Rất nhiều người nhiều bạn trẻ đặt ra câu hỏi là: Nghề Tester là gì? Kiểm thử phần mềm là gì? Liệu mình chưa học nó thì có thể bắt đầu được không hay nó có khó không? Liều nghề này có tương lai không, có tiềm năng không? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tương lai nghề tester sẽ như nào nhé.
Tester là gì?
Tester là người kiểm thử phần mềm để tìm kiếm các lỗi, sai sót, hay bất cứ vấn đề nào mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm.
Công việc chính của Tester là đảm bảo chất lượng phần mềm, kiểm tra để phát hiện các lỗi đang tồn tại trước khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tùy thuộc vào dự án cũng như công ty mà vai trò của tester sâu đến mức nào.
Phân loại nghề tester
Kiểm thử thủ công: Đó là tester sẽ làm mọi công việc hoàn toàn bằng tay, từ viết test case cho đến thực hiện test, mọi thao tác như nhập điều kiện đầu vào. Hay đó là việc quan sát kết quả thực tế, sau đó so sánh kết quả thực tế với các kết quả mong muốn trong test case, điền kết quả test hoàn toàn bằng thủ công không có một công cụ trợ giúp nào cả.
Kiểm thử tự động: Kiểm thử phần mềm tự động là việc thực hiện kiểm thử phần mềm bằng một chương trình đặc biệt với rất ít hoặc sẽ không có sự tương tác của con người. Công cụ kiểm thử tự động có thể lấy các dữ liệu từ file bên ngoài (excel, csv…) nhập vào ứng dụng, so sánh kết quả mong đợi (từ file excel, csv…) với kết quả thực tế sau đó xuất ra báo cáo kết quả kiểm thử. Kiểm thử tự động hỗ trợ bạn thực hiện test nhanh chóng và thực hiện các ca test khó không thực hiện được bằng tay.
Kiểm thử bảo mật: Là kiểm thử phần mềm giúp đảm bảo hệ thống ứng dụng và các phần mềm được bảo vệ an toàn khỏi các mối đe dọa hay bất cứ mối nguy hiểm dẫn đến các tổn thất. Xác định các mối đe dọa đo lường các mối họa tiềm ẩn để cho hệ thống không ngừng hoạt động hay bị khai thác ngoài ý muốn.
Công việc thường ngày của Tester
Giống với tên gọi thì công việc thường ngày của Tester chính là kiểm tra sản phẩm, dự án phần mềm, tìm và phát hiện lỗi trước khi giao sản phẩm tới tay khác hàng.
Hiểu đơn giản thì công việc của Tester là cho chạy thử phần mềm, kiểm tra chất lượng phần mềm từ đó so sánh kết quả đạt được trong thực tế và trên dự kiến dựa vào các điều kiện như Defects, Bugs, Errors…..
Ngoài ra, tester còn phải kiêm nhiệm luôn vị trí công việc như:
- Tự xác minh và thẩm định lại kết quả đạt được đã đúng so với yêu cầu của khách hàng hay chưa. Đáp ứng đủ các yêu cầu về kỹ thuật chưa?
- Hỗ trợ Develops hoàn thiện các chi tiết trong phần mềm để dự án được hoàn chỉnh cả về chất lượng và số lượng.
Chính vì thế, đây là bộ phận không thể thiếu giúp kiểm ra chất lượng của dự án phần mềm từ đó hạn chế phát sinh lỗi và rủi ro trước khi giao sản phẩm đến tay khách hàng.
Tương lai nghề tester qua từng giai đoạn
Bắt đầu
Bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm, mong muốn làm trong lĩnh vực Tester thì trong khoảng 2 năm đầu bạn được coi là ‘Junior Tester’ bạn có trách nhiệm thực hiện: Nắm được Test Process, thành thạo việc Test case, tham gia vào dự án và đưa ra ý kiến đóng góp cho dự án, báo cáo các lỗi, thực hiện các trường thử nghiệm,…
Từng bước phát triển
Sau 2-4 năm làm junior bạn tích lũy được vốn kinh nghiệm , hiểu được các quy trình kiểm thử, quy trình sản xuất phần mềm,hiểu rõ về phần mềm được xây dựng cũng như cải thiện được kỹ năng, khả năng giao tiếp của bạn sẽ chuyển dần sang cấp độ Senior Tester với nhiều trách nhiệm hơn
– Thực hiện các phiên kiểm thử phức tạp, Phân tích và thực hiện test Automation framework
– Báo cáo lỗi / khiếm khuyết
– Test Design: Thiết kế trường hợp thử nghiệm (test case) hoàn chỉnh
– Tham gia sâu hơn vào dự án để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Trở thành Test Leader / Test Manager / Test Designer
Test leader/manager cần không chỉ cần chuyên môn và kinh nghiệm mà còn khả năng quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp trong team, với các team khác và với khách hàng
- Hướng dẫn, phân tích, thiết kế và thực hiện các trường hợp thử nghiệm
- Theo dõi, đo lường, kiểm soát và báo cáo về tiến độ kiểm thử, tình trạng chất lượng sản phẩm và kết quả kiểm tra
- Đảm nhiệm vai trò quản lý, điều phối team
- Trao đổi thông tin, giải trình kế hoạch kiểm thử và gửi báo cáo cho khách hàng
Trở thành QA/QA Leader/QA Manager
QA (Quality Assurance) là bộ phận kiểm soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm. QA đóng vai trò chỉ huy và trực tiếp chịu trách nhiệm về toàn bộ tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra, phương pháp kiểm tra để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
- Phân tích yêu cầu dự án từ đó đề xuất, xây dựng quy trình phát triển sản phẩm phần mềm (Agile, V-model, TDD hay Iterative).
- Xây dựng các bộ tài liệu tiêu chuẩn, biểu mẫu, hướng dẫn cho các bộ phận (technical, testing, design team).
- Thực hiện kế hoạch kiểm tra, phương pháp, quy trình theo sát tiến độ dự án và quá trình phát triển sản phẩm.
- Phối hợp với các testers, senior testers để đảm bảo chất lượng thử nghiệm và báo lỗi trong suốt quá trình kiểm thử.
- Tiếp nhận các ý kiến phản hồi để cải tiến quy trình.
Những kỹ năng cần thiết để trở thành Tester
Nếu bạn muốn trở thành Tester chuyên nghiệp thì dưới đây là 1 trong kỹ năng quan trong và cần thiết bạn không nên bỏ qua:
Kỹ năng phân tích
Phân tích chính là kỹ năng cần thiết tỏng bất kỳ lĩnh vực nào để hoàn thành các nhiệm vụ của công việc. Với Tester cũng vậy, bạn phải biết phân tích để chia nhỏ phần mềm lớn thành chi tiết nhỏ, từ đó mới có thể hiểu rõ được các yếu tố riêng lẻ có trong dự án.
Kỹ năng cầu tiến, học hỏi
Một người yêu công việc là người sẵn sàng tìm hiểu và trau dồi thêm kiến thức có liên quan để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.
Bên cạnh đó, có nhiều kiến thức và kỹ năng bạn sẽ phải tự học trong quá trình làm việc mà không có bất kỳ trường lớp nào truyền đạt tới bạn hết tất cả các kỹ năng đó. Chính vì thế, để trở thành Tester chuyên nghiệp thì phần lớn các kiến thức bạn phải tự học từ công việc, từ đồng nghiệp hoặc từ những thất bại trong các dự án bạn từng tham gia…..
Kỹ năng giao tiếp
Với 1 dự án bất kỳ thì chắc chắn sẽ không thể hoàn thiện bởi một cá nhân mà nó cần hỗ trợ từ nhiều người trong đội nhóm. Để công việc được hoàn thiện đúng tiến độ thì đòi hỏi bạn phải biết hợp tác và làm việc với thành viên trong nhóm, do đó kỹ năng giao tiếp chính là yếu tố rất quan trọng.
Biết giao tiếp sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi cung cấp các thông tin, báo cáo về công việc đã thực hiện. Nếu bạn không giỏi giao tiếp thì quá trình truyền đạt thông tin trở nên khó khăn và đồng nghiệp cũng khó có thể hiểu được nội dung bạn muốn nói.
Kỹ năng làm việc nhóm
Đây là kỹ năng sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển bản thân, khi bạn kỹ năng làm việc nhóm tốt thì bạn mới có thể dễ dàng kết nối được với đồng nghiệp và các thành viên trong nhóm, đặc biệt là Developers.
Hơn thế nữa, Tester luôn được xem là bộ phận kết nối giữa người sử dụng và nhà phát triển dự án, vì thế khi sản phẩm được kiểm tra kỹ về chất lượng và số lượng thì sản phẩm đến tay khách hàng sẽ chỉnh chu và hoàn thiện nhất.
Ngoài các kỹ năng trên thì Tester cũng nên biết thêm về thiết kế, giao tiếp bằng tiếng anh, luôn cẩn thận, linh hoạt và tỉ mỉ. Do đó, không khó để trở thành 1 tester giỏi mà quan trọng là bạn có sẵn sàng học hỏi mọi kỹ năng cần thiết trên hay không.
Để làm Tester cần học gì?
Tester là vị trí quan trọng hiện nay, nhưng hầu như các kiến thức và kỹ năng cần thiết của lĩnh vực này lại chưa được đào tạo sâu tạo các trường đại học. Vì thế, nếu bạn quyết tâm theo đuổi ngành này thì bạn phải tự học trong các video hướng dẫn trên nền tảng Internet hoặc có thể đăng ký thêm khóa học ngắn ngay tại nhà. Nhưng dù có học bằng phương pháp nào thì những kiến thức sau đây bạn nên nắm vững:
Sử dụng thành thạo máy tính
Máy tính là công cụ làm việc không thể thiếu hiện nay với tất cả các lĩnh vực. Với Tester cũng vậy bạn nên biết cách sử dụng máy tính cơ bản như cài đặt phần mềm hoặc cài đặt các ứng dụng cần thiết trong công việc.
Đặc biệt, việc kiểm tra các phần mềm, sản phẩm hoặc ứng dụng hầu hết đều phải thông qua công cụ hỗ trợ trên máy tính, vì thế việc sử dụng thành thạo công cụ này chính là điểm cộng lớn quyết định tới hiệu quả công việc của bạn.
Thành thạo tin học văn phòng
Ngoài word, excel thì các công cụ trong bộ Office 365 rất quan trọng đối với tester, nó giúp bạn có thể làm các báo cáo công việc liên quan hoặc lên kế hoạch cụ thể để hoàn thành tốt nhất các công việc được giao.
Các kiến thức liên quan tới lập trình
Nếu bạn theo học chuyên ngành công nghệ thông tin trong các trường đại học thì đây là lợi thế lớn của bạn vì trong quá trình học bạn đã được học các kiến thức cơ bản về hệ thống ngôn ngữ lập trình.
Bên cạnh đó, đó là các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu như CSS/HTML/SQL…… đây sẽ là yếu tố giúp quá trình test code trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn.
Thêm vào đó là các kiến thức chuyên sâu có liên quan trực tiếp tới quá trình làm việc như:
- Nắm được rõ về khái niệm Tester
- Biết được vai trò và tầm quan trọng của kiểm thử.
- Quá trình kiểm thử và các giai đoạn chính
- Vòng đời của kiểm thử.
- Khái niệm có liên quan tới QA, QC
- Cấp độ kiểm thử và kiểm tra trong quá trình kiểm thử.
Ngoài ra, bạn cũng nên nắm rõ Description bugs – mô tả lỗi, đây là việc mô tả quá trình thực hiện kiểm thử đến khách hàng và bộ phận Develops. Khi này quá trình kiểm tra trải qua 4 bước chính:
- Summary – tiêu đề, tóm tắt về giai đoạn kiểm tra.
- Bugs Step – các bước thực hiện .
- Actual Step – thực trạng kiểm tra.
- Expected Step – kết luận và báo cáo.
Tiềm năng của nghề Tester trong tương lai
Có nhu cầu tuyển dụng cao
Hiện nay các bạn trẻ học công nghệ thông tin xong hầu hết là đi theo xu hướng là lập trình viên vì đó là nghề vô cùng rộng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực tester, theo như thống kê thì ở nước ngoài 1 lập trình viên thì có từ 3-5 tester còn ở Việt Nam thì 3 lập trình mới có một tester. Như vậy ở Việt Nam tester đang có cơ hội việc làm vô cùng cao nhất là đối với các bạn trẻ, sinh viên mới ra trường, những bạn sáng tạo, nhiệt huyết với nghề.
Đặc biệt nghề này có quy định về nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến rõ ràng tester càng nhiều kinh nghiệm thì lại càng được quan tâm và chú trọng.
Tester là nghề không có tuổi
Có thể thấy rằng đối với nghề lập trình sự nhạy bén của tuổi trẻ rất quan trọng, tuy nhiên đối với nghề Tester thì kinh nghiệm đã được tích lũy nhiều năm mới là điều quan trọng nhất.
Nếu như một người Tester giỏi tiếng anh thì lại càng có nhiều cơ hội tham gia các dự án outsourcing của nước ngoài với mức lương rất cao. Hoặc làm việc ở các nước phát triển như: canada, Nhật, Mỹ.
Có quy định về nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến rõ ràng theo quy trình mà mình giới thiệu bên trên, bạn càng có nhiều kinh nghiệm và năng lực thì cơ hội thăng tiến của bạn càng tốt.
Thu nhập của Tester
Đối với các bạn trẻ, mới ra trường thông thường lương khởi điểm là 7-8 triệu nhưng đừng quá nóng vội vì chỉ cần bạn có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên thì mức lương của bạn sẽ tăng từ 12-15tr và bạn sẽ có cơ hội thử việc ở nhiều công ty, dự án khác nhau. Nếu bạn có vốn tiếng anh hoặc tiếng nhật thì bạn tự tin ứng tuyển vào các công ty nước ngoài và offer với mức lương từ 15-25tr tùy theo kinh nghiệm.
Mình tổng kết lại cho các bạn kinh nghiệm cần có để tester có mức lương cao, trở thành tester chuyên nghiệp:
- Có khả năng sáng tạo.
- Biết phân tích yêu cầu khách hàng, hiểu được phần mềm mình test.
- Vốn tiếng anh hoặc tiếng nhật tốt để đọc được tài liệu yêu cầu.
- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ, niềm đam mê.
Như vậy qua bài viết trên các bạn có thể thấy rằng tương lai nghề tester trong năm 2023 và các năm sắp tới là vô cùng phát triển. Thế nên bạn còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký ngay cho mình một khóa học kiểm thử phần mềm ngay bây giờ!