để tìm lỗi trước khi giao phần mềm cho khách hàng.
Giảng viên công nghệ thông tin: giảng dạy các bộ môn liên quan đến ngành công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm tin học,…
Tự mở công ty: chuyên lắp đặt các hệ thống an ninh mạng, thiết kế phần mềm, lập trình web, mobile…
Học ngành công nghệ thông tin, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về phân tích, thiết kế hệ thống, thiết kế web, kỹ thuật lập trình, cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, xây dựng các phần mềm quản lý, công nghệ Java,… Ngoài ra, các bạn còn được học các kiến thức về kiến trúc máy tính, quản trị mạng và quản trị web server,… cùng các kỹ năng cá nhân và ngoại ngữ chuyên ngành.
Vì công nghệ thông tin rất quan trọng và ngành nghề đa dạng vì vậy bắt cứ công ty, doanh nghiệp nào cũng cần đến các kỹ sư công nghệ thông tin như:
Các công ty, tập đoàn về CNTT hàng đầu của Việt Nam: FPT, Viettel, VNPT, Trung tâm công nghệ thông tin (EVN), Tổng công ty truyền thông đa phương tiện – VTC… hoặc các tập đoàn đa quốc gia như Google, Apple…
Các doanh nghiệp cung cấp giải pháp tích hợp: HPT Vietnam, SAVIS, iNET Solutions, Tinhvan Group, CMC, TMA Solutions, GCS, KMS, Logigear Vietnam, FSOFT, Sunrise Software Solutions…
Các đơn vị cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng tại Việt Nam: BKAV, Trung tâm an ninh mạng Viettel, VNCS, CMC, Security Box, VSEC… hoặc các tập đoàn đa quốc gia như Avira, Kaspersky Antivirus…
Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng.
Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí,…
Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.
Ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không?
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng trong ngành IT này rất cao vì doanh nghiệp nào cũng cần duy trì và phát triển website mỗi ngày. Đặc biệt, sử dụng những phần mềm đặc thù là một trong những nhu cầu tất yếu của bất cứ cơ quan nào. Tại Việt Nam, có nhiều công ty tuyển dụng nhân viên thuộc lĩnh vực này với mức thu nhập từ 400 USD/tháng đến hàng nghìn USD/ tháng tùy vị trí.
CNTT luôn phát triển từng ngày, từng giờ với tốc độ chóng mặt nên nhu cầu nhân lực ngành này là rất lớn.
Phạm vi của ngành CNTT rất rộng nên sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng.
Mặc dù ngành công nghệ thông tin dễ xin việc tuy nhiên hàng năm vẫn có rất nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc không làm trái ngành vì một số lý do sau:
Bạn chỉ có kiến thức, lý thuyết chứ chưa được thực hành, chưa có kiến thức thực tế, kỹ năng mềm trong làm việc,..
Hơn nữa công nghệ thông tin đổi mới cập nhật thường xuyên vì vậy để xin việc tốt bạn còn phải tự học trên sách, trên mạng hoặc đầu tư thêm cho bản thân những khóa học theo hướng đi của mình để làm giàu thêm kiến thức, kỹ năng làm việc cho bản thân.
- Để tìm được việc về công nghệ thông tin bạn phải chuẩn bị những gì?
Để tìm được công việc về ngành công nghệ thông tin phù hợp với bản thân bạn cần phải chuẩn bị một số kỹ năng sau:
– Nắm chắc kiến thức trên trường đặc biệt là kiến thức liên quan đến hướng mà mình muốn theo đuổi như: lập trình viên, nhân viên kiểm thử,…
– Nghiên cứu thị trường để xem xét đâu đang là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao ở thời điểm hiện tại và ngành nào phù hợp với từng độ tuổi giới tính ví dụ như đối với ngành Kiểm thử thì cơ hội lớn đối với người có nhiều kinh nghiệm và phù hợp với các bạn nữ hơn còn lập trình thì đòi hỏi bạn trẻ, người có ý tưởng sáo tạo,… để từ đó bạn có hướng đi ngay từ đầu tránh mất thời gian.
– Không ngừng tìm tòi học hỏi cập nhật ứng dụng mới.
– Kỹ năng giao Kỹ năng tổ chức, sắp xếp sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh và tốt nhất.
– Kỹ năng lên kế hoạch để công việc luôn được giải quyết theo tuần tự, từ lớn đến nhỏ.
– Nghiên cứu những cái mới để áp dụng vào thực tiễn.
– Biết quản trị dự án để dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc.
– Am hiểu dịch vụ khách hàng để tìm ra những mối hợp tác tiềm năng.
– Làm việc nhóm để tăng hiệu quả trong công việc.
– Đặc biệt tiếng anh hoặc một ngôn ngữ khác đó sẽ là một lợi thế rất lớn khi bạn đi tuyển dụng đặc biệt với các công ty nước nước ngoài và bạn mong muốn có được mức lương cao.
– Tham gia các hội nhóm, diễn đàn về công nghệ thông tin như: forum.bkav.com.vn, tinhte.vn, genk.vn, sinhvienit.net, thongtincongnghe.com, techmaster.vn… hoặc fanpage, group facebook như Cộng đồng IT, Cộng đồng tester Việt Nam… Để trao đổi cập nhật kiến thức IT đồng thời đây cũng là cách tiếp cận, các kênh thông tin để tìm kiếm việc làm rất lớn.
Trở thành Tester chuyên nghiệp – Hướng đi vô cùng hứa hẹn trong ngành CNTT
Sức hút của ngành Tester trong thời đại 4.0
Trở thành Tester chuyên nghiệp luôn được đánh giá là một công việc thú vị, với khả năng tiếp xúc liên tục với những công nghệ mới và tham gia vào các dự án đa dạng với các nhóm làm việc khác nhau. Điều này giúp cho các kiểm thử viên duy trì đam mê và sự tò mò trong nghề nghiệp của họ. Đáng chú ý, ở Việt Nam, ngành Tester vẫn là một ngành nghề khá mới mẻ. Phần lớn sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin thường nghĩ đến công việc lập trình viên khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, kiểm thử phần mềm là một phần quan trọng của quy trình phát triển phần mềm tại mọi dự án IT. Điều này đặt ra tình trạng một Tester thường phải đối mặt với nhiều dự án và có thể phải làm việc cùng với nhiều lập trình viên, hoặc ngược lại, lập trình viên tham gia vào quá trình kiểm thử. Vì vậy, theo đuổi nghề Tester không chỉ mang lại mức thu nhập cao mà còn đảm bảo một tương lai đầy triển vọng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Mức lương vô cùng hấp dẫn của Tester
Theo một cuộc khảo sát gần đây của TopDev, mức lương trung bình trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm tại Việt Nam dao động khoảng 700 USD mỗi tháng. Ở mức đầu, như Fresher hoặc Junior, một kiểm thử viên có thể mong đợi thu nhập từ 6 đến 7 triệu đồng mỗi tháng, một mức lương có thể thấp tại thời điểm ban đầu. Tuy nhiên, khi tích luỹ kinh nghiệm trong vòng 2 năm, mức lương của họ có thể tăng lên gấp 3 hoặc gấp 4 lần, đạt tối thiểu 20 triệu đồng/tháng.
Ở những vị trí cao cấp hơn, như Test Leader hoặc Test Manager, mức thu nhập thường không dưới 3.000 USD mỗi tháng, chưa kể đến các khoản thưởng sau khi hoàn thành dự án. Do đó, theo đuổi sự phát triển trong ngành kiểm thử phần mềm không chỉ là sự đầu tư vào sự nghiệp cá nhân mà còn là cơ hội để thăng tiến và đạt được mức thu nhập hấp dẫn.
Lộ trình phát triển của Tester
Trên thực tế, lộ trình phát triển trong ngành kiểm thử phần mềm phụ thuộc vào nền tảng và kiến thức ban đầu của từng cá nhân. Nếu bạn đã theo học chuyên ngành công nghệ thông tin và có kiến thức cơ bản về lập trình, bạn có thể chuyển sang ngành kiểm thử phần mềm. Do đó, lộ trình phát triển nghề nghiệp của bạn cũng sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và trình độ kiểm thử mà bạn hướng đến.
Dưới đây là một lộ trình phát triển nghề nghiệp theo các cấp độ phổ biến trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm mà mọi kiểm thử viên có thể trải qua:
Giai đoạn bắt đầu – Fresher
Trình độ Fresher thường áp dụng cho những người mới tốt nghiệp hoặc mới học xong khóa đào tạo cơ bản về kiểm thử phần mềm. Các kiểm thử viên Fresher có kiến thức cơ bản về lĩnh vực kiểm thử, nhưng còn hạn chế trong việc áp dụng kiến thức và kỹ năng thực tế. Nhiều người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực khác như phát triển phần mềm trước đây và muốn chuyển hướng sang kiểm thử.
Trở thành Test Analyst và Test Analyst cao cấp
Cấp độ này bao gồm cả Junior và Senior. Tại mức này, kiểm thử viên đã có khả năng viết test case, phát hiện lỗi và báo cáo về các lỗi trong phần mềm hoặc ứng dụng. Một số kiểm thử viên tốt có thể trở thành chuyên gia về các kỹ thuật kiểm thử phức tạp (Senior).
Thường cần mất từ 2-3 năm kinh nghiệm trong ngành để đạt được trình độ này.
Trưởng nhóm kiểm thử phần mềm và Quản lý:
Để trở thành một Trưởng nhóm kiểm thử, kiểm thử viên cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Trưởng nhóm kiểm thử phụ trách tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các kiểm thử viên trong dự án. Quản lý kiểm thử càng có nhiều kinh nghiệm và khả năng quản lý nguồn nhân lực càng tốt, thì quy mô nhóm kiểm thử càng lớn.
Quản lý các Trưởng nhóm kiểm thử phần mềm và Quản lý kiểm thử
Quản lý kiểm thử cấp cao có thể quản lý nhiều nhóm kiểm thử, thực hiện quản lý các thước đo, lập kế hoạch chiến lược và đưa ra dự đoán trong các dự án triển khai. Lộ trình phát triển nghề nghiệp của kiểm thử viên dựa trên trình độ và kinh nghiệm của mỗi người, nhưng đều đặn thì bao gồm các cấp độ trên để đảm bảo một sự phát triển liên tục trong ngành.
Sẽ dễ dàng trả lời được cho câu hỏi Ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không? là Yes nếu bạn nắm chắc được các kiến thức trên và chuẩn bị cho bản thân đầy đủ những kiến thức và kỹ năng trên nhé.
>>> Đọc thêm: Các hướng đi của ngành công nghệ thông tin hiện nay