Kiểm thử hệ thống – System Testing là gì?

Đinh Thao

Với những ai đang làm việc trong lĩnh vực lập trình thì thuật ngữ system testing là gì không còn quá xa lạ.  Nó là một cấp độ quan trọng của quá trình kiểm thử và hoàn thiện sản phẩm. Từ đó giúp đảm bảo dự án đạt được hiệu quả và chất lượng tốt nhất. Để hiểu rõ hơn về system testing mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Testerpro.vn

system testing

System Testing là gì?

Đối với bất kỳ chương trình hay dự án nào thì việc kiểm tra các chi tiết hay phần mềm của hệ thống cũng rất quan trọng. Bởi nếu thiếu hoặc nhầm đoạn code nào đó có thể phá hủy cả hệ thống. Vì vậy người làm chương trình cần phải kiểm thử phầm mềm và kiểm thử hệ thống.

system testing là gì
  • System Testing là phương pháp theo dõi, đánh giá hành vi của hệ thống phần mềm hoàn chỉnh đã được tích hợp đầy đủ. Dựa vào đặc tả và các yêu cầu chức năng đã được xác định trước đó. Nó là lời giải đáp cho câu hỏi: “Liệu hệ thống hoàn chỉnh có hoạt động đúng với yêu cầu?”
  • Việc kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau nhằm đảm bảo hệ thống đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Ví dụ một ứng dụng có 3 module A, B, C và việc kiểm tra sẽ được thực hiện bằng cách kết hợp các module. Bao gồm module A & B hoặc module B & C hoặc module A & C.
  • Quá trình kiểm thử hệ thống được thực hiện ngay sau integration testing với vai trò giúp tạo ra một sản phẩm hay phẩm mềm chất lượng cao. Thử nghiệm ngay trong hộp đen ( Black Box Testing) và đánh giá các tính năng làm việc bên ngoài của phần mềm. Nó không đòi hỏi kiến thức nội bộ về code, lập trình, thiết kế,… hoàn toàn dựa trên quan điểm của người thực hiện.

Đặc điểm của System Testing

  • Là thử nghiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ phần mềm hoặc hệ thống trong SDLC – Vòng đời phát triển phần mềm.
  • Việc đánh giá chức năng của hệ thống hoàn chỉnh sẽ dựa trên yêu cầu chức năng được đưa ra trước.
  • Xác minh và xác nhận các yêu cầu nghiệp vụ và kiến trúc của phần mềm ngoài các yêu cầu chức năng.
  • Staging server hoạt động như một môi trường để thực hiện thử nghiệm.
  • Quá trình được thử nghiệm trong hộp đen. Nó bao gồm cả thử nghiệm chức năng và phi chức năng.
  • Nhiệm vụ của System Testing là giảm sự cố và bảo trì sau khi triển khai.
  • Yêu cầu nhóm thử nghiệm hoàn toàn độc lập với nhóm phát triển.
đặc điểm của System Testing

Khi nào thực hiện System Testing?

Quá trình kiểm thử phần mềm gồm nhiều cấp độ và điều này đặt ra câu hỏi là khi nào trong STLC mà system testing được thực hiện? Sau đây là một số tình huống mà người kiểm thử có thể thực hiện kiểm thử hệ thống thủ công hoặc có sự hỗ trợ của các công cụ:

  • Hoàn thành unit & integration testing.
  • Trước khi tiến hành acceptance testing
  • Sau khi tích hợp thành công các mô-đun.
  • Hoàn thành quy trình phát triển phần mềm dựa trên đặc tả yêu cầu phần mềm (SRS).
  • Môi trường thử nghiệm đạt yêu cầu.

Tại sao cần phải thực hiện System Testing cho quá trình kiểm thử phần mềm

Thực hiện kiểm thử System không chỉ đơn thuần là một bước kiểm tra thông thường, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và khả năng đáp ứng của sản phẩm phần mềm. Việc này đem lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:

  1. Đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng: Kiểm thử System đảm bảo rằng sản phẩm hoạt động theo các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết. Điều này không chỉ tạo niềm tin mạnh mẽ từ khách hàng mà còn cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng cuối.
  2. Xác nhận yêu cầu về chứ năng và kỹ thuật: Việc kiểm tra này xác minh rằng hệ thống phần mềm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chức năng, kỹ thuật và kinh doanh theo yêu cầu của khách hàng. Điều này đặt nền móng vững chắc cho sự thành công của sản phẩm.
  3. Kiểm thử lại toàn diện hệ thống phần mềm: Thực hiện kiểm tra từ đầu đến cuối của sản phẩm phần mềm giúp ngăn ngừa lỗi hệ thống và sự cố khi triển khai vào môi trường thực tế. Điều này giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
  4. Kiểm tra lại các môi trường hoạt động của phần mềm: Việc thực hiện trong một môi trường tương tự như môi trường sản xuất giúp nhà phát triển và các bên liên quan hiểu rõ hơn về cách người dùng phản ứng với sản phẩm, từ đó tối ưu hóa và điều chỉnh sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
  5. Rà soát lại chất lượng của phần mềm trước khi tới tai end users: Kiểm thử System đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra một sản phẩm chất lượng và đáng tin cậy cho người dùng cuối cùng.

Các lĩnh vực chính trong phạm vi của System testing

Trong quá trình kiểm thử System, có nhiều lĩnh vực quan trọng được tập trung để đảm bảo sự hoàn thiện và chất lượng của sản phẩm phần mềm:

  1. Hiệu suất: Tập trung vào việc đảm bảo sản phẩm hoạt động một cách linh hoạt và hiệu quả, đáp ứng đúng mong đợi của người dùng mà không gặp phải lỗi hoặc giảm hiệu suất.
  2. Bảo mật: Tầm quan trọng của việc bảo vệ sản phẩm khỏi các mối đe dọa bảo mật như xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, và đảm bảo tính riêng tư của thông tin quan trọng.
  3. Phục hồi: Đảm bảo hệ thống có khả năng phục hồi linh hoạt và hiệu quả sau các tình huống không mong muốn hoặc sự cố.
  4. Giao diện: Kiểm tra để đảm bảo giao diện người dùng hoạt động mượt mà, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà không gây ra sự cố trong quá trình tích hợp các thành phần hệ thống.
  5. Cài đặt: Quan trọng để sản phẩm được cài đặt và triển khai vào môi trường production một cách trơn tru, tránh gặp khó khăn không cần thiết.
  6. Khả dụng: Đảm bảo trải nghiệm người dùng là tối ưu, không gặp trở ngại hoặc hạn chế không cần thiết.
  7. Tài liệu: Việc đánh giá và xác minh độ chính xác của tài liệu hướng dẫn và thông tin hỗ trợ để đảm bảo người dùng có thông tin đầy đủ và chính xác.
  8. Tải trọng/Áp lực: Kiểm tra dưới tải trọng và áp lực khác nhau để đảm bảo sản phẩm vận hành ổn định và tin cậy trong mọi điều kiện khác nhau, một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định của hệ thống.

Các loại kiểm thử trong System Testing

các loại System Testing

Kiểm thử khả năng sử dụng – Usability Testing

Là kiểm thử tập trung vào việc đảm bảo hệ thống thân thiện với người dùng, linh hoạt trong việc kiểm soát và xử lý. Đồng thời đáp ứng đúng mục tiêu đã đưa ra ở ban đầu.

Load Testing

Được thực hiện trong System Testing nhằm mục đích xác định xem hệ thống có thể chịu tải eal-time tốt khi có nhiều người dùng không.

Kiểm thử hồi quy – Regression Testing

Tiến hành trong quá trình kiểm thử với chức năng xác định không có lỗi nào do việc sửa đổi bất cứ chi tiết nào trong hệ thống không. Kiểm thử quy hồi giúp ngăn ngừa các lỗi mới được tạo ra khi có sự thay đổi được thực hiện trong quá trình phát triển. Đồng thời loại bỏ các lỗi cũ khi bổ sung phần mềm mới.

Kiểm thử khả năng phục hồi – Recovery Testing

Thực hiện để chứng minh độ tin cậy của hệ thống và tất cả đều dựa trên khả năng phục hồi của hệ thống. Ở Recovery Testing, bạn sẽ cần kiểm tra xem hệ thống có thể khôi phục thành công khi xảy ra các lỗi hay sự cố.

Migration Testing

Mục đích là đảm bảo tính linh hoạt của phần mềm nhất là khi hệ thống chuyển đổi sang cơ sở hạ tầng mới mà không xảy ra bất cứ sự cố nào.

Kiểm thử chức năng – Functional Testing

Nhằm mục đích đảm bảo các chức năng của sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu đặt ra trong khả năng của hệ thống. Người kiểm thử sẽ tiến hành lập sách đầy đủ chức năng quan trọng của hệ thống. Đồng thời có thể bổ sung các chức năng giúp cải thiện chất lượng hệ thống trong quá trình kiểm thử chức năng.

các loại system testing

Kiểm thử phần cứng / phần mềm – Hardware/Software Testing

Có nhiệm vụ là kiểm tra khả năng tương thích của phần mềm và phần cứng. Software Testing cần đảm bảo cấu hình phần cứng phải tương thích với phần mềm để quá trình vận hành không gặp sự cố.

Quá trình thực hiện System Testing

Kiểm thử hệ thống được tiến hành theo quy trình sau:

quá trình thực hiện System Testing

Bước 1: Lên kế hoạch kiểm thử

Đây là bước đầu tiên của quy trình nhưng rất quan trọng và người quản lý cần xác định phạm vi và mục tiêu của kiểm thử. Bên cạnh đó cần xác định chiến lược, chọn kiểm thử thủ công hay tư động cùng gán vai trò và trách nhiệm trong nhóm,…

Bước 2: Tạo lập môi trường kiểm thử

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng kiểm tra gồm: Các tiêu chí cần thiết để bắt đầu và kết thúc System Testing. Hay yêu cầu hệ thống của chương trình và các tính năng bạn muốn kiểm thử trong quá trình cùng thời gian kết thúc.

Bước 3: Tạo Test Case

Thiết lập các Test Case dựa trên cơ sở các trường hợp sử dụng cùng các yêu cầu của kiểm thử và khách hàng. Gồm: giao diện người dùng, chức năng, hiệu suất, kỹ thuật,…

Bước 4: Chọn Test Data

Sau khi các Test Case được nhóm phát triển thì họ sẽ làm việc cùng nhau để tạo Test Data được yêu cầu. Việc chọn dữ liệu kiểm thử đóng vai trò quan trọng trong quá trình System Testing bởi đâu là những yếu tố đầu vào giúp nhóm đạt được kết quả như ý muốn.

Bước 5: Triển khai Test Case

Ở bước này thì các Test Case được tạo trước đó sẽ được thực thi.  Đội ngũ kiểm thử sẽ liên tục theo dõi quá trình và lưu lại mọi sự thay đổi hoặc vấn đề gặp phải trong quá trình.

Bước 6: Báo cáo và sửa lỗi

Ở giai đoạn này thì nhóm sẽ báo cáo những lỗi, vấn đề đã ghi lại trước đó. Tiếp đó team kiểm thử kết hợp với nhà phát triển phần mềm hoặc lập trình viên để đưa ra giải pháp khắc phục.

Bước 7: Lặp lại quy trình kiểm thử

Khi các lỗi và vấn đề được giải quyết thì nhóm có thể lặp lại quy trình kiểm thử nếu được yêu cầu để đạt được kết quả tốt nhất.  

Sự Khác Biệt Giữa System Testing & Acceptance Testing

System Testing và Acceptance Testing

Được tiến hành sau System Testing, Acceptance Testing thường bị nhiều người lầm tưởng là 1 phần của kiểm thử hệ thống. Tuy nhiên trên thực tế thì System Testing và Acceptance Testing có sự khác biệt:

  • Nếu như System Testing tiến hành để kiểm tra xem phần mềm đã đáp ứng được các yêu cầu theo quy định. Acceptance Testing là kiểm thử chức năng để kiểm tra xem phần mềm có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng không.
  • Kiểm thử hệ thống được tiến hành bởi những nhà phát triển và đội ngũ kiểm thử. Acceptance Testing thực hiện bởi khách hàng, người dùng và các bên liên quan.
  • Trong khi Acceptance Testing chỉ kiểm tra các yêu cầu chức năng còn System Testing kiểm tra các yêu cầu chức năng và phi chức năng.
  • Ở System Testing thì kiểm tra cách toàn bộ hệ thống được thực hiện và kiểm tra các chức năng. Kiểm thử chấp nhận thì kiểm tra khả năng đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của tổ chức trên hệ thống.
  • Với kiểm thử hệ thống là thực hiện dữ liệu demo còn Acceptance Testing là dữ liệu thời gian thực.
  • System Testing kiểm thử phần mềm cho đặc tả yêu cầu đầy đủ gồm phần cứng và phần mềm; bộ nhớ lẫn số lượng người dùng. Còn kiểm thử chấp nhận là cho các nhu cầu sử dụng và nhu cầu của người dùng đáp ứng trong phát triển phần mềm.
  • Acceptance Testing bao gồm kiểm thử alpha và kiểm thử beta. Còn System Testing gồm kiểm thử hệ thống và kiểm thử tích hợp hệ thống.
  • Đối với System Testing thì liên quan đến kiểm thử phi chức năng là hiệu suất tải cùng kiểm thử stress. Kiểm thử chấp nhận là phân tích giá trị biên, phân vùng tương đương cùng bảng quyết định.
  • Kiểm thử hệ thống chứa nhiều trường hợp kiểm thử bất thường còn Acceptance Testing là ngược lại.
  • Các lỗi tìm thấy trong System Testing được khắc phục dựa trên độ ưu tiên. Kiểm thử chấp nhận thì nó được xem là sự thất bại của phần mềm.
  • Acceptance Testing thì kiểm thử với dữ liệu bất kỳ còn System Testing cho tất cả dữ liệu input giả.

Qua những gì đã trình bày chi tiết ở trên thì bạn đọc đã hiểu được system testing là gì. Đồng thời tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích về kiểm thử. Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc thì hãy để lại bình luận phía dưới chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone