Những điều NÊN và KHÔNG NÊN đưa vào CV tester

Đinh Thao

Muốn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần có một CV Tester thật ấn tượng. Thế nhưng phải làm như thế nào để gây ấn tượng chỉ trong 1 – 2 trang giấy? Nếu bạn chưa biết nên làm thế nào, vậy thì hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây.

cv tester

Nhà tuyển dụng quan tâm điều gì trong CV Tester

Tester hay chuyên viên, kỹ sư kiểm thử phần mềm là một vị trí không thể thiếu trong quá trình phát triển sản phẩm. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng phần mềm để đảm bảo rằng không gặp bất cứ sai sót nào khi đưa đến tay khách hàng. 

Công việc hàng ngày của tester sẽ luôn bao quanh việc chạy thử nghiệm các phần mềm rồi tìm bug (lỗi). Để làm được điều đó, bạn cần có tư duy logic và khả năng quan sát nhạy bén. Từ đấy mới tìm ra được lỗi phát sinh trong sản phẩm mà nhiều khi Dev không chú ý đến. Với những yêu cầu như vậy thì người kiểm thử sẽ cần phải có tính cẩn thận cao. Đồng thời cần thêm khả năng tư duy logic lẫn khả năng giao tiếp tốt. Do thường xuyên phải làm việc với khách hàng và trao đổi cùng bộ phận phát triển phần mềm. 

Nhà tuyển dụng quan tâm điều gì trong CV Tester

Với đặc trưng công việc như vậy, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến một số vấn đề sau về CV tester.

  • Tính logic trong bố cục, cách sắp xếp các nội dung hay độ cẩn thận của ứng viên trong từng câu chữ.
  • Sự logic khi chọn lọc các thông tin trong cv như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng…
  • Khả năng sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh bởi công việc đòi hỏi làm bằng tiếng anh 100%.
  • Các điểm cộng đối với ứng viên tiềm năng có thể là kinh nghiệm làm việc ngành công nghệ thông tin, người đã có kiến thức nền tảng về tester, đã từng tham gia các khóa học tester.

Những thông tin cơ bản cần có trong CV Tester

Cấu trúc của cv tester xin việc cũng bao gồm những thành phần tương tự như với những ngành nghề khác. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đảm bảo viết đúng và đủ để dễ dàng tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.

Những thông tin cơ bản cần có trong CV Tester

Thông tin cá nhân

Các thông tin không thể thiếu trong một cv xin việc sẽ gồm có: 

  • Họ tên: Viết đầy đủ có dấu hoặc không dấu đối với CV tiếng Anh.
  • Địa chỉ email: Dùng email hay sử dụng cho công việc.
  • Số điện thoại: Bạn nên dùng số chính để NTD dễ dàng liên hệ khi muốn thông báo.

VD thông tin cá nhân trong CV Tester

  • Hoàng Minh Quang
  • Email: minhquang2901@gmail.com
  • SĐT: +84 98xxxxxxx

Mục tiêu nghề nghiệp

Ở phần này, bạn có thể phân chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Hãy viết thật cụ thể để nhà tuyển dụng có thể biết được mong muốn, nguyện vọng cũng như định hướng của bạn trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn đừng quên thể hiện mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp để tạo thiện cảm với bộ phận nhân sự.

VD về mục tiêu nghề nghiệp trong CV Tester

Mục tiêu ngắn hạn:

  • Học hỏi thêm các kỹ năng viết test case, xây dựng test plan cho các dự án kiểm thử thực tế.
  • Củng cố kiến thức, trau dồi kinh nghiệm trong nghề kiểm thử, hoàn thành chứng chỉ CP-SAT bậc nâng cao.

Mục tiêu dài hạn

  • Trở thành Manager Tester sau 3 năm tới.

Học vấn

Chính các kiến thức nền tảng sẽ là tiền đề để áp dụng cho công việc hàng ngày. Do đó, bạn cũng phải chú trọng đến phần này khi viết CV Tester. Những nội dung cơ bản ứng viên không thể bỏ qua gồm có: Tên trường, ngành học, thời gian hoàn thành chương trình đào tạo, kết quả.

VD về học vấn khi viết CV xin việc cho tester:

Trường Đại học FPT Hà Nội

Khoa Công nghệ thông tin

2018-2022

Chứng chỉ tester

Các chứng chỉ học tại trung tâm uy tín sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng so với các ứng viên khác. Theo đó, bạn có thể để chung ở phần học vấn hoặc tách riêng ra cũng được. Nội dung chủ yếu gồm có tên khóa học, Tên trung tâm và thời gian hoàn thành. Càng có nhiều chứng chỉ, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội làm việc tại công ty tuyển dụng. Nhất là với các bạn trái ngành vừa mới chuyển qua nghề kiểm thử. Hãy tận dụng lợi thế này trong CV Tester chưa có kinh nghiệm của chính bạn.

VD về chứng chỉ tester

Khóa học Tester cho người mới bắt đầu, Trung tâm đào tạo Testerprovn, (2022)

Kinh nghiệm làm việc

Đây là một phần vô cùng quan trọng, quyết định thành bại đến 70% thắng lợi ở vòng phỏng vấn cho các ứng viên. Bạn sẽ cần cung cấp một số thông tin cụ thể về công ty, bộ phận, vị trí đảm nhiệm và các công việc đã từng thực hiện. Tuy nhiên, thay vì chỉ ghi chung chung, ứng viên nên cụ thể hóa thành số liệu để nhà tuyển dụng đánh giá được phần nào về kinh nghiệm làm việc trong quá khứ của bạn.

Đối với những bạn trái ngành mới chuyển sang nghề kiểm thử thì bạn lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp với nghề kiểm thử để ghi vào CV. Đó có thể là sự chăm chỉ, tỉ mỉ, chi tiết của nghề kiểm toán, kinh nghiệm làm báo cáo với các chuyên viên phân tích nghiệp vụ kinh doanh và nhiều hơn thế… Hãy tự tin đề cập đến các công việc bạn tin là có khả năng hữu ích cho nghề kiểm thử khi được nhận.

VD về kinh nghiệm làm việc cho CV tester:

Tester Mobile 

BKAV Company

(10-2020 – 08/2022)

  • Đề xuất 60 test plan kèm theo 100 test case cho các dự án thiết kế app mobile
  • Tham gia truy lỗi, tìm bug và phối hợp với phòng phát triển sản phẩm để hoàn thiện các phần mềm.
  • Đảm bảo trải nghiệm người dùng trên các ứng dụng di động trước khi phát hành.

Kỹ năng

Đây cũng là một phần vô cùng quan trọng không nên bỏ qua khi viết cv xin việc tester. Theo đó, bạn nên chia thành 2 phần là:

  • Kỹ năng chuyên môn: Còn được gọi là các kỹ năng cứng. Các kỹ năng này sẽ được nêu cụ thể, chi tiết ngay trong JD và bạn có thể tham khảo.
  • Kỹ năng mềm: Đây sẽ là kỹ năng tạo dấu ấn riêng cho từng ứng viên và cũng được nhiều nhà tuyển dụng để ý đến. Bạn nên ghi đúng, chi tiết để công ty có thể hiểu, nắm bắt được tiềm năng của ứng viên.

Ví dụ về kỹ năng khi viết CV Tester:

Kỹ năng chuyên môn:

  • Nắm vững các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao đối với các nền tảng Maven, TestNG, REST, XLM, Inspector elements cho dịch vụ giao tiếp trên web.
  • Thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình như Java hay C++
  • Viết test case, test plan, báo cáo công việc chi tiết.

Kỹ năng mềm:

  • Cởi mở, hợp tác với đồng nghiệp
  • Có khả năng phân tích vấn đề và phản biện hiệu quả
  • Tư duy logic và nhạy bén.
  • Khả năng tự học tốt.

Lưu ý cần tránh khi viết CV Tester

Ngoài những nội dung cơ bản bên trên, bạn sẽ cần lưu ý thêm vài điểm khi viết CV Tester. Điều đó có thể giúp chúng ta không bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Lưu ý cần tránh khi viết CV

Trình bày thiếu chuyên nghiệp

Điều này sẽ khiến bộ phận nhân sự đánh giá phần nào về tính cách và thái độ làm việc của ứng viên. Vì vậy nên bạn cần đầu tư thời gian để làm CV thật chỉn chu trước khi nộp cho đơn vị tuyển dụng.

Sai chính tả

Nếu gặp lỗi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không cẩn thận, thiếu chuyên nghiệp, tỉ mỉ. Điều đó sẽ rất bất lợi khi ứng tuyển vị trí đòi hỏi sự cẩn thận như với Tester.

Sai ngữ pháp Tiếng Anh

Việc viết CV Tester bằng tiếng Anh sẽ là một điểm cộng. Tuy nhiên, sẽ rất tai hại nếu bạn viết sai ngữ pháp. Bởi vì nó thể hiện sự thiếu chỉn chu và sự nghiêm túc với công việc kiểm thử. Vì thế, ứng viên cần kiểm tra lại thật kỹ trước khi nhấn submit CV Tester tiếng Anh của mình.

Sai ngữ pháp Tiếng Anh

Sai thông tin trong CV Tester

Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng khó lòng liên lạc với bạn ngay cả khi trúng tuyển. Bên cạnh đó, việc ghi thêm những nội dung không đúng sự thật về năng lực bản thân sẽ khiến bạn bị đánh giá là thiếu trung thực. Bạn cũng nên tránh sử dụng ngôn từ quá hoa mỹ, bóng bẩy nhưng nghe thật sáo rỗng như “nổi bật”, “tuyệt vời”, “to lớn”…  

CV quá dài dòng

CV ngắn gọn, đủ ý sẽ trông chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Nhất là khi con người đang có xu hướng tiêu thụ những thông tin ngắn như hiện tại. Vì thế, lời khuyên tiếp theo là bạn nên tránh viết những đoạn văn dài. Mỗi đoạn chỉ nên từ 3-4 dòng và không cần diễn giải quá dài dòng. Đặc biệt, không nên viết CV dài quá 3 trang bởi điều đó sẽ khiến người đọc bị xao nhãng, nhàm chán khi xem nội dung dàn trải quá nhiều.

Email không phù hợp

Nếu bạn vẫn đang sử dụng những địa chỉ email có nhiều ký tự đặc biệt hay các biệt danh thì lời khuyên ở đây là nên lập email mới cho công việc. Điều đó sẽ giúp bạn không bị đánh giá là kém chuyên nghiệp mà còn còn có thêm thiện cảm của NTD.

Hãy viết những điều bạn sẽ làm được

Ở phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên đưa ra những gì bản thân sẽ “làm được” thay vì những gì muốn “được nhận”. Điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt hơn về bạn bởi đây là những thứ họ mong muốn ở một ứng viên.

Tránh đưa thông tin mơ hồ trong CV Tester

Thay vì đưa các thông tin mô tả công việc đơn thuần mà bất cứ ai cũng có thể đoán được về một ngành nghề dựa trên hiểu biết của họ. Các ứng viên nên cụ thể hóa kết quả và thành tựu đạt được. Ví dụ như bạn đã thực hiện được bao nhiêu test case trong quá khứ, hiệu suất công việc hay các thành tích được team vinh danh… 

Nên hạn chế các thông tin quá cá nhân

Ngoài họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ Email, ứng viên không nên đưa vào thông tin quá riêng tư nhiều chiều cao, cân nặng, tôn giáo hay các sở thích cá nhân. Thay vào đó, bạn nên tập trung hơn cả vào phần kỹ năng, kinh nghiệm bởi đây là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất.

Tham khảo 3 mẫu CV Tester chinh phục nhà tuyển dụng

Dưới đây là 3 mẫu CV Tester giúp bạn hạ gục nhà tuyển dụng chỉ trong một nốt nhạc. Tham khảo ngay nếu chưa biết nên gây ấn tượng như thế nào.

 Tham khảo 3 mẫu CV Tester chinh phục nhà tuyển dụng

Tham khảo 3 mẫu CV Tester chinh phục nhà tuyển dụng

cv tester

Viết CV Tester với nội dung chỉn chu, có điểm nhấn sẽ giúp bạn nhanh chóng chinh phục được nhà tuyển dụng. Đây cũng là cánh cửa dẫn lối đưa bạn đến với thành công trong nghề kiểm thử. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua bất cứ lưu ý nào đã được chúng tôi chia sẻ ở trên nhé. Thêm vào đó, hãy truy cập Website của Testerpro để học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, bổ ích hơn.

 Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Tester mới nhất 2023 và cách trả lời

5/5 - (4 bình chọn)
Từ khóa:
Bình luận
Icon Phone