Stress testing là gì? Cách thực hiện Stress testing hiệu quả

Đinh Thao

Nếu bạn hoạt động và làm việc trong lĩnh vực IT đặc biệt với công việc kiểm thử thì chắc chắn Stress testing đã quá quen thuộc với bạn, đây là thuật ngữ gắn liền với kiểm thử. Vậy Stress testing là gì? Chúng bao gồm những loại nào? Khi nào nên sử dụng chúng? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin có trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Stress testing

Stress testing là gì?

Stress testing là toàn bộ quá trình kiểm tra và đánh giá sự hoạt động của hệ thống máy tính. Đối với điều kiện tải trong máy tính quá nặng thì Stress testing sẽ giúp người dùng xác định, phân tích và khắc phục các lỗi này. 

Đặc biệt, Stress testing có thể kiểm thử cả trong môi trường khắc nghiệt từ đó giúp cho máy tình không bao giờ bị rơi vào tình trạng bị khủng hoảng.

Hơn thế nữa, công cụ này còn giúp người dùng kiểm thử được độ bền, xác định giới hạn từ đó làm phá vỡ sự hoạt động của phần mềm, hệ thống hoặc phần cứng. 

Stress testing sẽ hỗ trợ người dùng kiểm thử với dung lượng lên tới 5GB với nội dung từ Website dán vào Notepad. 

Khi này, nếu hệ thống notepad xảy ra tình trạng bị quá tải dữ liệu thì hệ thống tự động hiển thị thông báo “Not Responded”. 

Stress testing

Quá trình kiểm thử với Stress testing sẽ bao gồm tất cả nội dung của bài kiểm tra định lượng, điển hình như bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm, bài kiểm tra về hệ thống, phát hiện sự cố về lỗi có liên quan việc đo tần số….

Chính vì thế, Stress testing thường được sử dụng để kiểm tra về kết quả của hiệu suất. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng Stress testing để kiểm tra, chắc chắn sẽ xuất hiện 1 môi trường bất lợi, do đó nó đi kèm với các hoạt động liên quan như: 

– Sử dụng nhiều tài nguyên trong cùng khoảng thời gian để chạy chương trình kiểm thử.

– Phát tán thư spam, thư rác thông qua việc hack thông tin trong máy tính 

– Sử dụng các email không nội dung để xâm nhập vào hệ thống máy chủ 

– Dùng nhiều cách để cố gắng truy cập vào 1 website nào đó.

– Làm mọi cách để hệ thống máy tính bị lây nhiễm virus, phần mềm độc hại hoặc các phần mềm gián điệp. 

Khi tình trạng trên xảy ra nó sẽ làm cho hệ thống xảy ra nhiều hạn chế bất lợi như giảm hiệu suất hoạt động trong máy, thậm chí nó còn làm ngưng hoạt động trên hệ thống. 

Stress testing

Nhưng để có thể khắc phục thì việc đổi từng yếu tố một là việc nên thực hiện, điều này giúp nhanh chóng tìm ra lỗi, điểm yếu….

Sau khi đã tìm hiểu sơ qua về Stress testing là gì? Vậy bạn có thắc mắc chúng được sử dụng khi nào, vào trường hợp nào. Hãy cùng theo dõi trong phần nội dung tiếp theo sau đây của chúng tôi nhé!

Khi nào cần thực hiện stress test

Stress testing là công cụ không thể thiếu đối với những lễ hội hoặc buổi bán vé cho sự kiện nào đó. Bởi nó giúp bạn có thể nhanh chóng xác định ra lỗi hoặc các tình trạng quá tải của hệ thống từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. 

Ví dụ: 

– Trong buổi hòa nhạc, lượng khách hàng đặt vé trên hệ thống tăng nhanh. Thì trong trường hợp này Stress testing sẽ giúp cho bạn kiểm tra được lưu lượng trên hệ thống, xem các điều bất thường đang xảy ra. 

Từ đó bạn có thể đề phòng cho các tình huống có thể xảy ra trong tương lại và giúp quá trình khắc phục nhanh và kịp thời nhất.

Stress test là gì? Khi nào cần thực hiện stress test?

Mục tiêu hoạt động của Stress testing là gì? Dùng để phân tích hoạt động nào? Theo dõi tiếp nội dung trong phần tiếp theo dưới đây của chúng tôi nhé!

Mục tiêu của Stress test

Sau khi hệ thống xảy ra lỗi hoặc sự cố nào đó thì Stress Test sẽ giúp người dùng phân tích các chỉ và hành vi có liên quan. Nhưng bên cạnh đó, để quá trình Stress Test được thực hiện thành công thì hệ thống phải rơi vào tình trạng quá tải để hệ thống thông báo lỗi thì việc test mới có thể diễn ra. 

Hơn thế nữa, trong khi stress test bạn có thể mất dung lượng kiểm thử lớn, chính vì thế những dữ liệu quan trọng lưu trong dung lượng máy bạn nên sao lưu để tránh tình trạng mất dung lượng kéo theo mất dữ liệu. 

Đặc biệt, mục tiêu chính khi thực hiện Stress testing đó làm đảm bảo hệ thống bảo toàn được tất cả dữ liệu, thông tin quan trọng sau khi có lỗi xảy ra trên hệ thống. Đây còn được gọi là khả năng thu hồi dữ liệu của stressting. 

Hiểu 1 cách đơn giản nhất thì mục tiêu của Stress testing chính là giúp xác định dữ liệu quả tải trên hệ thống và cách nó phục hồi những dữ liệu lỗi này. Từ đó giúp website của bạn được kiểm tra tốt nhất trước sự tăng đột biến của người dùng.

Stress testing là gì? Mục tiêu của stress testing

Các số liệu trong Stress Testing

Các số liệu sẽ giúp bạn đánh giá được quá trình Stress testing và các số liệu đó thường là:

Đo lường độ ổn định của hiệu suất và khả năng hoạt động của website

– Số trang hiển thị được đo bằng giây: Số trang bạn yêu cầu chạy/ giây. 

– Các số liệu cơ bản về kích thước khổ giấy/ giây .

– Đưa ra số lần thực hiện Stress testing theo kế hoạch đề ra và số lần thực thi thực tế / vòng.

Phản hồi lại ứng dụng 

– Đưa ra thời gian khách hàng truy cập: thời gian trung bình của khách khi truy cập vào trang dữ liệu bất kỳ hoặc hình ảnh nào đó.

Stress testing

– Thời gian từ byte đầu đến byte cuối: Thời gian trả byte dữ thông tin đầu và cuối.

– Thời gian tổng của 1 trang: Là tổng thời gian truy xuất dữ liệu/ trang. 

Chỉ số thất bại

Kết nối bị gián đoạn hoặc không kết nối được: Số lượng khách hàng truy cập vào hệ thống không thành công hoặc do kết nối từ đường truyền mạng.

– Số vòng truy cập thất bại.

– Số liệu về những lần thử stress testing không thành công trên hệ thống. Số liệu này có thể bao gồm hình ảnh không xem được hoặc link liên kết bị lỗi.

Các loại Stress testing

Stress testing

Distributed Stress Testing

Thông thường trong lúc phân tán dữ liệu thì kiểm thử sẽ diễn ra từ Client đến Server. Khi này nhiệm vụ của server là phân tán và quản lý mọi dữ liệu đã phân tán đến client.

Quá trình này tiếp diễn cho tới khi client phản hồi lại server, khi này server sẽ nhận dữ liệu và bắt đầu việc kiểm thử phần mềm.

Ngoài ra bạn nên thực hiện kiểm thử vào ban đêm là tốt nhất đối với Stress testing. Nếu server quá lớn thì bạn nên thực hiện phương pháp kiểm thử có hiệu suất tốt hơn để nhanh chóng xác định được lỗi xảy ra trong quá trình test. 

Stress testing

Application Stress Testing

Đây là phương pháp thực hiện giúp bạn tìm ra các lỗi liên quan đến khóa và khuyết điểm có liên quan trực tiếp đến chặn dữ liệu. Bên cạnh đó, cũng giúp người dùng phát hiện các vấn đề liên quan đến mạng và tắc hiệu suất.

Stress testing

Transactional Stress Testing

Giúp kiểm tra stress testing trên 1 hoặc nhiều nền tảng ứng dụng. Hơn thế nữa, đây là tính năng giúp hệ thống được tối ưu hóa và điều chỉnh lại thông số hợp lý hơn. 

Transactional Stress Testing

Systemic Stress Testing

Là sự kết hợp đặc biệt có trên hệ thống Stress Test, qua đó giúp người dùng có thể chạy stress test trên nhiều hệ thống khác nhau, đang hoạt động trên cùng 1 server. 

Exploratory Stress Testing

Được biết đến là stress test với nhiệm vụ chính giúp người dùng kiểm tra thông số trên hệ thống từ đó tìm ra các lỗi hoặc các vấn đề bất thường không thể xảy ra trong điều kiện thực tế. 

Bên cạnh đó, nó giúp người dùng có thể nhanh chóng tìm ra các điểm hạn chế như: 

– Người dùng đăng nhập quá nhiều vào ứng dụng trong cùng 1 khoảng thời gian.

– Tìm lỗi khi quét virus trên nhiều thiết bị cùng lúc .

Stress testing

– Tìm lỗi trên trang web được liên kết với cơ sở dữ liệu ngoại tuyến. 

– Đưa cơ sở dữ liệu mới vào trong 1 hệ thống.

Cách thực hiện Stress testing

Quy trình thực hiện Stress Testing bao gồm 5 bước cơ bản sau:

Cách thực hiện Stress testing

Bước 1: Lập ra kế hoạch kiểm tra Stress Testing

Thu thập và phân tích các dữ liệu có liên quan trên hệ thống. Từ đó có thể xác định mục tiêu cần thực hiện Stress Testing.

Bước 2: Tạo lệnh tự động hóa

Trong bước này, bạn phải dựa vào kế hoạch và tạo lệnh tự động hóa test Stress Testing. Tiếp theo tạo dữ liệu để thực hiện Stress Testing cho các tệp lệnh này.

Bước 3: Thực hành chạy các tệp lệnh 

Chạy tệp lệnh Stress Testing trên và kiểm tra kết quả lưu trữ.

Bước 4: Phân tích kết quả đạt được

Hệ thống sẽ giúp bạn phân tích Stress testing, sau đó kiểm tra độ tắc.

 

Stress testing

Bước 5: Điều chỉnh dữ liệu và tối ưu hóa hệ thống

Cuối cùng bạn có thể thiết lập và điều chỉnh các yếu tố trên hệ thống như cấu hình, tối ưu mã nguồn >> Sau đó chạy lại bộ mã nguồn đó, từ đó mới có thể xác định kết quả của quá trình Stress testing trên. 

Các công cụ thường được dùng trong stress test

Hiện nay, Stress testing bao gồm 4 công cụ hoạt động chính bao gồm: 

Load Runner:

Được biết tới là công cụ loading testing được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Kiểm thử với Loadrunner sẽ đem tới bạn bạn kết quả với tiêu chuẩn giống với 1 chuẩn kiểm thử.

Jmeter:

Là mã nguồn mở trong khi thực hiện kiểm thử. Trong quá trình kiểm thử hiệu năng nó còn được coi như là công cụ Java thuần. Đặc biệt để hoạt động cao hơn thì nó cần phải được nâng cấp lên JDK5 hoặc phiên bản cao hơn.

Stress Tester:

Giúp người dùng dễ dàng phân tích được những chỉ số, dữ liệu của trang web. Bên cạnh đó, nó đi sâu hơn về hiệu suất hoạt động và trả kết quả phân tích dưới dạng biểu đồ, từ đó người dùng có thể quan sát một cách nhanh chóng hơn.

công cụ của Stress testing là gì?

Neo load:

Là công cụ được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, đặc biệt là đối với việc kiểm tra web và điện thoại. Để có thể đưa ra được những đánh giá về hiệu suất và thời gian thì công cụ này cũng giúp mô phỏng hành vi của người dùng chi tiết nhất.

Hơn thế nữa, nó còn kết hợp với icloud, stress test, load test từ đó giúp tiết kiệm chi phí test và mở rộng được thêm nhiều công cụ hơn. 

Ưu và nhược điểm của Stress testing

Ưu điểm 

– Giúp hệ thống nhanh chóng phục hồi lỗi sau những sự cố xảy ra, 

– Đặc biệt Stress testing giúp cho website hoạt động thường xuyên và ổn định hơn.

– Cuối cùng, thực hiện stress testing giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của phần mềm và mở rộng website.

ưu và nhược điểm của Stress testing là gì?

Nhược điểm

– Trong quá trình stress testing sử dụng nhiều tài nguyên, do đó làm tốn dung lượng trong máy.

– Nếu bạn thực hiện Stress testing theo cách làm thủ công thì chắc chắn sẽ gây tốn nhiều thời gian nhưng hiệu quả lại không như mong muốn.

– Nếu bạn viết kịch bản test với Stress testing thì bạn sẽ phải làm người am hiểu về kiểm thử và kiến thức rộng, sử dụng được nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau thì quá trình thực hiện mới thành công.

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giải thích tới bạn Stress testing là gì? Và những thông tin có liên quan đến thuật ngữ kiểm thử này. Mong rằng những thông tin trên là hữu ích tới bạn, giúp bạn có lĩnh hội thêm nhiều kiến thức bổ ích về stress test. Cảm ơn bạn đã đón đọc. đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới hơn nữa nhé!

Nhận ngay ưu đãi lên đến 25% khi đăng ký Khóa học tester trong tháng này!

5/5 - (5 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone