Tìm hiểu về User Acceptance Testing (UAT) – Kiểm thử chấp nhận người dùng

Đinh Thao

User Acceptance Testing (UAT) – Kiểm thử chấp nhận người dùng cũng là một trong những kỹ thuật thường được sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng phần mềm. Tuy nhiên, lại có khá nhiều người chưa hiểu rõ về phương pháp này. Do đó họ đã vô tình bỏ qua một kỹ thuật kiểm thử hiệu quả cho việc phát triển phần mềm. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu User Acceptance Testing chi tiết.

User Acceptance Testing

Kiểm thử chấp nhận người dùng – User Acceptance Testing là gì?

Kiểm thử chấp nhận người dùng (User Acceptance Testing – UAT) là một quá trình kiểm tra phần mềm để đảm bảo rằng nó đáp ứng được các yêu cầu và mong đợi của người dùng cuối. UAT thường được thực hiện bởi người dùng chính hoặc đại diện của họ trong giai đoạn sau cùng. Mục đích là để kiểm tra xem phần mềm có hoạt động đúng như mong đợi và có được chấp nhận để triển khai hay không. 

Kiểm thử chấp nhận người dùng - User Acceptance Testing là gì?

Trong quá trình UAT, các trường hợp kiểm thử thường được thiết kế để phủ sóng tất cả các tính năng và chức năng chính của phần mềm. Kỹ thuật này được sử dụng trong một môi trường riêng biệt với môi trường Dev, bao gồm 3 thành phần chính: 

  •  User: Người kiểm thử ở đây có thể là nhân viên của một tổ chức, đơn vị, nhà cung cấp hoặc khách hàng. Họ sẽ trải nghiệm phần mềm với đầy đủ các tính năng để xem có đáp ứng được yêu cầu đã đề ra hay không.
  • Tính năng chấp nhận: Tính năng này giúp doanh nghiệp biết được phần mềm có đáp ứng tối ưu yêu cầu về kỹ thuật hay không. Nếu đáp ứng được tất cả nhưng không mang lại giá trị tích cực thì sản phẩm cũng không được chấp nhận.
  • Hoạt động kiểm thử: Kiểm tra dựa trên bản mô tả yêu cầu ban đầu về phần mềm. Mục đích chính là để đánh giá khả năng chấp nhận phần mềm so với kỳ vọng.

Tại sao User Acceptance Testing quan trọng?

Tại sao User Acceptance Testing quan trọng?

User Acceptance Testing (UAT) là một phần quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm vì nó đảm bảo rằng phần mềm đáp ứng được các yêu cầu và mong đợi của người dùng cuối. Ngoài ra vẫn còn một số lý do khác như:

  • Đảm bảo chất lượng phần mềm: UAT giúp đảm bảo rằng phần mềm được kiểm tra bởi người dùng cuối và đáp ứng được các yêu cầu cũng như mong đợi của họ. Điều này giúp đảm bảo chất lượng phần mềm, giảm thiểu số lượng lỗi và vấn đề được phát hiện trong quá trình sử dụng. UAT sẽ là cầu nối giữa người phát triển với người sử dụng.
  • Giảm chi phí và thời gian: Nếu các lỗi và vấn đề không được phát hiện trước khi phần mềm được triển khai, chúng ta sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí để sửa hơn. 
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: User Acceptance Testing giúp đảm bảo rằng phần mềm đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của người dùng cuối. Cải thiện trải nghiệm của người dùng và giúp họ có thể sử dụng phần mềm một cách hiệu quả nhất.
  • Tăng sự tin tưởng từ khách hàng: Việc kiểm tra phần mềm bởi người dùng cuối giúp tăng sự tin tưởng từ khách hàng bởi họ sẽ được thử nghiệm trực tiếp trên sản phẩm.

Tóm lại, User Acceptance Testing sẽ là cách tốt nhất để phát triển, cải tiến phần mềm theo đúng mong muốn của người dùng.

Quy trình Kiểm thử chấp nhận người dùng

Quy trình Kiểm thử chấp nhận người dùng

Để quá trình kiểm thử chấp nhận người dùng (User Acceptance Testing – UAT) được diễn ra theo một trình tự hợp lý, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  1. Xác định yêu cầu ban đầu: Đầu tiên, chúng ta cần xác định và phát triển test scenario (Tình huống kiểm thử) với các tài liệu đặc tả như Project charter (điều lệ dự án); Use case (trường hợp sử dụng); Process flow diagram (sơ đồ quy trình); System requirements specification (tài liệu đặc tả yêu cầu hệ thống)…
  2. Lập kế hoạch kiểm thử UAT: Lập kế hoạch kiểm thử bao gồm Entry và exit criteria, Test scenario, các hoạt động, thời gian (Timeline), người thực hiện, các kịch bản kiểm thử (Test case), các công cụ và tài nguyên cần thiết (Test Data).
  3. Xác định kịch bản kiểm thử: Dựa trên yêu cầu và kế hoạch, chuyên viên sẽ có nhiệm vụ xây dựng các kịch bản kiểm thử.
  4. Chuẩn bị môi trường kiểm thử: Chuẩn bị các phần mềm, phần cứng, cơ sở dữ liệu và các tài liệu liên quan cần thiết cho việc kiểm thử.
  5. Thực hiện kiểm thử UAT: Thực hiện các kịch bản kiểm thử và ghi lại các kết quả. Trong đó bao gồm các lỗi, vấn đề hoặc yêu cầu thay đổi. UAT sẽ được tổ chức trong phòng hội nghị với thời gian dự kiến từ 1-3 ngày tùy số lượng test case.
  6. Ghi nhận kết quả User Acceptance Testing: Đánh giá các kết quả kiểm thử và xử lý các lỗi hoặc vấn đề được phát hiện trong quá trình kiểm thử.
  7. Chấp nhận hoặc từ chối phần mềm: Dựa trên kết quả kiểm thử và đánh giá. Quyết định chấp nhận hoặc từ chối phần mềm để triển khai hoặc đưa vào sử dụng.
  8. Xác nhận chức năng thuộc về sản phẩm cuối cùng.

>>>Có thể bạn quan tâm: Test data là gì? 5 phương pháp hay nhất để quản lý test data

Các kiểu User Acceptance Testing

Dưới đây là một số kiểu kiểm thử chấp nhận người dùng phổ biến nhất hiện nay. Cùng tham khảo để biết nên ứng dụng phương pháp kiểm tra này sao cho hiệu quả.

Các kiểu User Acceptance Testing

Alpha & Beta Testing

Alpha Testing là kiểu kiểm thử User Acceptance Testing đầu tiên, được thực hiện bởi nhóm phát triển trong môi trường nội bộ. Quá trình này sẽ tiến hành trước khi phần mềm được chuyển đến bên ngoài để kiểm tra và đánh giá bởi người dùng cuối.

Khác với Alpha Testing, Beta Testing là kiểu kiểm thử chấp nhận người dùng tiếp theo, được thực hiện bởi người dùng cuối trong một môi trường giả lập hoặc thực tế. Test Beta diễn ra sau khi các lỗi và vấn đề được tìm thấy trong Alpha Testing đã được sửa chữa.

Usersnap

Đây sẽ lại giải pháp hiệu quả hơn để yêu cầu người kiểm tra Alpha và Beta phản hồi. Usersnap là một tiện ích phản hồi đơn giản, dễ sử dụng, cung cấp phản hồi toàn diện về nguyên mẫu phần mềm. Từ đó giúp nhóm QA xác minh được một giải pháp nào đó có thực sự hiệu quả với người dùng hay không. 

Usersnap cho phép người dùng chụp hình ảnh của trang web hoặc ứng dụng mà họ đang sử dụng và gắn thẻ vị trí của lỗi hoặc góp ý trực tiếp vào hình ảnh. Sau đó, Usersnap sẽ tự động lưu trữ và phân loại thông tin. Mục đích chính là để các nhà phát triển, chủ sở hữu trang web/ứng dụng có thể dễ dàng tìm kiếm và giải quyết các vấn đề sau khi thực hiện test User Acceptance Testing.

Ngoài ra, Usersnap cũng cho phép tùy chỉnh và tích hợp với các công cụ quản lý dự án khác như Jira, Trello, Slack, Asana, v.v. để tăng cường tính linh hoạt, hiệu quả quản lý, giám sát phản hồi của người dùng.

Contract Acceptance Testing (CAT)

Contract Acceptance Testing (CAT) là một loại kiểm thử được thực hiện để đảm bảo rằng phần mềm đáp ứng được các yêu cầu trong hợp đồng giữa các bên tham gia. Phương pháp này dùng để xác định tính chính xác và tính hoàn thiện của phần mềm. Đảm bảo rằng phần mềm đã được phát triển đầy đủ, hoàn thành tất cả các yêu cầu của hợp đồng.

Trong quá trình kiểm thử User Acceptance Testing với CAT, nhóm dự án sẽ tạo ra một danh sách gồm có các tiêu chí và thông số kỹ thuật liên quan. Sau đó sử dụng chúng để thiết kế các kịch bản kiểm thử cũng như các trường hợp kiểm thử. Nếu phần mềm không đáp ứng được yêu cầu thỏa thuận trong hợp đồng, các vấn đề sẽ được đưa ra. Cuối cùng các bên tham gia sẽ đàm phán để giải quyết vấn đề đó. 

Việc thực hiện kiểm thử CAT giúp đảm bảo rằng phần mềm được phát triển và triển khai đúng như mong đợi. Giúp giảm thiểu các tranh chấp giữa các bên tham gia.

Regulation Acceptance Testing (RAT)

Đây cũng là một phần quan trọng trong quá trình kiểm thử chấp nhận người dùng. Theo đó, chuyên viên sẽ thực hiện kiểm tra xem phần mềm có tuân thủ các quy định của chính phủ và pháp lý hay không. Loại kiểm thử này thường được áp dụng trong các ngành công nghiệp quy định nghiêm ngặt như ngành y tế, ngành tài chính và ngành công nghiệp chế tạo.

Các bước kiểm thử có thể bao gồm kiểm tra chức năng, kiểm tra hiệu suất, kiểm tra an ninh, bảo mật và một số thao tác khác tùy theo yêu cầu của các tổ chức, chính phủ quy định. 

Operational acceptance testing (OAT)

Operational Acceptance Testing (OAT) là quá trình kiểm tra hoạt động, tính ổn định và tính khả dụng của phần mềm trước khi đưa vào sử dụng. Việc thực hiện kiểm thử OAT giúp đảm bảo rằng phần mềm được triển khai đúng cách và hoạt động một cách ổn định trong môi trường thực tế. 

Kiểm thử OAT thường được thực hiện bởi các kỹ sư kiểm thử độc lập hoặc bởi nhóm người dùng cuối. Họ sẽ đánh giá tính khả dụng và tính hoạt động của phần mềm trong các điều kiện khác nhau rồi đưa ra kết luận về User Acceptance Testing.

Black Box Testing

Black Box Testing có tên tiếng Việt là Kiểm thử hộp đen. Một phương pháp kiểm thử phần mềm được thực hiện bằng cách xem xét các tính năng và chức năng của phần mềm mà không cần biết về cấu trúc bên trong. Vì có chung nguyên tắc như UAT nên Black Box cũng có thể coi như một phần của kiểm tra chấp nhận người dùng.

Trong kiểm thử Black Box, phần mềm được coi như là một “hộp đen” (black box). Khi ấy, người kiểm tra sẽ chỉ cần quan tâm đến đầu vào và đầu ra mà không cần để ý đến cách phần mềm hoạt động bên trong như thế nào. Do đó, phù hợp với cả những người không có nhiều hiểu biết về code. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo đã hiểu rõ về các yêu cầu mà phần mềm phải đáp ứng.

Phương pháp kiểm thử Black Box thường được sử dụng để kiểm tra tính năng và các yêu cầu của phần mềm. Có thể kể đến như độ chính xác của đầu vào và đầu ra, tính đầy đủ và tính đúng đắn của kết quả, hiệu suất và độ tin cậy của phần mềm…

Cách tiến hành User Acceptance Testing thành công

Cách tiến hành User Acceptance Testing thành công

Là một bước quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm nên nếu muốn thực hiện kiểm thử chấp nhận một cách hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý vài vấn đề sau:

  • Nên lên kế hoạch kiểm thử chấp nhận người dùng sớm nhất có thể để tìm ra lỗi và khắc phục kịp thời.
  • Xác định mục tiêu của UAT chính xác và nên có kỳ vọng rõ ràng, đặt ra các yêu cầu,  tiêu chuẩn cần đạt được.
  • Xây dựng nhiều kịch bản test dựa trên các dữ liệu thực tế để đảm bảo sự khách quan và bao quát tất cả tính năng phần mềm.
  • Nên có cái nhìn khách quan của người dùng cuối để đưa ra kết luận.
  • Tạo kế hoạch kiểm thử chi tiết và cụ thể cho từng chức năng của phần mềm. Bao gồm lịch trình, các bước kiểm thử và phương pháp đánh giá.
  • Cần có tài nguyên phần cứng và phần mềm cần thiết để thực hiện kiểm thử.
  • Thực hiện các bước kiểm thử theo kế hoạch đã lập, ghi lại kết quả và các lỗi phát hiện được.
  • Phân loại các lỗi phát hiện được theo độ ưu tiên và tính cấp bách. Xác định lỗi nào cần được sửa chữa trước khi chuyển giao phần mềm cho khách hàng.
  • Lập báo cáo về kết quả kiểm thử, đưa ra các khuyến nghị về cách sửa lỗi và cải thiện phần mềm. Ghi nhận kết quả và học hỏi từ quá trình kiểm thử để cải thiện cho các lần phát triển sau.
  • Cần thực hiện Pre- UAT trong quá trình kiểm thử chất lượng hệ thống.

Kết luận

UAT là quá trình quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm và độ tin cậy của sản phẩm. Giúp tăng tính khả thi, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Để tìm hiểu thêm các kiến thức thú vị khác về nghề kiểm thử, bạn có thể tham gia vào các khóa học Tester của trung tâm Testerpro.vn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone