Cơ hội việc làm cho những công việc liên quan đến ngành công nghệ thông tin ngày càng mở rộng và dồi dào. Trong đó có ngành kiểm thử phần mềm đang rất HOT với nhu cầu nhân lực khan hiếm. Tester là gì. Nghề Tester cần học những gì? Tham khảo ngay trong nội dung bài viết của Testerpro chúng tôi.
Nói đến công nghệ là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến nghề lập trình viên, phát triển phần mềm, quản trị mạng, thiết kế web,… Tuy nhiên có một nghề khá mới mẻ có tiềm năng phát triển mà ít người biết đến. Đó chính là tester. Vậy muốn làm tester thì cần học những gì?
Những công việc của một tester
Tester là người kiểm thử phần mềm có công việc chính là kiểm tra để phát hiện các lỗi. Đồng thời đảm bảo chất lượng của các phần mềm trước khi đưa đến tay khách hàng.
Tester thường được chia ra thành hai hướng là Manual test và Automation test.
– Manual testing hay còn được gọi là kiểm thử thủ công. Nó phù hợp với những người mới bắt đầu công việc tester vì bạn sẽ không cần phải có quá nhiều kiến thức về code. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải biết về các kiến thức liên quan và có tư duy khi tìm lỗi.
– Automation testing còn được gọi là kiểm thử động. Phương thức này được kiểm thử dựa trên các công cụ hỗ trợ tự động. Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang làm lập trình viên và muốn chuyển sang làm Tester. Họ sẽ viết code để thực hiện các kiểm tra theo cách tự động vì thế mà phương pháp này yêu cầu người kiểm thử phải biết về code. Người làm kiểm thử tự động không nhất thiết là phải nắm vững kiến thức như Test Manual. Thay vào đó là cần phải biết về các công cụ tự động hỗ trợ và có thể làm việc trên nhiều loại ngôn ngữ lập trình.
Làm Tester cần học những gì?
Đối với bất kể một công việc nào cũng vậy, muốn làm tốt thì trước hết chúng ta phải tự biết trau dồi kiến thức và kỹ năng. Với nghề tester cũng không phải là ngoại lệ. Để làm Tester cần học gì? Tất nhiên là những kiến thức cơ bản như cài đặt phần mềm hay những kiến thức nền tảng xoay quanh máy tính. Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về các loại ngôn ngữ lập trình. Học cách sử dụng mạng internet và các ứng dụng liên quan.
Bạn cần phải có một nền kiến thức cơ bản nhất khi bạn học tập và đào tạo tại các trung tâm hay các trường cao đẳng, đại học. Vì kiến thức ở giáo trình cũng khá đầy đủ nên sẽ giúp ích cho bạn khi ra trường. Ngoài việc nắm vững kiến thức liên quan khi còn đang đi học, bạn có thể học thêm một khóa học chuyên đào tạo tester nữa sau khi tốt nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn có thể tự tin hơn khi đi phỏng vấn xin việc.
Tester có cần biết lập trình không? Câu trả lời là có. Ngoài lập trình, bạn sẽ cần trang bị thêm nhiều kiến thức khác.
Kiến thức chung
- Kiến thức liên quan đến máy tính như tin học văn phòng, internet, các phần mềm và cách cài đặt,…
- Các kiến thức về lập trình như ngôn ngữ lập trình. Có thể viết và chỉnh sửa được code cơ bản,…
- Các kiến thức tổng hợp của tester như các định nghĩa và các thuật ngữ liên quan đến Tester, quy trình kiểm thử phần mềm…
- Nghiên cứu về vai trò của Software Testing.
- Tìm hiểu về vòng đời phát triển của phần mềm, Software Test life cycle, Defect Life Cycle, Quality Assurance vs, Quality control và Verification vs Validation.
- Tìm hiểu các mức độ của kiểm thử từ thấp cho đến cao và các loại kiểm thử.
Kiến thức về Manual test
- Create a Test Plan: Thiết lập một nhóm test và cách viết test plan.
- Design Test case: Tạo và viết ra test case
- Test Design Techniques: Sử dụng các kỹ thuật liên quan một cách tối ưu nhất. Trong đó gồm có Dynamic Testing (kiểm thử động) và Static Testing (kiểm thử tĩnh).
- Test reporting, Daily status reports: viết báo cáo sao quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Defect management: Học cách quản lý và báo cáo một bug cũng và cách sử dụng các công cụ kiểm tra thông dụng như Jira, Mantis. Bugzilla, Application Lifecycle Management (ALM).
- Mobile application testing: Cài đặt và kiểm tra các ứng dụng mobile.
- Windows, Website testing & Tools support: Kiểm tra một ứng dụng desktop hay một trang web đồng thời giả lập các trình duyệt tương ứng.
- Risk based testing process and implementation: Đưa ra được những đánh giá về rủi ro trong kiểm thử,
- Coding: Thành thạo một trong các ngôn ngữ lập trình cơ bản như SQL, HTML, CSS.
Kiến thức về Automation test
Automation test là quá trình tự động thực hiện một test case thông qua các phần mềm. Từ đó, tìm ra lỗi để sửa và làm ra sản phẩm tốt nhất. Các kiến thức liên quan đến Automation test không thể không học gồm có:
- Tìm hiểu thêm về hai ngôn ngữ lập trình: Java, C# (.Net). Đây là hai ngôn ngữ thường được sử dụng trong kiểm thử tự động.
- Học thêm về các công cụ kiểm thử tự động phổ biến: Ranorex, Selenium, Appium, TestComplete.
- Biết cách sử dụng các công cụ kiểm thử khác: Jmeter, SoapUI cũng nên được chú ý trong quá trình học tester.
- Hiểu rõ về HTLM, CSS và Xpath: Nhận dạng đúng đối tượng cần thao tác để tăng độ chính xác của các Test Script.
- Tìm hiểu và học hỏi các kiến thức về Database: Tìm hiểu cấu trúc dữ liệu, cách truy vấn hay lỗi liên quan đến ràng buộc dữ liệu.
Nên học tester ở đâu là hiệu quả?
Có rất nhiều cách để bạn có thể học tester được hiệu quả. Tuy nhiên bạn có thể thử một trong ba cách đơn giản nhất dưới đây:
Tự học
Đây là phương pháp học Tester tiết kiệm nhất bởi bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn miễn phí. Thường những ai đã biết hoặc đã học về công nghệ thông tin rồi thì việc tự học sẽ diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không có một lộ trình rõ ràng và bài bản thì rất dễ đi vào ngõ cụt. Và thực tế là có rất nhiều người không xác định được học gì để làm Tester. Điều đó vô hình khiến họ cảm thấy chán nản vì học sai cách. Bởi vậy, nếu muốn tự học, bạn nên tìm cho mình một Mentor để học hỏi theo. Đặc biệt, cần phải kiên trì theo đuổi lựa chọn của bản thân.
Học theo nhóm
Đây là phương pháp học khá linh động về thời gian, phù hợp cho rất nhiều đối tượng. Theo đó, bạn có thể tham gia các group dành cho Tester. Tại đây, sẽ có cả các Tester chuyên nghiệp với kinh nghiệm đầy mình. Họ sẵn sàng chia sẻ kiến thức, những bài học xương máu mà bạn sẽ mất nhiều thời gian nếu tự tìm hiểu.
Học ở các trung tâm
Nếu bạn chưa có các kế hoạch học làm Tester cụ thể và chưa có hiểu biết nhiều. Vậy thì có thể đăng ký học tại các trung tâm có chất lượng giảng dạy uy tín. Đơn cử như Testerpro.vn – chúng tôi là đơn vị chuyên đào tạo Tester chuyên nghiệp từ cơ bản đến nâng cao. Nơi học viên sẽ được tiếp xúc với kho tri thức khổng lồ, được học và thực hành với các dự án thực tế. Đặc biệt là có nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi hoàn thành xong khóa học. Vậy thì bạn còn chờ đợi điều gì mà không nhanh tay đăng ký để nhận khuyến mãi ngay bây giờ!
Nếu bạn có đam mê với nghề tester thì hãy tìm hiểu thật kỹ những vấn đề xoay quanh như làm tester cần học những gì? học tester ở đâu và các phương pháp học tester,… Hãy chọn cho mình những hướng đi tốt nhất để có những thành công vang dội trong tương lai.
>>> Xem thêm: Hướng đi của ngành công nghệ thông tin